Thực trạng quản lý hoạt động của sinh viên

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động của sinh viên

2.2.3.1. Quản lý tuyển sinh đầu vào

Tuyển sinh luôn là khấu đầu tiên trong công tác đào tạo của nhà trường, nó rấ quan trọng vì nếu tuyển sinh được thí sinh thì nhà trường mới tồn tại được. Một nhà trường phát triển được phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyển sinh. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn nguyên nhân vì sự cạnh tranh của các trường ngày càng cao, nhiều trường xuất hiện và nhiều hình thức tuyển sinh ra đời. Trong tình hình tuyển sinh khó khăn như vậy, trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật có rất nhiều hình thức tuyển sinh khá thu hút, vì vậy vẫn đảm bảo được số lượng tuyển sinh đầu vào.

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý tuyển sinh đầu vào

TT Nội dung đánh giá Mức độ thực hiện

SL % SL % SL %

1 Thực hiện kế hoạch tuyển

sinh 56 75.7 14 18.9 4 5.4

2 Hình thức tuyển sinh 67 90.5 5 6.8 2 2.7

3 Maketing tuyển sinh 16 21.6 32 43.2 26 35.2

Biểu đồ2.6. Đánh giá thực trạng quản lý tuyển sinh đầu vào

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy: Trong qua trình làm công tác tuyển sinh đầu vào của trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật thì cá khâu trong quá trình tuyển sinh đạt được chưa thật sự tốt. Đặc biệt là khâu Marketing xếp loại tốt chỉ đạt 21.6% còn lại là trung bình và chưa tốt. Điều này cho thấy trong khâu tuyển sinh đội ngũ làm công tác tuyển sinh chưa tận dụng hết thế mạnh của trường để quảng bá và giới thiệu cho đối tượng học sinh sinh viên, vì vậy sức hút của trường chưa cao và chưa tạo được sự lan tỏa rộng, mặc dù trường có thế mạnh về khối ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật. Vì vậy cần có biện pháp tuyển sinh phù hợp để tạo được sức hút cho các thế hệ HSSV.

Trường cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật quản lý tổ chức kiểm tra và thi qua các kì học, năm học.

Để đánh giá thực trạng về hoạt động này, tôi đưa ra bảng hỏi với các nọi dung như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng về quản lý kết quả học tập thông qua kiểm tra, thi kết thúc cuối năm

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Đề thi, đề kiểm tra sát với

chương trình 56 75.7 12 16.2 6 8.1

2

Rút được kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học

13 17.6 33 44.6 28 37.8

3

Thường xuyên cập nhật đề thi, đề kiểm tra cho các khoa

68 91.9 4 5.4 2 2.7

4

Qui định ngày kiểm tra và ngày thi hợp lý so với thời gian đào tạo

70 94.6 4 5.4 0 0

5

Tổ chức nghiêm túc các buổi kiểm tra và buổi thi cuối năm

Biêu đồ 2.7. Đánh giá về việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc cuối năm

Đề thi, đề kiểm tra sát với chương trình, xếp loại tốt đạt 75.7%, loại Trung bình đạt 16.2%, loại chưa tốt chỉ chiếm 8.1%

Rút được kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học, xếp loại tốt đạt 17.6%, loại trung bình đạt 44.6%, còn lại là loại chưa tốt.

Thường xuyên cập nhật đề thi, đề kiểm tra cho các khoa, loại tốt chiếm 91.1%, loại trung bình chiếm 5.7%, còn loại chưa tốt chiếm 2.7%.

Qui định ngày kiểm tra và ngày thi hợp lý so với thời gian đào tạo, loại tốt chiếm 94.6 %, loại trung bình chiếm 5.4%.

