Thực trạng quản lý chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo

2.2.1.1. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo của trường Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công Nghệ Việt Nhật được xây dựng và tuyên truyền đến từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh. Mọi hoạt động đều hướng tới các mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu của nhà trường như sau:

Mục tiêu chính:Đào tạo về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp; kỹ

năng làm việc và nghiệp vụ chuyên môn. Xác định rõ mục đích học của

người học (Why - Học để làm gì, tại sao học?); Nội dung học (What - Học cái gì?); Cách thức học (How - Học như thế nào?).

Mục tiêu cơ bản:

Trường đã quán triệt mục tiêu đi từ các bậc học/ngành học với nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt, từng bước mở rộng thành trường đa ngành, đa hệ, đa lĩnh vực; đào tạo học sinh, sinh viên để phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp và khi tốt nghiệp ra trường đều có việc làm phù hợp.

Đào tạo các cử nhân, kỹ sư thực hành và các kỹ thuật viên cao cấp, thuộc một số ngành nghề gắn với công nghệ cao trên cơ sở vận dụng tốt công nghệ thông tin.

Nhà trường không chấp nhận bất cứ một biểu hiện tiêu cực nào trong các hoạt động đào tạo, kiên quyết đấu tranh với các tệ nạn xã hội và lối sống buông thả của bất kỳ cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên nào.

Giai đoạn 2011 - 2015, CNC sẽ phát triển thành trường đại học đẳng cấp, là địa chỉ đào tạo có uy tín trong nước và khu vực về ngoại ngữ, công nghệ và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Nhà trường là mô hình đào tạo phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, trong khu vực và trên thế giới; đào tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện mục tiêu qua ý kiến của 74 cán bộ quản lý và giáo viên của Trường được thể hiện trong bảng sau:

Tôi đã xây dựng bảng câu hỏi để tìm hiểu xem nhận thức về mục tiêu đào tạo của giảng viên ở trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật với 4 mức độ để đánh giá: Rất tốt, tốt, trung bình và yếu. Kết quả cho thấy:

Bảng 2.1: Đánh giá nhận thức về mục tiêu đào tạo của GV ở trường CNC

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Mở rộng thành trường đa ngành, đa hệ, đa lĩnh vực 13 17.6 33 44.6 28 37.8 2

Đào tạo các cử nhân, kỹ sư thực hành và các kỹ thuật viên cao cấp

14 19 31 41.9 29 39.1

3

Giai đoạn 2011 - 2015, CNC sẽ phát triển thành trường đại học đẳng cấp, là địa chỉ đào tạo có uy tín trong nước và khu vực về ngoại ngữ, công nghệ và các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

16 21.6 28 37.8 30 40.6

4

Đào tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

8 10.8 27 36.5 39 52.7

Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá mức độ nhận thức về mục tiêu đào tạo qua lấy ý kiến phản hồi của 74 cán bộ quản lý và giảng viên

Kết quả của bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Việc nhận thức mục tiêu chưa thật sự tốt. Điều đó được biểu hiện thông qua mức độ thực hiện các mục tiêu. Đào tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ đạt loại tốt là 10.8. Trung bình chiếm tới 36.5%, còn lại là chưa tốt chiếm 52,7%.

GV đánh giá nhận thức về mục tiêu đào tạo ở mức độ chưa thật sự tốt. Vì trong thực tế bên cạnh những nhân tố tích cực, vẫn còn có giảng viên lúng túng trong việc thực hiện chương trình, vận dụng các phương pháp dạy học làm cho tiết học nặng nề, gượng ép, đôi khi đến lớp học buông xuôi, gây phản ánh từ phía sinh viên. Điều này có thể thấy rằng từ việc nhận thức mục tiêu đào tạo còn mơ hồ, chung chung chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định trong quá trình thực hiện chương trình và phương pháp giảng dạy. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được chú ý đến trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo.

Qua bảng số liệu cho thấy việc quản lý mục tiêu đào tạo chưa thực hiện tốt, còn có những hạn chế. Nếu tiếp tục quản lý như vậy sẽ không thể đạt được mục tiêu là đào tạo ra đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế như ngày nay.

