Các quá trình tâm lí của học sinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 53)

2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

2.7.3. Các quá trình tâm lí của học sinh

Tri giác

Ở các lớp đầu bậc Tiểu học, do chưa biết phân tích tổng hợp nên tri giác của học sinh thường gắn với hành động thực tiễn của trẻ. Các em tri giác tổng thể khó phân biệt những đối tượng gần giống nhau. Việc phân biệt các đối tượng đó dễ mắc sai lầm, lẫn lộn.

Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và không mang tính ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn.

48

Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. Bên cạnh đó, trong dạy học ở trường Tiểu học khi hướng dẫn học sinh tri giác đồ dùng dạy học, tri giác tài liệu học tập, giáo viên cần đề ra nhiệm vụ thông qua các câu hỏi và hướng dẫn học sinh biện pháp tri giác để đạt được mục đích của bài dạy.

Trí nhớ

Trí nhớ là quá trình các em ghi lại thông tin và cần thiết có thể tái hiện lại. Ở học sinh Tiểu học có hai loại trí nhớ là: trí nhớ có chủ định và trí nhớ không có chủ định.

Giai đoạn lớp 1,2,3 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.

Tư duy

Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh lớp 3 là sự chuyển từ tính trực quan cụ thể sang tính trừu tượng khái quát. Tư duy của học sinh đang dần dần thoát khỏi tính chất trực tiếp của tri giác và mang dần tính trừu tượng, khái quát.

Từ lớp 3, các em đã có thể phân tích đối tượng mà không cần đến những hành động thực tiễn đối với đối tượng đó. Các em đã có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ và sắp xếp chúng vào một hệ thống nhất định. Tuy nhiên học sinh vẫn khó khăn khi tiến hành tổng hợp.

Học sinh lớp 3, tuy đã biết đi tìm sự giống nhau và khác nhau khi so sánh, nhưng các em thường hoặc là chỉ tìm thấy sự giống nhau ở những đối tượng đã quen thuộc hoặc chỉ tìm thấy sự khác nhau ở những đối tượng mới

49

lạ, rất hiếm khi cùng một lúc các em vừa tìm thấy cái giống nhau và cái khác nhau.

Học sinh lớp 3 bắt đầu nắm được các mối quan hệ của khái niệm, đã tách được những dấu hiệu bản chất của khái niệm mặc dù chưa hệ thống hóa được các dấu hiệu đó.

Tưởng tượng

Tưởng tượng của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em. Khuynh hướng chủ yếu trong sự phát triển của tưởng tượng của học sinh lớp 3 là tiến dần đến phản ánh một cách đúng đắn và đầy đủ hiện thực khách quan trên cơ sở những tri thức tương ứng. Hình ảnh tưởng tượng của học sinh lớp 3 khái quát hơn học sinh lớp 2. Nếu học sinh lớp 2, khi kể về cuộc đi chơi đã mô tả một cách tỉ mỉ, chính xác một cuộc đi chơi có thực nào đó của các em, thì học sinh lớp 3 đã xây dựng hình ảnh của một cuộc đi chơi không chỉ trên cơ sở của một cuộc đi chơi cụ thể nào đấy, mà trên cơ sở của sự điều chế, tu chỉnh nhiều cuộc đi chơi đã có. Số lượng các chi tiết trong hình ảnh tưởng tượng của học sinh tăng lên từ lớp này đến lớp khác, nhưng phải đến lớp 3 thì mới tìm thấy mới liên hệ giữa các chi tiết, dấu hiệu để sắp đặt chúng một cách hợp lí, sát với thực tế. Lên lớp 3 học sinh mới bắt đầu hình dung được đối tượng một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn. Ví dụ, học sinh có thể kể lại từng lời hoặc viết lại một câu chuyện khá đầy đủ mọi chi tiết sau khi được nghe kể.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Vốn từ của học sinh tăng lên một cách đáng kể do được học nhiều môn và phạm vi tiếp xúc được mở rộng. Khả năng hiểu nghĩa của từ của học sinh lớp 3 được phát triển: từ chỗ hiểu một cách cụ thể, cảm tính đến hiểu một cách khái quát trừu tượng nghĩa của từ. Tuy nhiên, phần lớn học

50

sinh lớp 3 thường hiểu nghĩa của từ gắn với nội dung cụ thể của bài học. Việc hiểu nghĩa bóng của từ còn khó khăn đối với học sinh. Các em nắm được một số quy tắc ngữ pháp cơ bản nhưng việc vận dụng vào ngôn ngữ nói và viết chưa thuần thục nên còn phạm nhiều lỗi, nhất là khi viết. Theo kết quả nghiên cứu thì ngôn ngữ viết của học sinh nghèo hơn nhiều so với ngôn ngữ nói. Bởi vì học sinh rất khó chuyển ngôn ngữ bên trong vào hình thức viết. Hơn nữa, do hiểu từ ngữ chưa chính xác, nắm ngữ pháp chưa chắc, nên khi viết các em dùng từ còn sai, viết câu chưa đúng, không biết chấm câu,… Học sinh gặp khó khăn khi đọc hiểu. Một mặt, vì ở đấy không có sự hỗ trợ của các biểu hiện bên ngoài của ngôn ngữ: ngữ điệu, vẻ mặt,… Mặt khác, do học sinh chưa hiểu được các thủ thuật: từ nhấn mạnh, dấu biểu cảm, trật tự từ,…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)