Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Hoạt động tín dụng hộ kinh doanh và cá nhân của các ngân hàng nƣớc ngoài ở các nƣớc phát triển đã đang song hành với cuộc sống của ngƣời dân từ lâu khi đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về nhà ở, xe cộ, học tập.... nhƣng ở Việt Nam thì còn quá ít. Việt Nam có là dân số đông và mức thu nhập bình

quân đầu ngƣời ngày càng cao, đây là thị trƣờng rất tiềm năng cho các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân.

Nay trong bối cảnh có sự tham gia của ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hƣởng lợi thế sân nhà nhƣ trƣớc kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nƣớc ngoài đã làm đƣợc trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại thị trƣờng Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ để phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và phát triển tín dụng nói riêng nhƣ sau:

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng hộ kinh doanh và cá nhân.

- Cần cập nhật thông tin thị trƣờng tài chính ngân hàng, thị trƣờng bất động sản, các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phƣơng hƣớng hoạt động.

- Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để tƣ vấn hồ sơ khách hàng một cách kỹ lƣỡng và nhạy bén.

- Tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí).

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải duy trì nguồn vốn ổn định

Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đến từ 2 nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển, trong đó, nguồn vốn huy động của Ngân hàng là nền tảng cho công việc kinh doanh, phát huy tiềm năng về vốn. Vốn huy động là vấn đề luôn biến động phức tạp trong thời buổi kinh tế thị trƣờng. Chính sách lãi suất đƣợc xem nhƣ là công cụ kinh tế xã hội của đất nƣớc, nếu lãi suất phù hợp sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, ngƣợc lại sản xuất ngƣng trệ. Vì vậy, giữ vai trò giá cả cho vay nên sự tăng giảm lãi suất không chỉ phụ thuộc vào biến động cung cầu trên thị trƣờng mà còn phụ thuộc vào chi phí hoạt động liên quan trực tiếp đến công tác huy động vốn và cho vay. Ngoài ra lãi suất còn chịu tác động bởi những diễn biến khác nhau trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, bị ảnh hƣởng bởi sự biến động trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia.

Bảng 4.1: Biến động nguồn vốn của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Huy động 204.420 226.364 232.312 21.944 10,73 5.948 2,63 Điều chuyển 94.360 80.852 70.056 (13.508) (14,32) (9.896) (12,24) Tổng 298.780 307.216 302.368 8.436 2,82 (4.848) (1,58)

Nguồn: NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ

Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ luôn thay đổi và có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã từng bƣớc chủ động trong hoạt động kinh doanh cho chính mình.

Nguồn vốn cuả Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ thay đổi qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng nguồn vốn là 298.780 triệu đồng, năm 2012 là 307.216 triệu đồng, tăng 8.436 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 2,82%, năm 2013 tổng nguồn vốn đạt 302.360 triệu đồng giảm 4.848 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng mức giảm 1,58%. Để có thể hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng giảm của tổng nguồn vốn ngân hàng trong thời gian qua ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn:

a) Nguồn vốn huy động: luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn

và luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 vốn huy động đạt 226.364 triệu đồng, tăng 21.944 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 đạt 232.312 triệu đồng, tăng 2,63% so với năm 2012; tƣơng ứng tăng 5.948 triệu đồng. Việc tăng nguồn vốn huy động hàng năm là do với vị thế một ngân hàng nhỏ nên chính sách lãi suất của Bắc Á luôn cao hơn các ngân hàng lớn khác để giành lợi thế cạnh tranh, kèm theo đó là công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu và đƣợc triển khai tích cực.

Ngay từ đầu năm 2012, Ngân hàng đã hoàn thành việc thay đổi hệ thống bảng hiệu, cải tạo nội thất, thay đổi đồng phục, ấn chỉ, theo quy chuẩn thiết kế mới nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm về một ngân hàng tiên phong, chuyên nghiệp và hiện đại. Ngoài các hoạt động truyền thông đại chúng, hoạt động truyền thông nội bộ cũng đƣợc thực hiện quyết liệt, thông qua các khóa tập huấn để giới thiệu Hình ảnh thƣơng hiệu và bộ tiêu chuẩn 5S. Vì vậy, hình ảnh Bắc Á với tôn chỉ “Giữ tâm sáng để vƣơn xa rộng khắp” đã và đang ngày càng ghi đƣợc dấu ấn tốt đẹp và tạo lòng tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, Bắc Á còn xây dựng và triển khai tích cực nhiều chƣơng trình nhƣ “Năm mới đến nhà, quà xuân gõ cửa”, “Tích điểm nhận quà”, “Mùa hè sôi động… Vì vậy, ngân hàng đã thu hút lƣợng khách hàng gửi tiền, từng bƣớc chinh phục đƣợc niềm tin trong lòng ngƣời dân nơi đây.