2.2.1.2 Thực trạng quản lý nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo của trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật phù hợp với sứ mạng, mục tiêu đào tạo và chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Đến nay, Trường đã có nội dung chương trình đào tạo hoàn thiện, kế hoạch giảng dạy và học tập cho 9 ngành học (hệ 3 năm) Trên cơ sở chương trình đào tạo đó Nhà trường đã tổ chức biên soạn đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch giảng bài cho từng học phần. Chương trình đào tạo có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, có cấu trúc mềm dẻo hợp lý, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo, yêu cầu của người học và của thị trường lao động. Việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện theo chủ trương, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình đào tạo chi tiết cho 9 ngành học được thể hiện trong mỗi nội dung chương trình, nhà trường đã quy định rõ thời lượng đào tạo cho toàn khóa; thời lượng cho các khối kiến thức, các học phần; số đơn vị học trình; hình thức thi; các nội dung bổ trợ. Trên cơ sở đó, từng môn học lại có chương trình môn học và kế hoạch bài giảng cụ thể; tài liệu tham khảo tương đối phong phú, đa dạng; các chương trình đều có biên bản đánh giá nghiệm thu của Hội đồng khoa học nhà trường. Kết quả đánh giá Quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy qua lấy ý kiến phản hồi của 74 cán bộ quản lý và giáo viên được thể hiện trong bảng sau.

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Đảm bảo tri thức có hệ thống 26 35.1 36 48.6 12 16.3

2 Việc thực hiện chương trình

đào tạo 23 31.1 37 50 14 18.9

3

Truyền thụ tri thức gắn liền với tạo kỹ năng và năng lực thực hành

19 25.7 38 51.4 17 22.9

4 Cung cấp đủ tài liệu, giáo trình 25 33.8 35 47.3 14 18.9

Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá Quản lý việc thực hiện nội dung đào tạo qua lấy ý kiến của 74 cán bộ quản lý và giảng viên

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.2 cho thấy: Việc đảm bảo tri thức có hệ thống, mức độ thực hiện tốt đạt 35.1%; trung bình đạt 48.6%; chưa tốt đạt 16.3%. Việc thực hiện chương trình đào tạo: Mức độ đạt tốt là 31.1%; mức độ đạt trung bình đạt 50%, còn lại là mức độ chưa tốt. Việc truyền thụ tri thức gắn liền với tạo kỹ năng và năng lực thực hành: Mức độ đạt tốt là 25.7%, trung bình đạt 51.4%, còn lại là xếp loại yếu. Cung cấp đủ tài liệu, giáo trình: Xếp loại tốt 33.8%, loại trung bình là 17.3%, còn lại là xếp loại chưa tốt.

Qua kết quả điều tra cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên chỉ quan tâm chủ yếu đến việc thực hiện chương trình đào tạo và việc cung cấp đủ tài liệu, giáo trình. Đây cũng là điều đặc trưng hiện nay, bởi giáo viên hầu hết thời gian trên lớp để thực hiện hoàn tất chương trình, mà chưa thực sự đầu tư vào việc truyền thụ tri thức một cách có hệ thống và gắn liền với tạo kỹ năng thực hành. Điều này hết sức cần thiết và phải mang tính thường xuyên. Vì vậy, quản lý việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo là rất cần thiết, để tạo tạo được sản phẩm đầu ra có chất lượng và được xã hội chấp nhận trong xu thế phát triển của đất nước hiện nay.

Trường Cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật đã làm tốt việc cụ thể hóa các quy định thực hiện chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo cụ thể cho các mã ngành đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

2.2.1.3. Thực trạng quản lý phương pháp đào tạo

Nhà trường đã thay đổi từ một giáo trình dạy cho toàn khóa đến việc bổ sung nhiều giáo trình dạy cùng một lúc. Giáo viên chỉ sử dụng giáo trình của nhà trường làm tài liệu chủ đạo giảng dạy chính trong tất cả các bộ môn học tập. Việc sử dụng các giáo trình bổ sung cho nhau, sẽ giúp tăng cường khả năng học tập ở sinh viên và là yếu tố quyết định phương pháp giảng dạy cảu giáo viên.

Phương pháp giảng dạy rất đa dạng, nhà trường đã chọn phương pháp theo hướng tích cực của người học để làm phương pháp chủ đạo. Phương pháp này tạo cho sinh viên các kỹ năng thực hành là chính, người học làm trung tâm hoạt động trên lớp, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, chỉ đạo.

