2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp. Những số liệu này đƣợc thu thập từ phòng tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ. Ngoài ra còn tham khảo và thu thập từ các nguồn thông tin đã đƣợc công bố công khai trên sách, website có uy tín nhƣ website của ngân hàng Bắc Á, ANZ, HSBC, Dân Trí, Sài Gòn Giải Phóng ...
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - yo
Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆y = (y1 / y0 ) *100% - 100%
P hƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trƣớc. y1 : chỉ tiêu năm sau.
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch: Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Bắc Á - Chi nhánh Cần Thơ.
Tên Tiếng Anh: North Asia Commetcial Joint Stock Bank - Can Tho. Tên viết tắt: BacABank.CT
Ngày thành lập: 26/04/2008
Địa chỉ: Số 34, Đƣờng Trần Văn Khéo, Phƣờng Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Bắc Á đƣợc thành lập trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng, đây là một thách thức cũng nhƣ cơ hội cho Ngân hàng TMCP Bắc Á (trụ sở chính tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) trong quá trình mở rộng địa bàn cũng nhƣ thị phần kinh doanh trên thị trƣờng tài chính.
Ngân hàng TMCP Bắc Á-Chi nhánh Cần Thơ là một ngân hàng thƣơng mại chuyên nghiệp, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cƣ, các thành phần kinh tế khác nhau và cho vay trong nhiều lĩnh vực nhƣ: công nghiệp, thƣơng nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và tiêu dùng...Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Bắc Á- Chi nhánh Cần Thơ hoạt động dựa vào nguồn vốn tại chỗ, Ngân hàng Bắc Á với chiến lƣợc là “phát triển thành một ngân hàng hiện đại và đa năng” đã và đang đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Trong những năm đầu thành lập, Chi nhánh không ngừng nỗ lực phấn đấu vƣơn lên và đạt đƣợc những thành công, không ngừng lớn mạnh với nội dung đa dạng hoá kinh doanh và hiệu quả.
3.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu
Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ hiện đang có các nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn:
+ Tổ chức huy động vốn, khai thác nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ;
+ Phát hành giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, thực hiện các hình thức huy động vốn khai thác theo quy định của Ngân hàng TMCP Bắc Á;
+ Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác; - Về hoạt động tín dụng:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh hoặc cho vay lãi suất thấp trong các chƣơng trình vay vốn ƣu đãi;
+ Các nghiệp vụ về chiết khấu, tái chiết khấu;
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán thẻ tín dụng, séc. + Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ.
Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Cần Thơ hoạt động theo khuôn khổ pháp luật nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thực hiện đầy đủ đối với ngân sách nhà nƣớc theo luật định, đồng hành pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc tế trong các hoạt động có liên quan.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
- Sơ đồ tổ chức nhân sự chi nhánh Cần Thơ
Nguồn: NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ
- Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc trực tiếp quản lý mảng bán hàng và tác nghiệp. Mảng bán hàng và mảng tác nghiệp lần lƣợt do Trƣởng phòng quan hệ khách hàng và Trƣởng phòng tác nghiệp trực tiếp điều hành và giải quyết sau đó trình ý kiến lên Giám đốc. Chức năng cụ thể của từng bộ phận nhƣ sau:
Kiểm soát viên, giao dịch viên và Trƣởng quỹ: Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng/bộ phận là xử lý các giao dịch trực tiếp với khách hàng nhƣ gửi rút tiền gửi tiết kiệm; giải ngân và thu nợ; thu và trả tiền dịch vụ; nhận, chuyển tiền, phát hành thẻ và tất cả các giao dịch khác đƣợc thực hiện tại quầy giao dịch.
Kiểm soát viên, kế toán tổng hợp: tổng hợp các bút toán giao dịch trong ngày, hiểm tra sự hợp lý của các giao dịch, liên kết với Trƣởng quỹ để kiểm tra sự hợp lý trong thu chi của nguồn tiền.
IT: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và bảo trì hệ thống hoạt động của cơ quan bao gồm mạng lƣới internet, máy tính, máy ATM...
Hành chính: Quản lý tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Chi nhánh, an ninh, văn phòng phẩm và nhận/gửi/lƣu công văn.
