Luyện kĩ năng học tiếng Việt trên cơ sở tri thức tiếng Việt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 63)

2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

2.8.5. Luyện kĩ năng học tiếng Việt trên cơ sở tri thức tiếng Việt

Trong toàn bộ chương trình cũng như ở chương trình từng lớp, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tri thức tiếng Việt có mối quan hệ nội tại chặt chẽ.

58

Tri thức tiếng Việt là công cụ hình thành kĩ năng. Trong thực tế dạy học, học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập cụ thể chính là do kiến thức tiếng Việt không chắc chắn, khái niệm trở nên chết cứng và không biến thành cơ sở của kĩ năng. Muốn kiến thức là cơ sở của kĩ năng thì kiến thức đó học sinh phải nắm vững (hiểu đúng và nhớ). Bởi vậy, giáo viên tổ chức học sinh thực hiện các hành động học: hành động phân tích, hành động mô hình hóa, hành động cụ thể hóa trong quá trình lĩnh hội tri thức tiếng Việt.

59

PHẦN KẾT LUẬN

1. Kết luận

Từ kết quả thực trạng kĩ năng học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn, Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Các kĩ năng học môn Tiếng Việt đã được hình thành và phát triển ở học sinh lớp 3. Các kĩ năng: kĩ năng nói dựa theo câu hỏi định hướng, kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng kể chuyện, kĩ năng viết chính tả, kĩ năng viết văn bản là các kĩ năng đạt ở mức độ cao chiếm tỉ lệ khá cao.

- Các kĩ năng: Kĩ năng nhận biết các kiểu câu nhờ phân biệt ngữ điệu, kĩ năng ghi nhớ và ghi chép nội dung văn bản vừa nghe, kĩ năng hiểu nội dung văn bản vừa nghe, kĩ năng nói theo dàn bài chiếm tỉ lệ thấp.

Nguyên nhân của thực trạng trên là: Do nội dung bài học quá tải, nên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành và luyện tập chưa nhiều. Do học sinh hiểu từ ngữ chưa chính xác, vốn từ của các em còn nghèo nàn, nắm ngữ pháp chưa chắc nên khi viết và nói nhiều em dùng từ còn sai, viết câu chưa đúng, không biết chấm câu.

Chúng tôi đề xuất một số biện pháp hi vọng sẽ được áp dụng vào dạy học ở trường tiểu học nhằm nâng cao kĩ năng học tiếng Việt cho học sinh lớp 3.

2. Kiến nghị

Qua thời gian thực tập ở trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội, tôi xin đưa ra một vài ý kiến đề xuất với hi vọng góp phần vào việc dạy học phân môn Tiếng Việt được tốt hơn như sau:

1. Giáo viên cần phải thường xuyên, tích cực hơn nữa về việc củng cố, nâng cao trình độ kiến thức cũng như nghiệp vụ sư phạm. Phải luôn đặt ra yêu cầu

60

cao với bản thân mình về sự mẫu mực, quan tâm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, thể hiện khi viết bảng, giảng bài, chấm bài,…

2. Rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh dưới nhiều hình thức, nhiều thời điểm và đối với nhiều học sinh khác nhau. Và dành nhiều thời gian hơn nữa cho học sinh thực hành bốn kĩ năng này.

3. Nên tổ chức các kì thi như kể chuyện, viết văn,… cho học sinh trong phạm vi lớp, khối, trường. Để từ đó rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em.

4. Nên sử dụng nhiều hơn nữa phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Tiếng Việt.

5. Trong giờ học buổi chiều giáo viên nên chọn một số bài tập đọc khác ngoài chương trình để học sinh luyện đọc. Bởi vì nhiều bài tập hiện nay là quá dễ về mặt luyện đọc. Trong các bài luyện đọc đó mật độ tiếng khó thấp, học sinh không cần cố gắng vẫn đọc được. Do đó trình độ đọc không được nâng cao. Giáo viên nên chọn thêm những bài tập đọc sao cho mật độ tiếng khó ngày càng cao, có như vậy thì trình độ đọc của học sinh mới được nâng cao nhanh chóng. Và trong quá trình học sinh đọc, giáo viên cần chú ý sửa luôn lỗi phát âm cho trẻ đặc biệt là lỗi về phát âm l / n, s/ x,…

6. Giáo viên nên cho học sinh làm bài tập thường xuyên, làm nhiều dạng bài tập về chính tả từ đó học sinh sẽ ít mắc lỗi hơn.

7. Giáo viên phải có thái độ sư phạm đúng đắn như: thương yêu, hướng dẫn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ,… Từ đó sẽ giúp học sinh có thêm niềm tin để đọc, viết, nói về vấn đề nào đó.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), Tâm lí học, Tập I+II, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Hữu Hợp (2013), Lí luận dạy học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

3. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2008), Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.

4. Lê Văn Hồng (chủ biên) (1997), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

6. Lê Phương Nga (chủ biên) (2011), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Tập I+II, NXB Đại học Sư phạm.

7. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Trí (2002), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo

chương trình mới, NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2005), Tâm lí học, Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm, NXB Giáo dục.

PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên: ... Lớp : ...

1. Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc ?

2. Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?

3. Em hiểu ra điều gì sau khi học bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục?

4. Em sẽ làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ?

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên: ... Lớp : ...

1. Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?

2. Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào?

3. Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?

4. Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)