8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới quản lý việc kiểm tra, đánh giá và thi cuối khóa
khóa.
3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của biện pháp là giúp giáo viên nhận thức và quán triệt việc thực hiện công tác kiểm tra – đánh giá một cách khách quan, chính xác trình độ sinh viên. Từ đó biết được chất lượng dạy học, giúp người quản lý kịp thời có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, cập nhật kiến thức đúng, trình độ để nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng nhu cầu người học theo sự phát triển của xã hội. Giúp cho giáo viên đánh giá được kết quả người dạy và đồng thời giúp cho sinh viên hình thành thái độ tích cực trong học tập và có hiệu quả. Đây là một trong những hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
3.2.3.2.Nội dung thực hiện biện pháp:
Lập kế hoạch tăng cường các quy định về kiểm tra – đánh giá và thực thi một cách nghiêm túc và đúng đắn, để nâng cao được chất lượng kiểm tra – đánh giá một cách khách quan và chính xác.
Tổ chức cho giáo viên những buổi học tập để hiểu biết về mục đích yêu cầu của kiểm tra đánh giá, tập huấn kỹ năng soạn thảo đề kiểm tra và đề thi để lúc soạn đề giáo viên có thể xây dựng được kế hoạch đánh giá thích hợp.
Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên trong công tác này sẽ giúp giáo viên rèn luyện được những phẩm chất đạo đức cần thiết như: Có tinh thần trách
nhiệm, tâm huyết với việc chấm chữa bài cho sinh viên, tạo thành thói quen tốt trong đánh giá sinh viên. Chính ý thức tuân thủ pháp luật, lao động sư phạm nhiệt tình, có kỷ cương, nề nếp sẽ mang đến cho học sinh lòng kính trọng giáo viên và tự giác trong học tập, trong kiểm tra và thi cuối khóa.
Nâng cao mức độ nhận thức của học sinh về kiểm tra – Đánh giá, giúp họ hiểu được không phải lấy điểm làm cơ sở xếp loại mà chỉ để hỗ trợ cho việc học, tìm xem chất lượng học của sinh viên như thế nào, đồng thời cung cấp cho sinh viên những liên hệ ngược về học để cải tiến được việc học của họ. Từ đó học sinh sẽ nghiêm túc, không quay cóp gian lận trong kiểm tra và bỏ thi cuối khóa.
3.2.3.3.Cách thức thực hiện biện pháp:
- Nắm vững các văn bản, thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định kiểm tra, đánh giá.
- Căn cứ vào đó xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá cho từng ngành học và từng khóa học
- Tiến hành triển khai trong năm học.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá và thông báo tới từng khoa, từng khóa đào tạo.