Nợ xấu trên dƣ nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Để đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng thì chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng tín dụng của ngân hàng một cách rõ nhất. Tỷ lệ này càng nhỏ thì chất lƣợng tín dụng càng tốt.

Bảng 4.12: Nợ xấu trên dƣ nợ theo lĩnh vực kinh doanh đối với hộ kinh doanh và cá nhân (2011 – 2013)

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Nợ xấu triệu đồng 938 750 800

Dƣ nợ triệu đồng 150.000 199.000 260.856

Nợ xấu/dƣ nợ % 0,63 0,38 0,31

Nguồn: NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ

Qua bảng 4.12 ta thấy chỉ tiêu này liên tục giảm qua các năm và ở mức khá thấp. Cụ thể năm 2011 là 0,63%, năm 2012 giảm mạnh còn 0,38%, năm 2013 thì giảm xuống chỉ còn 0,31%. Nhƣ ta thấy cùng với sự tăng trƣởng của dƣ nợ qua các năm thì nợ xấu phát sinh là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất cao, lạm phát cao gây khó khăn nhiều mặt cho mọi thành phần kinh tế nhƣ buôn bán ế ẩm, chi phí sinh hoạt trong gia đình tăng lên,… Nợ ngân hàng trở thành gánh nặng và nhiều khách hàng không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Mặc dù quy trình cho vay chặt chẽ, cán bộ tín dụng cũng thẩm định kỹ các khoản cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ nhƣng vì một số lý do nhƣ tin tƣởng vào khách hàng, không nắm bắt kịp thời thông tin của khách hàng làm cho hoạt động của ngân hàng có rủi ro.

Tóm lại, qua việc phân tích có thể thấy tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 -2013 là khá tốt, mạng lƣới tín dụng ngày càng mở rộng. Với cơ cấu cho vay tập trung vào hoạt động tín dụng ngắn hạn, ngân hàng đã đáp ứng kịp thời sự thiếu hụt nguồn vốn của doanh nghiệp trên địa bàn cũng nhƣ trong lĩnh vực tiêu dùng, khẳng định một vị trí không thể thiếu của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ trong địa bàn cũng nhƣ trong hoạt động kinh tế địa phƣơng.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1 Những kết quả đạt đƣợc

Mặc dù kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011 – 2013 gặp nhiều khó khăn do chịu biến động chung của nền kinh tế xã hội trong nƣớc và khu vực, ngân hàng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế kịp thời đối với mọi thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống sinh hoạt, góp phần đƣa nền kinh tế địa phƣơng ngày càng phát triển.

Ngân hàng ngày càng tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng, số lƣợng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng. Ngân hàng đã trở thành ngƣời bạn đồng hành với sự thành công của các hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.

Trong hoạt động huy động vốn ngân hàng đã thu hút đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng có tiền nhàn rỗi nên huy động vốn của chi nhánh luôn tăng qua các năm, bên cạnh đó chi nhánh ít hạn chế nhận vốn từ hội sở. Do đó, có thể nói ngân hàng có nguồn vốn dồi giàu và ổn định để cung ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công tác thu hồi nợ cũng đƣợc tiến hành nghiêm túc. Vì vậy tỉ lệ nợ xấu duy trì ở mức có thể chấp nhận đƣợc. Do đó lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc kinh doanh có kết quả tốt là nhờ vào sự chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng và cán bộ tín dụng thực hiện tốt vai trò trong việc thẩm định cũng nhƣ lựa chọn khách hàng có uy tín, thƣờng xuyên kiểm tra và giám sát khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

5.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Qua việc phân tích thực trạng cho vay đối với hộ kinh doanh và cá nhân cho thấy hoạt động của ngân hàng tƣơng đối tốt. Tín dụng đối với hộ kinh doanh dần trở thành hoạt động cho vay chiến lƣợc của ngân hàng. Tuy nhiên, để vị thế đƣợc nâng cao hơn nữa, ngân hàng càng phải nâng cao hơn hiệu quả hoạt động cho vay. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng bộc lộ một số tồn tại chủ yếu:

