Kĩ năng nói dựa theo câu hỏi định hướng hoặc trả lời các câu hỏ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 32)

2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

2.4.1. Kĩ năng nói dựa theo câu hỏi định hướng hoặc trả lời các câu hỏ

Nói dựa theo câu hỏi định hướng hoặc trả lời các câu hỏi, tức là học sinh sẽ dựa vào các câu hỏi có sẵn để trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài, hoặc dựa vào các câu hỏi có sẵn để nói theo các chủ điểm.

Để nắm được tình hình cụ thể về kĩ năng nói dựa theo câu hỏi định hướng, chúng tôi đưa ra đề bài sau.

Đề bài: Kể lại một trận thi đấu thể thao Gợi ý

27 a, Đó là môn thể thao nào?

b, Em tham gia hay chỉ xem thi đấu?

c, Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu?Tổ chức khi nào? d, Em cùng xem với những ai?

e, Buổi thi đấu diễn ra như thế nào? g, Kết quả thi đấu ra sao?

(Tiếng Việt lớp 3- tập 2 – trang 88)

Đây là kiểu bài nói theo chủ điểm dựa theo các câu hỏi định hướng, đúng như tên gọi của kiểu bài, kể lại một trận thi đấu thể thao là bài trong chủ điểm Thể thao.

Các kết quả được đánh giá theo các mức độ:

Mức 1: Kể về một trận thi đấu thể thao theo đúng thứ tự các gợi ý trên với giọng kể sôi nổi, đầy hứng thú.

Mức 2: Kể được về một trận thi đấu thể thao với giọng kể khá tốt, nhưng chưa theo đúng thứ tự các gợi ý

Mức 3: Kể về một trận thi đấu thể thao không theo những gợi ý trên. Các kết quả thu được trên đối tượng là 39 học sinh như sau:

Bảng 4: Kĩ năng nói dựa theo câu hỏi định hƣớng

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 20 51,3 17 43,6 2 5,1

Qua kết quả trên ta thấy số học sinh đạt ở mức 1, tức là đã biết kể về một trận thi đấu thể thao theo đúng thứ tự các gợi ý với giọng kể sôi nổi, đầy hứng thú chiếm tỉ lệ một nửa lớp (51,2%). Học sinh đạt ở mức 2: kể về một trận thi đấu thể thao vói giọng kể khá tốt cũng thể hiện được sự sôi nổi của

28

trận đấu, nhưng kể không theo đúng thứ tự các gợi ý cũng chiếm số lượng khá cao (43,5%). Học sinh đạt ở mức 3: Kể về trận thi đấu thể thao không theo gợi ý trên chỉ có 2 học sinh (chiếm 5,3%).

Nhìn chung các em đã biết kể về một trận thi đấu thể thao là như thế nào. Hầu như các em đều kể về trận thi đấu với giọng sôi nổi, đầy hứng thú, thể hiện được kịch tính của trận thi đấu. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng học sinh kể không theo đúng thứ tự gợi ý của sách giáo khoa, hay không kể theo các gợi ý của sách giáo khoa là do các em còn lúng túng khi kể và chưa nhớ được thứ tự đúng của các câu hỏi gợi ý. Và vẫn còn một số học sinh còn ấp úng khi kể, có thể là do các em còn ngại và chưa tự tin khi đứng trước lớp và có thể do các em chưa được trực tiếp chứng kiến một trận thi đấu thể thao nào.

Để các em rèn kĩ năng nói theo các câu hỏi định hướng tốt hơn, giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều các câu hỏi gợi ý để các em nhớ các câu hỏi gợi ý, và giáo viên cần tạo không khí gần gũi và sôi nổi khi các em kể. Cần gọi các học sinh nhút nhát lên bảng thường xuyên để các em tự tin hơn khi đứng trước đám đông.

2.4.2. Kĩ năng nói theo dàn bài

Dàn bài là cách sắp xếp các nội dung chủ yếu của bài theo một chiến lược giao tiếp nhất định. Đó là cách tổ chức các ý lớn, ý nhỏ của bài theo một hệ thống nhất định. Nói theo dàn ý giúp các em sắp xếp các ý tưởng trước và giúp các em dễ trình bày theo cách nói chuyện.

Để khảo sát thực trạng kĩ năng nói theo dàn bài, chúng tôi yêu cầu học sinh nói theo dàn bài sau:

Đề bài : Kể về một ngày hội mà em biết. Gợi ý:

a, Đó là hội gì?

29 c, Mọi người đi xem hội như thế nào? d, Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?

e, Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa…)

g, Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?

(Tiếng Việt 3- tập 2- trang 72) Các kết quả được đánh giá theo các mức độ :

Mức độ 1 : Học sinh nói tốt theo gợi ý đã cho và đã có sự sáng tạo thêm. Mức độ 2 : Học sinh nói được theo gợi ý đã cho.

Mức độ 3 : Học sinh nói theo gợi ý nhưng còn ấp úng, chưa lưu loát. Các kết quả thu được trên 39 học sinh như sau :

Bảng 5 : Kĩ năng nói theo dàn bài

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 16 41 19 48,7 4 10,3

Từ việc học sinh kể về một ngày hội mà em biết và một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải trả lời theo ý hiểu của mình, và dựa vào kết quả thu được ở trên, tôi thấy : Tỉ lệ học sinh ở mức độ 2 : Học sinh nói được theo gợi ý đã cho (chiếm 48,7%) cao hơn tỉ lệ học sinh đạt mức độ 1 : Học sinh nói tốt theo gợi ý đã cho và có thêm sự sáng tạo (chiếm 41%). Còn học sinh ở mức độ 3 : Học sinh nói theo gợi ý nhưng còn ấp úng, chưa lưu loát thì ít hơn (chiếm 10,3%).

Nguyên nhân của thực trạng trên là do các em chỉ mới được tham gia một số ít lễ hội, nên các em chưa biết rõ trong một ngày hội thì thường có các hoạt động gì. Chính vì vậy mà các em chỉ mới nói được về ngày hội theo

30

những gợi ý mà SGK đã đưa ra mà chưa nói thêm được nhiều về các hoạt động khác trong ngày hội. Đặc biệt khi học sinh nói về cảm nghĩ của em về ngày hội đó, học sinh nói rất ít, các em chưa biết diễn tả tình cảm của mình sau khi tham gia ngày hội qua lời nói như thế nào. Nguyên nhân là do vốn từ ngữ của học sinh còn hạn chế.

Còn một số ít học sinh nói về ngày hội còn ấp úng, chưa lưu loát đó là do một số em chưa được trực tiếp tham gia một ngày hội nào cả, và còn một số em còn nhút nhát, chưa tự tin nói trước cả lớp.

Để khắc phục thực trạng này, trước khi cho học sinh nói về ngày hội, giáo viên có thể kể cho học sinh về một số ngày hội ở địa phương gần gũi với các em, hoặc có thể cho học sinh xem tranh ảnh, video của một số hoạt động trong ngày hội nào đó. Và giáo viên cần tạo không khí lớp học thoải mái, cho các em tự do nói những điều mình nghĩ, mình cảm nhận được. Nên khuyến khích các học sinh còn nhút nhát nói nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)