Cán bộ tín dụng và chuyên viên khách hàng bán lẻ, chuyên viên khách hàng bán buôn: có chức năng tƣơng tự nhau là quản lý quan hệ khách hàng, tiềm kiếm khách hàng mới, bán tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhƣ: tiền vay, tiền gửi, bảo lãnh, phát hành thẻ...; làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ khách hàng, quản lý khách hàng để trao đổi thông tin, chuyển tiếp các thông tin, thông báo hoàn chỉnh các thủ tục giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng.
Bộ phận Hỗ trợ tín dụng: Đây là Bộ phận quan trọng nhất của ngân hàng, bao gồm Trƣởng Bộ phận Hỗ trợ tín dụng và các Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng. Chức năng nhiệm vụ chính là thực hiện các bƣớc tiếp theo trong quy trình cho vay sau khi phê duyệt nhƣ kiểm soát các hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp, tác nghiệp với Phòng/Bộ phận liên quan để thực hiện giải ngân, thu nợ, quản lý, kiểm soát và lƣu trữ toàn bộ số liệu báo cáo và hồ sơ tín dụng, theo dõi và quản lý nợ xấu.
3.1.4 Đặc điểm về nhân sự
Nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một Ngân hàng nào. Sự tồn tại và phát triển của nguồn nhân lực luôn song hành cùng sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Với lực lƣợng lao động có tay nghề cao, cán bộ có trình độ chuyên môn quản lý tốt nếu đƣợc bố trí phù hợp sẽ phát huy sức sáng tạo dẫn tới năng suất và hiệu quả lao động cao. Vì lẽ đó, mỗi Ngân hàng có một cách tuyển dụng, một cách chiêu mộ nhân tài riêng, đồng thời cùng với chính sách trả lƣơng, thƣởng và hoa hồng hàng năm, nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của mổi cá nhân từ đó tạo nên sức mạnh của tập thể mà hệ quả là sự phát triển của Ngân hàng.
Toàn bộ chi nhánh có 27 nhân sự, trong đó chỉ có Giám đốc chi nhánh có trình độ Thạc sĩ, 1 nhân viên quỹ có trình độ trung cấp, 2 bảo vệ và 1 lao công có trình độ phổ thông, còn lại tất cả nhân viên điều có trình độ Đại học ở các chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác.
Ở Phòng quan hệ khách hàng: Chi nhánh có tổng cộng 11 nhân viên, trong đó có 1 trƣởng phòng và 1 phó phòng cùng trong đó 2 nhân viên tín dụng chuyên về bán buôn, 5 nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ và 3 nhân viên ở bộ phận hỗ trợ tín dụng.
Với khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân thì tất cả đều thuộc quản lý của nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ. Trung bình, một nhân viên tín dụng bán lẻ quản lý trên dƣới 50 tỷ dƣ nợ, tƣơng ứng với khoảng 15 khách hàng là hộ kinh doanh và khoảng 40 khách hàng cá nhân.
Với lƣợng khách hàng cần quản lý nhƣ thế, nếu mỗi tháng nhân viên tín dụng chỉ gặp khách hàng 1 lần thì với lƣợng khách hàng lên đến trên dƣới 55 khách hàng, tƣơng ứng cứ mỗi 2 ngày làm việc một nhân viên tín dụng phải gặp gỡ, trao đổi với ít nhất 5 khách hàng. Đây là một khối lƣợng công việc không hề nhỏ cho nhân viên tín dụng. Điều này đòi hỏi nhân viên tín dụng phải ngày càng nâng cao nghiệp vụ của mình để giải quyết công việc một cách nhanh chóng nhất và đạt kết quả tốt nhất.
Song song đó, bộ phận hỗ trợ tín dụng cũng nhƣ các bộ phận khác cần phải làm việc hết sức vất vả mới có thể hoàn thành công việc đƣợc giao, và để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh, từng nhân viên một phải biết ý thức công việc cũng nhƣ tự mình học hỏi nâng cao nghiệp vụ để giải quyết công việc đạt hiệu quả nhất.
3.1.5 Định hƣớng phát triển
- Thực hiện kế hoạch: Bền vững, ổn định, có hiệu quả, tập trung tăng trƣởng cao huy động vốn khách hàng, phát triển dịch vụ.
- Xây dựng văn hóa kinh doanh và lấy đó làm nền tảng để xây dựng đầu tƣ chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự và đào tạo đúng ngƣời, đúng việc, thực hiện chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên.