Để tăng cƣờng lƣợng khách hàng đến giao dịch, hàng năm Ngân hàng đều chi cho việc mua sắm các trang thiết bị, phƣơng tiện để phục vụ ngày càng nhanh chóng thuận tiện hơn cho khách hàng. Đồng thời cán bộ Ngân hàng cũng không ngừng đƣợc học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Qua đó phấn đấu nhằm đạt đƣợc mục tiêu lớn nhất trong giai đoạn hiện nay của ngân hàng là xây dựng phát triển thƣơng hiệu ngày càng lớn mạnh, gần gũi với ngƣời dân.

b) Nguồn vốn điều chuyển: là một phần không thể thiếu trong hoạt động

của các chi nhánh ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ nói riêng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của chi nhánh; tuy

nhiên nếu sử dụng nguồn vốn này càng ít thì chứng tỏ hoạt động của chi nhánh càng ổn định và có khả năng tự điều hòa nguồn vốn huy động để cho vay. Nếu nhƣ năm 2011 là 94.360 triệu đồng chiếm tỷ lệ 31,58% trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, con số này qua các năm giảm dần cả về số tƣơng đối lẫn tuyệt đối; theo đó năm 2012 giảm xuống chỉ còn 80.852 triệu đồng, chiếm 26,32% trong cơ cấu nguồn vốn và năm 2013 giảm còn 70.056 triệu đồng, chiếm 23,17% cơ cấu nguồn vốn. Nhƣ vậy có thể thấy rõ chi nhánh đã ngày càng đi vào hoạt động ổn định, ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển mà phần lớn là tự huy động và cho vay. Việc tăng cƣờng nguồn vốn huy động kèm theo giảm tỉ lệ nguồn vốn điều chuyển với chi phí cao hàng năm cũng cho ta thấy đƣợc tiềm năng tăng trƣởng về doanh số cho vay, lợi nhuận của ngân hàng trong tƣơng lai khi nguồn lực đã dồi dào hơn những năm trƣớc và chi phí đã đƣợc giảm thiểu ít nhiều.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI DOANH VÀ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013

4.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân cá nhân

Mô hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay là nhân viên tín dụng vừa làm nhiệm vụ bán hàng vừa làm nhiệm vụ phục vụ khách hàng; hay nói cách khác nhân viên tín dụng là cấu nối giữa khách hàng và ngân hàng.

Với lƣợng khách hàng hộ kinh doanh trên 70 ngƣời và cá nhân là trên dƣới 200 khách hàng thì để hạn chế rủi ro trong cho vay, đảm bảo cho việc thu hồi nợ thì tất cả các khoản vay đều có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp của khách hàng cho ngân hàng rất đa dạng nhƣng tập trung ở các tài sản là Bất động sản, ô tô, xe tải, nhà xƣởng, máy móc thiết bị,… Để đánh giá việc cho vay và đánh giá tài sản thế chấp, nhân viên tín dụng kết hợp với bộ phận hỗ trợ tiến hành thẩm định tài sản, và ngân hàng chỉ cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản đảm bảo (giá trị tài sản do ngân hàng đánh giá). Việc này làm hạn chế tối đa rủi ro trong cho vay.

Song song với tài sản thế chấp thì ngân hàng rất chú trọng đến phƣơng án kinh doanh, nguồn thu nhập, khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà ngân hàng luôn chú ý đầu tiên đó là uy tín và thiện chí trả nợ của khách hàng.

Sau khi nắm chắc những điều này ngân hàng mới tiến hành các thủ tục tín dụng và giải ngân cho khách hàng.

4.2.2 Phân tích tình hình doanh số cho vay

4.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng

Nhìn chung doanh số cho vay đối với hộ kinh doanh và cá nhân của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ đều tăng qua 3 năm. Năm 2012 doanh số cho vay đối với hộ kinh doanh và cá nhân tăng 46.960 triệu đồng tƣơng ứng tăng 19,49%. Kinh tế Việt nam năm 2012 bƣớc qua giai đoạn hồi phục nhẹ với hàng loạt các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của chính phủ. Công tác cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động có hiệu quả trong địa bàn. Sang năm 2013 thì phần tăng thêm là 32.952 triệu đồng tƣơng ứng tăng 11,45%, có thể thấy tốc độ tăng có xu hƣớng giảm là do năm 2013 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam khi hàng loạt các doanh nghiệp phá sản (khoảng 61.000 doanh nghiệp) kèm theo đó là nợ xấu bất động sản đến từ hệ thống ngân hàng tăng cao khiến các ngân hàng dè chừng và xiết chặt các quy định về vay vốn. Mặc dù lãi suất huy động toàn hệ thống đã hạ xuống khá nhiều chỉ còn khoảng 8-9% vào cuối năm nhƣng vì là ngân hàng nhỏ nên lãi suất huy động cũng nhƣ cho vay của Bắc Á vẫn cao hơn so với mặt bằng trung bình trong năm từ 1-2% khiến việc tìm kiếm khách hàng mới thật sự khó khăn.