Tổ chức nghiêm túc các buổi kiểm tra và buổi thi cuối năm, loại tốt chiếm 31.0%, loại trung bình 33.8%, còn lại là loại chưa tốt chiếm tới 35.1%

Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy: Trường cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật đã có nhận thức tốt và đúng đắn trong hoạt động quản lý

qui định đúng thời gian kiểm tra và thi rất hợp lý và thường xuyên cập nhật đề thi mới tiến bộ cho các khoa. Đây là 02 nọi dung thực hiện rất tốt của khâu quản lý này. Tuy nhiên, khâu rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức nghiêm túc các buổi kiểm tra và buổi thi thì chưa đạt hiệu quả cao, và điều đó cho thấy đối với những giảng viên và cán bộ coi thi thiếu sự nhiệt tình, việc tăng cường kiểm tra đôi khi để họ phải dạy chứ không có mục đích điều chỉnh hoạt động dạy và học có hiệu quả hơn.Vì thế giảng viên cần được bồi dưỡng để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường thời gian kiểm tra các kỹ năng tư duy và thực hành của Sinh viên, nhằm tạo ra thói quen thực hành và kỹ năng cần thiết. Đồng thời cần phải quan tâm tìm ra biện pháp để thu hút sinh viên tham dự đầy đủ các bài kiểm tra.

2.2.3.3. Quản lý kết quả cuối cùng và kết quả cấp bằng tốt nghiệp

Trường cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật căn cứ vào yêu cầu của Bộ DG&ĐT về trình độ của mỗi chuyên ngành để xây dựng kế hoạch và chuẩn đánh giá kết quả học tập cuối khóa và cấp bằng tốt nghiệp bằng điểm số, thống nhất về các yêu cầu cần đạt được của mỗi sinh viên qua các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, khách quan.

Để đánh giá được kết quả học tập sau mỗi khóa học, sinh viên phải hoàn thiện đầy đủ các môn học của tất cả các kỳ trước đó. Thông qua bảng điểm của các kỳ học, năm học để hoàn thiện bảng điểm cuối khóa học của các khoa.

Tiến hành khảo sát thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học tập cuối khóa và cấp phát văn bằng tốt nghiệp tôi đã thu lại được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng việc quản lý kết quả học tập cuối khóa và cấp phát văn bằng tốt nghiệp tại CNC

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL %

1

Đánh giá khách quan, đúng chất lượng học tập của sinh viên

13 17.6 33 44.6 28 37.8

2 Đánh giá được tiếp thu tri

thức thầy cô truyền đạt 23 31.1 32 43.2 17 22.7 3 Đánh giá được kỹ năng

thực hành 12 16.2 22 29.7 40 54.1

4

Quản lý việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp chỉ do Bộ GD&ĐT cấp

72 97.3 2 2.7 0 0

Biểu đồ 2.8. Đánh giá thực trạng việc quản lý kết quả học tập cuối khóa và cấp phát văn bằng tốt nghiệp tại CNC

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Đánh giá khách quan, đúng chất lượng học tập của sinh viên xếp loại tốt đạt: 17.6 %; Xếp loại trung bình đạt: 44.6%, còn lại là xếp loại chưa tốt chiếm 37.8%

Nội dung đánh giá việc tiếp thu tri thức thầy cô truyền đạt thig xếp loại tốt chiếm 31.1 %; loại trung bình chiếm 43.2 %, còn lại là loại chưa tốt chiếm 223.7%.

Nội dung đánh giá được kỹ năng thực hành: Loại tốt đạt 16.2 %; loại trung bình đạt 29.7%, còn lại là loại chưa tốt đạt 54.1%

Quản lý việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp chỉ do Bộ GD&ĐT cấp, xếp loại tốt đạt 97,3%, loại trung bình đạt 2.7%, không có loại chưa tốt.

Qua kết quả trên cho thấy quản lý việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp do Bộ GD &ĐT là rất tốt, thể hiện được ý thức chấp hành nghiêm chỉnh của bộ phận chủ quản. Tuy nhiên, việc đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên thì mức độ đạt tốt còn thấp, điều đó cho thấy kỹ năng thực hành của sinh viên là khâu yếu nhất. Sự yếu kém này do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số GV chưa nghiêm túc trong lúc coi thi, chấm bài còn qua loa, không làm hết bổn phận và khi giảng dạy thì dàn trải quá nhiều lý thuyết mà lồng ghép ít thời gian thực hành. Họ thật sự chưa nhận thức được việc đánh giá kết quả thiếu chính xác sẽ tạo nên sản phẩm là những sinh viên không đủ trình độ, thiếu năng lực. Hay nói cách khác việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên là cái mốc mà người học cũng như người phải dạy phải cũng nhau vượt qua để đi tới một mốc cao hơn. Đó cũng là một chuẩn để người học từ đó xây dựng cho mình một kế hoạch học tối ưu. Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục vấn đề này.

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w