Kĩ năng viết chính tả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 44)

2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

2.6.1. Kĩ năng viết chính tả

Chính tả (chính: đúng, tả : viết) là những quy định về cách viết đúng, cách viết thống nhất đối với mỗi từ ngữ, tên người, tên địa lí, tên các tổ chức, cơ quan,…

Học sinh lớp 3 được rèn luyện về chính tả thông qua các hình thức chính tả Tập chép, Nghe – viết, Nhớ - viết.

Để rèn kĩ năng chính tả cho học sinh, chúng tôi tiến hành cho học sinh Nghe – viết chính tả. Nghe – viết : là hình thức chính tả yêu cầu ở mức cao hơn hình thức chính tả Tập chép và có yêu cầu thấp hơn hình thức chính tả Nhớ - viết, Nghe – viết là nghe người khác đọc bằng hình thức âm thanh để chuyển hóa lại bằng hình thức chữ viết. Và đây cũng là hình thức rèn luyện chính tả chủ yếu.

39

Để khảo sát kĩ năng viết chính tả của học sinh, chúng tôi yêu cầu học sinh Nghe – viết bài chính tả Hội vật

Hội vật

Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.

Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân.

(Tiếng Việt 3- tập 2) Các kết quả được đánh giá theo các mức độ:

Mức độ 1 : Học sinh viết đúng bài chính tả

Mức độ 2 : Học sinh viết xong bài chính tả nhưng còn sai lỗi chính tả Mức độ 3 : Học sinh chưa viết xong bài chính tả

Kết quả thu được như sau:

Bảng 10: Kết quả kĩ năng viết chính tả

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 21 53,8 17 43,5 1 2,7

Thông qua bài tập viết chính tả này kết hợp với việc chấm bài chính tả của học sinh tôi thấy chỉ có 21 học sinh (chiếm 53,8%) đạt mức độ 1: viết đúng bài chính tả. Còn 18 học sinh (chiếm 43,5%) đạt mức độ 2: viết bài còn viết sai lỗi chính tả.Chỉ có 1 học sinh (chiếm 2,7%)ở mức độ 3: chưa viết xong bài chính tả.

40

Qua kết quả trên tôi thấy, học sinh đạt mức độ 1 và đạt mức độ 2 không chênh lệch nhau nhiều.Điều này chứng tỏ học sinh còn viết sai lỗi chính tả là khá nhiều. Nguyên nhân là do học sinh chưa chú ý nghe giáo viên đọc bài, và có thể là do tốc độ viết của học sinh phải khẩn trương hơn để theo kịp tốc độ đọc của giáo viên. Các dạng lỗi và các kiểu lỗi mà các em hay mắc phải là:

- Lỗi về phụ âm đầu Ví dụ: Gấp rút - gấp dút

Giục giã - dục dã

Cây trồng giữa sới - cây chồng giữa xới Bê nổi - bê lổi

-Lỗi về âm đệm:

Ví dụ: Loay hoay - lay hay Quắm Đen - Qắm Đen

-Lỗi quên không viết hoa danh từ riêng Ví dụ: Quắm Đen - quắm đen

Cản Ngũ - cản ngũ

Nguyên nhân là do học sinh hay nói nhầm lẫm giữa l/n , d/r nên khi viết chính tả các em cũng hay mắc các lỗi về phụ âm đầu nhiều hơn là mắc các lỗi về âm đệm.

Để tránh được việc viết sai lỗi chính tả học sinh cần phải chú ý nghe bài từ khi giáo viên đọc mẫu toàn bài viết, và cần chú ý nghe cách phát âm của giáo viên khi giáo viên đọc bài cho học sinh viết.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)