Kĩ năng nhận biết các kiểu câu nhờ phân biệt ngữ điệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 27)

2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

2.3.1. Kĩ năng nhận biết các kiểu câu nhờ phân biệt ngữ điệu

Mục đích của kiểu bài Đặt và trả lời các câu hỏi Vì sao? là dạy học sinh

cách dùng trạng ngữ của câu.

Để nắm được tình hình cụ thể về cách dùng trạng ngữ của câu của học sinh, chúng tôi đưa ra bài tập sau :

Bài tập : Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” a, Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b, Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.

c, Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

(Tiếng Việt lớp 3- tập 2) Các kết quả được đánh giá theo các mức độ:

Mức độ 1: Học sinh trả lời đúng cả 3 câu hỏi và nói được cách dùng trạng ngữ của câu.

22

Mức độ 2: Học sinh trả lời đúng cả 3 câu hỏi, nhưng chưa nói đủ cách dùng trạng ngữ của câu.

Mức độ 3 : Học sinh chỉ trả lời được 3 câu hỏi mà chưa nói được cách dùng trạng ngữ của câu.

Các kết quả thu được trên đối tượng là 39 học sinh như sau:

Bảng 1: Kĩ năng nhận biết các kiểu câu nhờ phân biệt ngữ điệu

Mức 1 Mức 2 Mức 3

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 15 38,5 17 43,6 7 17,9

Qua kết quả trên ta thấy số học sinh đạt ở mức 1, tức là học sinh trả lời đúng cả 3 câu hỏi và nói đúng cách dùng trạng ngữ của câu chiếm tỉ lệ chưa cao (chiếm 38,5%). Trong khi đó phần lớn học sinh đạt ở mức 2: Học sinh tả lời đúng cả 3 câu hỏi, nhưng chưa nói đủ cách dùng trạng ngữ của câu (chiếm 43,6%). Vẫn còn học sinh chỉ trả lời được 3 câu hỏi mà chưa nói được cách dùng của trạng ngữ của câu (chiếm 17,9%).

Phần lớn là học sinh đã tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”, nhưng chủ yếu là các em chưa trả lời đúng và đầy đủ được cách dùng trạng ngữ của câu.

Nguyên nhân của thực trạng này là do học sinh lớp 3 mới làm quen với thành phần trạng ngữ chính vì vậy các em còn lúng túng khi nói về cách dùng trạng ngữ của câu.

Để khắc phục thực trạng này, giáo viên nên nói rõ cho học sinh biết về ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ trong câu:

Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, cách thức, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,… thực hiện những điều được nói trong câu.

23

Về hình thức, trạng ngữ có các đặc điểm: Nhìn chung, trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc có mặt trong câu như chủ ngữ và vị ngữ. Chỉ có một số trường hợp không thể bỏ được trạng ngữ là:

. Trạng ngữ được dùng để chuyển ý từ câu này sang câu khác. . Trạng ngữ nói một điều mới mẻ hay cần được nhấn mạnh

. Trạng ngữ được dùng để xác định rõ phạm vi không gian, thời gian của những điều được nói trong câu, làm cho nội dung của câu đầy đủ, chính xác hơn.

Trong các tài liệu ngữ pháp tiếng Việt, trạng ngữ thường được phân biệt với phụ ngữ của cụm từ. Nhưng ở cấp Tiểu học, chúng ta chưa đặt vấn đề phân biệt trạng ngữ của câu với phụ ngữ của cụm từ. Giáo viên lớp 3 càng không cần sử dụng các thuật ngữ này. Có thể coi tất cả các bộ phận câu bổ sung ý nghĩa thời gian, nơi chốn, cách thức, nguyên nhân, mục đích, phương tiện đều là trạng ngữ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)