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân (2011-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 156.526 216.672 263.525 60.146 38,43 46.852 21,62 Trung hạn 84.374 71.188 57.287 (13.186) (15,63) (13.901) (19,53) Tổng 240.900 287.860 320.812 46.960 19,49 32.952 11,45

Nguồn: NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ

a. Doanh số cho vay ngắn hạn: Vay tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng đƣợc hộ kinh doanh và các cá nhân sử dụng để bổ sung nguồn vốn lƣu động, đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tiêu dùng nên vòng quay vốn rất nhanh và ngân hàng có thể cho vay nhiều khách hàng và nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời. Một mặt khách hàng chọn hình thức tín dụng ngắn hạn là do lãi suất cho vay thấp hơn dài hạn. Mặt khác, các đối tƣợng hộ kinh doanh và cá nhân vay vốn chủ yếu là

kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nên khi có tiền họ sẽ thanh toán ngay cho ngân hàng, với tâm lý không muốn các khoản vay kéo dài quá lâu sẽ tốn thêm nhiều chi phí. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 15/01/2010, Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06/04/2010, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của chính phủ, Chi nhánh đã tập trung hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân nhằm mục đích chủ yếu là bổ sung vốn lƣu động, vốn kinh doanh nhỏ lẽ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở,..

Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ luôn tăng qua các năm. Trong hoạt động cấp tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 156.562 triệu đồng chiếm 64,98% trên tổng dƣ nợ của hộ kinh doanh và cá nhân. Năm 2012 đạt 216.672 triệu đồng tăng 60.146 triệu đồng tƣơng ứng tăng 38,43% so với năm 2011. Riêng năm 2013, tăng 46.853 triệu đồng tƣơng ứng tăng 21,62% so với năm 2012. Ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn có xu hƣớng tăng lên nhƣng lại giảm về tốc độ tăng trƣởng, qua đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn. Việc doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao một phần là do chính sách từ phía ngân hàng là ƣu tiên cho vay ngắn hạn. Một số doanh nghiệp không thể vay vốn từ phía ngân hàng lớn chuyển hƣớng sang Bắc Á Bank nhằm đạt mục đích vay vốn đã tiến hành điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh và chấp nhận vay vốn theo xu hƣớng ngắn hạn và dài hạn theo một tỷ lệ đặt ra từ phía ngân hàng. Việc doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao thể hiện việc ngân hàng đang có xu hƣớng đảm bảo an toàn trƣớc những biến động khó khăn của nền kinh tế khi chủ yếu chỉ cho vay bổ sung vốn lƣu động thu hồi nợ nhanh cũng nhƣ định hƣớng phát triển sâu hơn vào thị trƣờng bán lẻ đầy tiềm năng trong tƣơng lai, điển hình là từ năm 2013.

b. Doanh số cho vay trung và dài hạn: Doanh số cho vay trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng lại hết sức quan trọng, do lợi nhuận của việc cho vay trung và dài hạn cao qua đó đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Do những biến động của nền kinh tế trong năm 2011 nên ngân hàng chủ động giảm doanh số cho vay trung và dài hạn và tăng doanh số cho ngắn hạn để nhằm thu hồi đồng vốn nhanh, hạn chế rủi ro phát sinh. Vì vậy ngân hàng cần chọn lọc khách hàng để cấp tín dụng cho vay; khách hàng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, có khả năng trả nợ gốc và lãi đầy đủ khi đến hạn để góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ hiện tại chỉ mới cho vay trung hạn, chƣa cho vay dài hạn vì không có dự án khả thì và không có khách hàng nào đủ năng lực tài chính để cấp tín dụng. Mặt khác, lạm phát cao nên việc kinh doanh ngắn hạn chiếm

nhiều ƣu thế hơn, với một ngân hàng nhỏ nhƣ ngân hàng Bắc Á, giai đoạn này cho vay dài hạn gặp rất nhiều rủi ro nên ngân hàng chủ trƣơng cho vay ngắn và trung hạn là chủ yếu.

Ngân hàng cho vay trung hạn nhằm mục đích giúp khách hàng đầu tƣ vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)