Việc thẩm định hồ sơ cho vay tốt, nhƣng chƣa có sự đổi mới và chƣa có sự đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ và những phƣơng thức cho vay khác. Do Chi nhánh mới đƣợc thành lập nên các lĩnh vực, thị phần cho vay vẫn còn hạn chế, chƣa đa dạng các sản phẩm kinh doanh. Ngoài ra chi nhánh chƣa quảng bá tốt đƣợc hình ảnh của mình đến ngƣời dân do vậy vẫn còn nhiều ngƣời vẫn còn xa lạ đối với thƣơng hiệu ngân hàng. Chính vì vậy chi nhánh chƣa thu hút đƣợc hết những nhà đầu tƣ vào ngân hàng triệt để.

Do chi nhánh ngân hàng cho vay ngắn hạn và trung hạn là chủ yếu nên đã bỏ sót đối tƣợng có nhu cầu vay dài hạn. Ngoài ra trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng và lạm phát tăng cao, chi nhánh đối mặt với khó khăn huy động vốn trong dân cƣ vì phải cạnh tranh về lãi suất huy động so với những ngân hàng lớn mạnh có uy tín trên địa bàn.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng Hộ kinh doanh và cá nhân và cá nhân

a. Về cho vay:

- Phân tích nhu cầu đa dạng của khách hàng: Việc có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp sẽ tăng cƣờng mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Do đó việc xác định khách hàng và nhu cầu của khách hàng từ đó tìm ra những thị trƣờng chƣa khai phá là điều quan trọng dẫn đƣờng cho ngân hàng trong việc tạo ra các sản phẩm tín dụng mới.

Nhu cầu về các sản phẩm tài chính của con ngƣời thƣờng thay đổi và phát triển theo sự cải tiến về điều kiện sống, môi trƣờng sống và điều kiện về thu nhập. Do vậy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ tuy phát triển muộn hơn nhƣng lại có nhiều điều kiện tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia đi trƣớc, các ngân hàng nƣớc ngoài.

Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các sản phẩm dịch vụ mà các nƣớc đã thực hiện thành công để xây dựng thành danh mục sản phẩm dịch vụ cho riêng mình.

Việc tham khảo các sản phẩm dịch vụ của các nƣớc phát triển không thể sao chép một cách máy móc mà phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng và điều kiện thực hiện của chính ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ nên liên kết hợp tác với công ty nghiên cứu thị trƣờng có uy tín thực hiện công tác khảo sát thị trƣờng,

phân tích số liệu báo cáo quá khứ, phân tích xu hƣớng thị trƣờng,... để có thể đánh giá chính xác nhu cầu và xu hƣớng sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng của khách hàng ở hiện tại và trong tƣơng lai.

- Hoàn thiện các sản phẩm hiện có: Đối với các sản phẩm đã đƣợc triển khai, dựa trên kết quả phân tích nhu cầu khách hàng để biết đƣợc những vƣớng mắc mà sản phẩm hiện tại chƣa thể đáp ứng đƣợc cho khách hàng, từ đó hoàn thiện các điểm yếu này nhƣ:

+ Cải tiến các sản phẩm cho vay mua nhà/đất (không thuộc dự án bất động sản) theo hƣớng nhận thế chấp bằng chính nhà/đất khi chƣa hoàn thiện thủ tục pháp lý. Bằng cách liên kết với văn phòng công chứng và Phòng Tài nguyên Môi trƣờng để thực hiện trọn gói dịch vụ sang tên đăng bộ và thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, đồng thời cũng giúp giảm bớt rủi ro cho ngân hàng trong việc nhận tài sản thế chấp khi chƣa hoàn tất thủ tục pháp lý.