- Tăng cƣờng công tác huy động vốn từ thị trƣờng 1, thúc đẩy mạnh mẽ việc tiếp thị và lập quan hệ với khách hàng doanh nghiệp tốt.
- Tiếp tục tăng trƣởng dƣ nợ phù hợp với mức tăng trƣởng nguồn vốn. Kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng, tập trung thu hồi nợ quá hạn, hạn chế nợ xấu phát sinh, phối hợp các cấp, các ngành có liên quan để thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ tồn đọng. Thƣờng xuyên chỉ đạo phân loại nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
- Xây dựng phát triển Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ vững mạnh về mọi mặt, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, lấy chất lƣợng sản phẩm dịch vụ đƣợc khách hàng công nhận làm tiêu chí phấn đấu.
* Mục tiêu hoạt động kinh doanh: Cuối năm 2015 sẽ trở thành ngân hàng hàng đầu trong nƣớc trong lĩnh vực cho vay nhóm các doanh nghiệp vừa và
nhỏ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và các ngành sản xuất, chế biến, ngành y tế và giáo dục.
3.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 2011-2013 THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH CẦN THƠ 2011-2013
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trƣớc hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất, đồng thời vẫn thực hiện đƣợc kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ (2011-2013)
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: NHTMCP Bắc Á – Chi nhánh Cần Thơ
3.2.1 Phân tích doanh thu
Qua bảng số liệu trên ta thấy phần nào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011 – 2013. Nhìn chung, doanh thu có tốc độ tăng trƣởng mạnh. Năm 2011 doanh thu đạt 21.344 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 49.884 triệu đồng, tức tăng 28.540 triệu đồng tƣơng ứng tăng với tỷ lệ 133,71%. Năm 2013 doanh thu đạt 67.146 triệu đồng, tăng 17.262 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng tăng 34,60%. Doanh thu tăng cao là do chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và sử dụng vốn; đồng thời nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc trong việc giảm tỷ lệ phí của Ngân hàng rất thấp để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 21.344 49.884 67.146 28.540 133,71 17.262 34,60 Chi phí 16.052 43.118 58.521 27.066 168,61 15.403 35,72 Lợi nhuận 5.292 6.766 8.625 1.474 27,85 1.859 27,48
Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao, thu hút khách hàng ngày càng nhiều.
3.2.2 Phân tích chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Nhìn chung, chi phí của ngân hàng có xu hƣớng tăng qua các năm cụ thể nhƣ sau: năm 2011, tổng chi phí của ngân hàng là 16.052 triệu đồng, năm 2012 tổng chi phí tăng nhanh lên mức 43.118 triệu đồng tức tăng đến 27.066 triệu đồng tƣơng ứng mức tăng 168,61% so với năm 2011, năm 2013 chi phí của ngân hàng là 58.521 tăng 15.403 triệu đồng so với năm 2012 tƣơng ứng mức tăng 35,72%. Nguyên nhân của sự tăng lên của chi phí là do lãi tiền gửi của vốn huy động tăng lên đáng kể. Đặc biệt, trong năm 2012, chi phí hoạt động tăng cao do đầu tƣ ban đầu cho thƣơng hiệu mới, thay đổi hệ thống nhận diện thƣơng hiệu, quá trình mở rộng đầu tƣ công nghệ, bổ sung nhân lực, mở rộng mạng lƣới, chi cho mua sắm máy móc thiết bị, ra sản phẩm mới. Tuy nhiên tổng chi phí luôn thấp hơn tổng thu nhập của ngân hàng, điều này cho thấy ngân hàng đã có bƣớc phát triển đúng hƣớng, đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Tuy các khoản chi gia tăng một mặt làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng, nhƣng mặt khác nó chứng tỏ uy tín của ngân hàng ngày càng cao đối với ngƣời dân trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nói riêng và các vùng lân cận nói chung.
3.2.3 Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận: Năm 2011, lợi nhuận đạt 5.292 triệu đồng. Đến năm 2012, lợi nhuận tăng 1.474 triệu đồng tƣơng ứng với mức tăng 27,85% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận đạt 8.625 triệu đồng, tăng 27,48% so với năm 2012.
Nhìn chung, tuy nền kinh tế còn khó khăn đặc biệt là vào năm 2013 nhƣng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ của Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Cần Thơ và những chính sách, chủ trƣơng hiệu quả đã mang lại những