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo, từ Hiệu trưởng nhà trường đến các cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức được việc cần thiết phải xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể quản lý hoạt động đổi mới

phương pháp quản lý đào tạo. Trong thực tế nhà trường đã xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp đào tạo của các chuyên viên phòng đào tạo nhưng trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý sử dụng PPĐT qua 74 phiếu phản hồi của cán bộ quản lý và giáo viên được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý PPĐT

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Thực hiện tốt phương pháp chủ đạo 25 33.8 34 46 15 20.2 2 Việc vận dụng các phương pháp giảng dạy 23 31.1 32 43.2 17 22.7

3 Giáo viên tích cực cải tiến

phương pháp 11 14.9 34 46 29 39.1

4 Nghiêm túc trong giảng dạy 4 5 30 40.5 40 55 5 Phát huy tính tích cực học tập

của người học 24 32.4 36 48.6 14 19

6 Tổ chức tập huấn sinh hoạt

chuyên môn cho giáo viên 16 21.6 28 37.8 30 40.6

7 Hiệu quả giảng dạy 14 19 31 41.9 29 39.1

Biểu đồ 2.3: Kết quả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPĐT của 74 cán bộ quản lý và giáo viên.

Qua bảng số liệu cho thấy: Phương pháp chủ đạo chưa thật sự được vận dụng hết đặc trưng tối ưu của nó, nên tiêu chí “phát huy tính tích cực của sinh viên” chỉ chiếm 24% Có nghĩa là Sinh viên mong mỏi được giáo viên quan tâm nhiều hơn ở điều này. Đây cũng là điều phù hợp với thực tế, vì cũng còn ít giáo viên lựa chọn các phương pháp pháp khác, còn truyển thụ 1 chiều, hoạt động trên lớp học chưa có sự tương tác giữa thầy và trò. Giáo viên phải thực sự xem người học là trung tâm hoạt động trên lớp, phải dành sự ưu tiên tối đa cho hoạt động của người học. Điều này có lẽ cần tập trung trang bị kiến thức thông tin mới về phương pháp giảng dạy cho giáo viên nhiều hơn nữa qua việc tổ chức, tập huấn và sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, để trao đổi kinh nghiệm và cải tiến phương pháp.

Như vậy, về việc quản lý phương pháp đào tạo của phòng đào tạo chưa thật sự khoa học và hiệu quả, vẫn còn có những khuyết điểm lớn.

2.2.1.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

Trường cao đẳngNgoại ngữ - Công nghệ Việt Nhật căn cứ vào yêu cầu của bộ GD – ĐT về kiểm tra - đánh giá để xây dựng kế hoạch và chuẩn đánh giá kết quả đào tạo bằng cách đánh giá thông qua điểm số, thống nhất về các yêu cầu cần đạt được của người học qua các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng, khách

quan theo thang điểm đối với đề thi, đề kiểm tra nhằm đánh giá đúng trình độ nắm vững các kỹ năng hoạt động giao tiếp của sinh viên.

Công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo của trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt nhật được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

TT Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Kiểm tra, đánh giá kết quả đào

tạo khách quan, chính xác 35 47.3 25 33.8 14 18.9 2 Kiểm tra, đánh giá kết quả đào

tạo theo đúng kế hoạch 32 43.2 24 32.4 18 24.4 3 Kiểm tra, đánh giá kết quả đào

tạo theo đúng quy trình kiểm tra 27 36.5 32 43.2 15 20.3

Biểu đồ 2.4: Đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo chưa thật sự tốt. Điều đó được thể hiện cụ thể là: Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo đúng quy trình kiểm tra xếp loại tốt chỉ đạt

36.5%, trung bình chiếm 43.2%, loại yếu chiếm tới 20.3%. Như vậy tỷ lệ xếp loại trung bình và yếu ở việc kiểm tra, đánh giá đúng quy trình kiểm tra còn chiếm tỷ lệ cao. Hơn thế nữa, kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo khách quan chính xác thì xếp loại tốt cũng chưa được 50% còn lại là xếp loại trung bình và yếu; Và hầu như là kiểm tra, đánh giá theo đúng kế hoạch cũng chưa thật sự tốt.

Như vậy công tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo chưa đúng kế hoạc, chưa đúng quy trình kiểm tra. Hầu hết cắt bớt khâu của quy trình kiểm tra, đánh giá. Đây là một điểm yếu của nhà trường cần phải khắc phục.

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w