+ Sản phẩm cho vay tín chấp mở rộng cho đối tƣợng khách hàng có vị trí công tác và mức thu nhập cao nhƣng không có trả lƣơng qua Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ

+ Sản phẩm cho vay mua ô tô cần mở rộng đối tƣợng và mục đích mua cụ thể là: xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải....

- Nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm mới: Ở khía cạnh đầu tƣ, nhu cầu về các sản phẩm tài chính tinh vi và phức tạp đang gia tăng sẽ làm tăng sức ép lên các tổ chức cung cấp trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Các ngân hàng tại các nƣớc phát triển đã cung cấp hàng ngàn sản phẩm từ đơn giản đến hỗn hợp và trọn gói, đây là một trong những thế mạnh của các ngân hàng nƣớc ngoài khi gia nhập thị trƣờng Việt Nam.

Để có thể mở rộng phát triển các sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp với nhu cầu khách hàng trong từng thị trƣờng, từng giai đoạn, Ngân hàng Bắc Á cần thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm là Phòng Chính sách và Sản phẩm bán lẻ. Việc cần thiết là đẩy mạnh vai trò của bộ phận này hơn nữa bằng cách mạnh dạn ứng dụng, thử nghiệm sản phẩm mới đƣợc đề ra.

Với xu hƣớng khách hàng ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, Bắc Á Cần Thơ nên phát triển sản phẩm tín dụng mới theo hƣớng cung cấp nhóm sản phẩm tài chính cá nhân trọn gói từ tiền gửi, vay vốn đến chuyển tiền, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử.... cho những đối tƣợng khách hàng đƣợc xếp hạng tín dụng là AAA, AA, A, BBB, BB theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân và hộ kinh doanh của Bắc Á Cần Thơ. Khi đó

ứng với mỗi kết quả xếp hạng, khách hàng sẽ đƣợc cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo định mức cụ thể.

b. Về bảo lãnh cá nhân

- Đẩy mạnh triển khai sản phẩm hiện có: Tích cực quảng bá sản phẩm bảo lãnh cá nhân trong giao dịch nhà đất bằng quảng cáo hoặc tiếp thị tại những nơi có liên quan nhƣ sàn giao dịch bất động sản, các văn phòng công chứng... Bản thân cán bộ tín dụng cần chủ động giới thiệu bán chéo sản phẩm bảo lãnh trong giao dịch nhà đất trong quá trình tƣ vấn hồ sơ vay cho khách hàng, đặc biệt là đối với các nhu cầu vay vốn mua nhà đất.

- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm mới: Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ cần nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm bảo lãnh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại... đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình khi muốn thực hiện các giao dịch nhƣ:

+ Bảo lãnh vay vốn + Bảo lãnh thanh toán + Bảo lãnh dự thầu

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng + Bảo lãnh đối ứng, ...

c. Về phát hành – thanh toán thẻ tín dụng

- Mở rộng đối tƣợng đƣợc phát hành thẻ tín dụng tín chấp: Để tăng số lƣợng chủ thẻ (khách hàng sử dụng thẻ) ngân hàng cần nới rộng các điều kiện để phát hành thẻ cho khách hàng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm thẻ cho các phân khúc thị trƣờng khác nhau: Các sản phẩm thẻ tín dụng tại Việt Nam nói chung còn khá đơn điệu. Đây chính là đặc điểm của một thị trƣờng thẻ mới phát triển. Trong giai đoạn này, các hoạt động kinh doanh thẻ chủ yếu phát triển về bề rộng. Các ngân hàng cố gắng tìm kiếm khách hàng và phát hành đƣợc càng nhiều thẻ tín dụng càng tốt. Với xu thế chung là nhƣ vậy thì Bắc Á Cần Thơ cần chủ động đi trƣớc trong việc nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm chuyên biệt nhắm đến những đối tƣợng khách hàng có nhu cầu khác nhau dựa trên việc phân khúc thị trƣờng. Ví dụ, những đối tƣợng là thanh niên thƣờng có nhu cầu vui chơi giải trí cao thì Bắc Á nên có sản phẩm thẻ tín dụng riêng cho đối tƣợng này với thiết kế, tính năng, lợi ích tập trung vào nhu cầu này.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại để gia tăng tính năng cho sản phẩm: Thẻ tín dụng là sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh

