Biện pháp 2: Quản lý nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý nội dung đào tạo

3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp:

Mục tiêu của biện pháp là nhằm thực hiện đúng, đủ chương trình đào tạo, tránh tình trạng cắt xén chương trình. Đồng thời thông qua việc quản lý nội dung chương trình này để cải thiện và chỉnh sửa những nội dung chương trình đào tạo cho cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.

3.2.2.2.Nội dung thực hiện biện pháp:

Nắm bắt đầy đủ số lượng các môn học của từng khoa, số tín chỉ của từng môn và số tín được tiến hành trong từng kỳ học.

Phân bổ và xếp lịch học cho từng kỳ phù hợp với từng khoa từng kỳ học và từng năm học

Theo dõi và giám sát việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên để đối chiếu với thời lượng chương trình được quy định sẵn. Sỡ dĩ như vậy bởi vì trong quá trình phân môn đào tạo có những giáo viên tuân thủ đúng sự phân công về chương trình đào tạo nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số giáo viên tự ý thực hiện theo ý mình, không thực hiện theo sự phân công của cán bộ quản lý.

Hằng năm cập nhật lại chương trình đào tạo để đảm bảo sự phù hợp cho các ngành học, các kho, cũng như để đảm bảo sự phù hợp và đáp ứng đầu ra cho các doanh nghiệp trong xu thế phát triển hiện nay.

3.2.2.3.Cách thức thức thực hiện biện pháp:

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo hàng năm của nhà trường, trưởng khoa, bộ môn phối hợp với phòng Đào tạo căn cứ vào trình độ, năng lực, khả năng và nguyện vọng của giáo viên để phân công chuyên môn cho phù hợp.

Để tổ chức theo dõi thực hiện nội dung chương trình đào tạo ở trường, BGH đã tiến hành thực hiện các hình thức sau:

- Chỉ đạo các khoa, bộ môn tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình thông qua hồ sơ chuyên môn của giáo viên như: Kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ đầu bài và các loại hồ sơ sổ sách khác theo quy định của nhà trường. Chú trọng công tác kiểm duyệt nội dung chương trình giáo án, đặc biệt chú ý những giáo viên còn hạn chế trong hoạt động chuyên môn. Động viên, biểu dương kịp thời những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm, có uy tín về chuyên môn để sử dụng họ làm công tác trong hoạt động dạy học, hạn chế thấp nhất số giáo viên thiếu kinh nghiệm.

- Chỉ đạo các khoa, bộ môn tăng cường dự giờ, góp ý giờ dạy. Đây là hoạt động nhằm ngăn chặn hiện tượng bỏ giờ, cắt xén nội dung chương trình. Tổ chức dự giờ, góp ý giờ dạy nhằm đánh giá việc thực hiện quy chế và chất lượng dạy học, qua đó BGH đánh giá được hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, BGH tổ chức chỉ đạo các khoa phân tích góp ý giờ dạy theo cách tiếp cận hệ thống, chú ý tới ưu điểm, nhược điểm và tìm phương hướng giải quyết cho từng bài, từng đối tượng cụ thể, khắc phục tình trạng dự giờ hình thức, đánh giá, xếp loại chung chung, thiếu khách quan.

Tạo điều kiện để khoa, tổ bộ môn, giáo viên thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của khoa, tổ. Các khoa, tổ bộ môn cụ thể hóa công tác cả năm của nhà trường bằng kế hoạch hàng tháng, hàng tuần để giáo viên theo dõi và thực hiện.

Kết hợp đồng bộ các biện pháp quản lý tổ chức – hành chính, biện pháp quản lý giáo dục để theo dõi, đôn đốc giáo viên thực hiện một cách tích cực, tự giác nhằm góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w