Kĩ năng kể chuyện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 36)

2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

2.4.3. Kĩ năng kể chuyện

Kể chuyện phát triển các kĩ năng nói và nghe cho học sinh. Cụ thể là : Rèn kĩ năng độc thoại và rèn kĩ năng đối thoại .

Kĩ năng độc thoại được rèn qua các bài tập kể lại câu chuyện đã được học trong giờ tập đọc. Ở lớp 3 còn có thêm một kiểu bài tập với yêu cầu sáng tạo cao hơn so với lớp 2 – đó là kiểu bài kể lại chuyện theo lời một nhân vật, chiếm tỉ lệ 32%.

Kĩ năng đối thoại được rèn thông qua hình thức hợp tác dựng lại câu chuyện đã học theo cách phân vai.

Để nắm được tình hình cụ thể về khả năng kể chuyện, chúng tôi đưa ra đề bài sau :

Kể lại toàn bộ câu chuyện “Buổi học thể dục” bằng lời của một nhân vật.(Tiếng Việt 3 – tập 2 – trang 90).

31

Các kết quả được đánh giá theo các mức độ :

Mức độ 1 : Học sinh kể tốt được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật Nen-li.

Mức độ 2 : Học sinh kể lại toàn câu chuyện theo lời của nhân vật Nen-li, xong kể còn ấp úng

Mức độ 3 : Học sinh chưa kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật Nen-li.

Các kết quả thu được trên đối tượng là 39 học sinh như sau :

Bảng 6 : Kết quả kĩ năng kể chuyện

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 18 46,1 17 38,4 6 15,5

Qua kết quả trên ta thấy số học sinh kể lại tốt được câu chuyện theo lời của nhân vật Nen-li (chiếm 46,1%) so với số học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật Nen-li, xong còn kể ấp úng (chiếm 38,4%) chênh lệch nhau không nhiều. Có 15,5% học sinh chưa kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật Nen-li.

Nguyên nhân của việc học sinh đạt mức độ 1 và số học sinh đạt mức độ 2 gần bằng nhau là do : Các em chưa nắm rõ được nội dung của câu chuyện. Và do các nhân vật trong truyện là tên nước ngoài nên các em chưa nhớ hết được tên các nhân vật, hoặc có khi nhớ tên các nhân vật nhưng học sinh lại nói sai tên các nhân vật.

Ví dụ : Tên nhân vật Đê-rốt-xi học sinh lại nói là Đi-dốt-xi. Tên nhân vật Cô-rét-ti học sinh nói thành Cô-dét-xi… Bên cạnh đó học sinhvẫn mắc lỗi về phụ âm đầu l/n ; r/d Ví dụ: leo lên – neo nên

32 Cố sức leo- cố sức neo Luôn miệng- nuôn miệng Rướn người- dướn người Rạng rỡ - dạng dỡ

Và cũng do một phần là do học sinh còn nhút nhát, chưa tự tin khi nói trước cả lớp.

Để khắc phục tình trạng này giáo viên cần cho học sinh đọc lại bài đọc nhiều lần để học sinh nắm được nội dung của chuyện, đồng thời học sinh cũng nhớ chính xác được tên của các nhân vật trong truyện. Giáo viên cũng nên chú ý cho học sinh giọng kể đối với từng nhân vật. Giáo viên cũng cần tạo không khí thoải mái trong lớp học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào giờ hoc. Cần khen ngợi học sinh khi các em đã có sự cố gắng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)