Đặc điểm về nhân sự

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ một Ngân hàng nào. Sự tồn tại và phát triển của nguồn nhân lực luôn song hành cùng sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Với lực lƣợng lao động có tay nghề cao, cán bộ có trình độ chuyên môn quản lý tốt nếu đƣợc bố trí phù hợp sẽ phát huy sức sáng tạo dẫn tới năng suất và hiệu quả lao động cao. Vì lẽ đó, mỗi Ngân hàng có một cách tuyển dụng, một cách chiêu mộ nhân tài riêng, đồng thời cùng với chính sách trả lƣơng, thƣởng và hoa hồng hàng năm, nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của mổi cá nhân từ đó tạo nên sức mạnh của tập thể mà hệ quả là sự phát triển của Ngân hàng.

Toàn bộ chi nhánh có 27 nhân sự, trong đó chỉ có Giám đốc chi nhánh có trình độ Thạc sĩ, 1 nhân viên quỹ có trình độ trung cấp, 2 bảo vệ và 1 lao công có trình độ phổ thông, còn lại tất cả nhân viên điều có trình độ Đại học ở các chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác.

Ở Phòng quan hệ khách hàng: Chi nhánh có tổng cộng 11 nhân viên, trong đó có 1 trƣởng phòng và 1 phó phòng cùng trong đó 2 nhân viên tín dụng chuyên về bán buôn, 5 nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ và 3 nhân viên ở bộ phận hỗ trợ tín dụng.

Với khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân thì tất cả đều thuộc quản lý của nhân viên tín dụng chuyên về bán lẻ. Trung bình, một nhân viên tín dụng bán lẻ quản lý trên dƣới 50 tỷ dƣ nợ, tƣơng ứng với khoảng 15 khách hàng là hộ kinh doanh và khoảng 40 khách hàng cá nhân.

Với lƣợng khách hàng cần quản lý nhƣ thế, nếu mỗi tháng nhân viên tín dụng chỉ gặp khách hàng 1 lần thì với lƣợng khách hàng lên đến trên dƣới 55 khách hàng, tƣơng ứng cứ mỗi 2 ngày làm việc một nhân viên tín dụng phải gặp gỡ, trao đổi với ít nhất 5 khách hàng. Đây là một khối lƣợng công việc không hề nhỏ cho nhân viên tín dụng. Điều này đòi hỏi nhân viên tín dụng phải ngày càng nâng cao nghiệp vụ của mình để giải quyết công việc một cách nhanh chóng nhất và đạt kết quả tốt nhất.

Song song đó, bộ phận hỗ trợ tín dụng cũng nhƣ các bộ phận khác cần phải làm việc hết sức vất vả mới có thể hoàn thành công việc đƣợc giao, và để hạn chế những rủi ro có thể phát sinh, từng nhân viên một phải biết ý thức công việc cũng nhƣ tự mình học hỏi nâng cao nghiệp vụ để giải quyết công việc đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng đối với hộ kinh doanh và cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á – chi nhánh cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)