công nghệ có sự phát triển vƣợt bậc, đặc biệt là công nghệ số, thì Bắc Á Cần Thơ cần phải chủ động học hỏi và ứng dụng công nghệ này nhằm gia tăng tính năng cho sản phẩm, trong đó quan trọng hàng đầu là tính năng bảo mật của thẻ tín dụng quốc tế.

- Mở rộng hệ thống các điểm chấp nhận thanh toán thẻ: Điểm chấp nhận thanh toán thẻ là những nơi cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà việc thanh toán thẻ đƣợc chấp nhận. Đây là một yếu tố có mối quan hệ mật thiết và ảnh hƣởng quan trọng đến việc phát triển hoạt động kinh doanh lĩnh vực thẻ tín dụng nói riêng và thẻ thanh toán nói chung. Khách hàng khi mua một sản phẩm thì sẽ mong muốn sản phẩm đó có giá trị khi cần sử dụng. Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, đó là khi họ cần thanh toán bằng thẻ tín dụng, họ có thể dễ dàng thực hiện đƣợc. Muốn vậy, ngân hàng phải thực hiện việc lắp đặt các điểm thực hiện thanh toán thẻ (POS) tại các điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tức là mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán thẻ. Một khi khách hàng cảm thấy dễ dàng và thuận tiện với việc sử dụng thẻ, họ sẽ không ngần ngại sử dụng thẻ tín dụng.

Việc mở rộng điểm chấp nhận thanh toán thẻ không chỉ giới hạn trong môi trƣờng thật mà còn phải bao gồm cả việc mở rộng điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên môi trƣờng ảo (thanh toán trực tuyến trên mạng internet).

Việc mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán thẻ cần phải dựa trên chính sách linh hoạt. Đối với từng đối tƣợng đơn vị chấp nhận thẻ cụ thể, Bắc Á Cần Thơ cần phải có sự linh hoạt trong việc áp dụng phí thanh toán thẻ. Đơn vị chấp nhận thẻ có doanh số thanh toán lớn thì sẽ áp dụng phí hấp dẫn. Đồng thời, cần có những chƣơng trình quà tặng, phần thƣởng dành cho các đơn vị chấp nhận thẻ cũng nhƣ nhân viên của các đơn vị này. Việc này sẽ khuyến khích các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ cảm thấy thoái mái và nhiệt tình hơn trong việc chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng của Bắc Á.

Ngoài ra, Bắc Á Cần Thơ còn có thể xây dựng các chƣơng trình hợp tác, liên kết với đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ để bán chéo sản phẩm nhằm phát huy những giá trị, thế mạnh của nhau cũng nhƣ tiếp cận khách hàng của nhau.

5.2.2 Nhóm Giải pháp về nguồn nhân lực 5.2.2.1 Nâng cao chất lƣợng cán bộ nhân viên 5.2.2.1 Nâng cao chất lƣợng cán bộ nhân viên

Cán bộ, nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, để góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo đƣợc hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính một giải

pháp quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của Bắc Á Cần Thơ. Để làm đƣợc điều này, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ cần phải tập trung trên các phƣơng diện sau:

- Cần phải xây dựng một quy trình tuyển dụng khách quan nhằm tuyển dụng đƣợc những nhân viên thực sự có trình độ.

- Lên kế hoạch phát triển nhân sự phù hợp với nhu cầu công việc để tuyển dụng chính xác và hợp lý số lƣợng lao động nhằm hạn chế tình trạng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)