Luyện kĩ năng học tiếng Việt trong các dạng hoạt động lời nói,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 59)

2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

2.8.4. Luyện kĩ năng học tiếng Việt trong các dạng hoạt động lời nói,

các tình huống giao tiếp đa dạng

54

Để giảm bớt khó khăn trong giao tiếp của học sinh với giáo viên tôi áp dụng các biện pháp:

Tạo ra mối quan hệ “nghiêm” mà “thương” để trẻ luôn có cảm giác cô giáo gần gũi và yêu thương mình.

Cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp này là:

Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của giao tiếp giữa giáo viên tiểu học với học sinh tiểu học, đối với việc học tập và phát triển tâm lý trẻ ở Tiểu học mối quan hệ với giáo viên là tất cả vì giáo viên vừa là người dạy học, vừa là người giáo dục trẻ, khác hẳn so với các cấp học khác.

Một sự chú ý, một lời khen khi một công việc hoàn thành tốt, một lời hỏi han chân tình, một cuộc trao đổi chân thực của giáo viên sẽ làm cho học sinh dễ chịu, tự tin và lớn lên.

Xuất phát từ đặc điểm tâm lý đặc trưng của học sinh tiểu học. Tuổi học sinh tiểu học là sống bằng tình cảm, đã tin và yêu quý ai thì nghe và tin theo tất cả nên quan hệ giao tiếp giữa giáo viên và học sinh gặp khó khăn sẽ dẫn đến hiệu quả giáo dục và dạy học hạn chế.

Giáo viên chủ nhiệm lớp nên tiến hành một số công việc tăng cường sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh:

Thường xuyên tổ chức trò chơi trong dạy học. Ví dụ: tổ chức trò chơi “Bắn tên” trong các giờ luyện từ và câu và các bài về mở rộng vốn từ để học sinh tìm các từ theo từng chủ điểm. Chẳng hạn: bài “Mở rộng vốn từ - Thể thao” tôi tổ chức

Trò chơi “Bắn tên” trong bài tập 1: hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:

a, Bóng : Mẫu : bóng đá. b, Chạy : Mẫu : chạy vượt rào. c, Đua : Mẫu : đua xe đạp.

55 d, Nhảy : Mẫu : nhảy cao.

Luật chơi: Lần đầu tiên, giáo viên gọi tên một học sinh lên kể tên môn thể thao bắt đầu bằng từ “bóng”. Nếu học sinh này trả lời đúng sẽ được hô: “Bắn tên ! Bắn tên!”. Học sinh cả lớp sẽ hỏi lại: “Tên gì? Tên gì?”. Học sinh có câu trả lời đúng sẽ được quyền gọi tên một bạn trong lớp đứng lên tìm từ tiếp theo.

Khi được chơi trò này, các em rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ. Bởi vì học sinh nói đúng được chỉ định các bạn khác cảm thấy mình gần giáo viên hơn vì bản thân cũng được gọi các bạn trả lời. Học sinh được bạn gọi cảm thấy khá tự tin, thoải mái vì người gọi mình là bạn mình chứ không phải là thầy (cô) giáo. Như vậy làm giảm sự hồi hộp khi học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.

Ở tuổi học sinh tiểu học, các em suy nghĩ bằng những hình ảnh màu sắc, âm thanh của đối tượng bằng cảm nhận mạnh mẽ của chính mình, trẻ thích tìm những gì li kì, mạo hiểm. Vì vậy để giảm bớt căng thẳng và tạo hứng thú cho học sinh khi nhận nhiệm vụ, giáo viên nên tổ chức cho học sinh một số trò chơi trong các tiết học.

Học sinh tiểu học cũng rất nhạy cảm với sự tiến bộ của mình cũng như bạn bè, một sự chú ý, một lời khen khi công việc hoàn thành tốt, một lời hỏi han chân tình… sẽ làm cho học sinh tự tin và lớn lên. Nên tăng cường khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh, chỉ ra những tiến bộ dù nhỏ nhất của các em.

Giáo viên cùng chơi với học sinh một số trò chơi : Nhìn động tác đoán việc làm: Đoán xem con gì?

Giáo viên kể chuyện cổ tích cho học sinh trước khi đi ngủ trưa ở lớp bán trú.Các truyện mà học sinh thích nghe là “Bầy chim thiên nga”, “Người mẹ”, “Chú bé tí hon”,…

56

Trong khi kể chuyện, giáo viên thường xuyên giải thích những từ học sinh chưa hỏi, thường xuyên đặt ra câu hỏi để các em bày tỏ cảm xúc và mong muốn của mình với nhân vật.

Sự hấp dẫn của những câu chuyện cổ tích, những câu hỏi nhẹ nhàng giúp thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên với học sinh, tăng cường sự gần gũi giữa giáo viên với học sinh và góp phần phát triển ngôn ngữ cho các em.

Giáo viên tăng cường các cử chỉ thể hiện sự âu yếm gần gũi với học sinh. Để học sinh thấy cô giáo của mình là người gần gũi và thực sự yêu thương, quan tâm học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên tăng cường khen ngợi một cách thành thực những cố gắng của học sinh…

+ Biện pháp khắc phục khó khăn trong giao tiếp của học sinh tiểu học với bạn bè.

Cơ sở khoa học để lựa chọn phương pháp

Đối tượng giao tiếp chủ yếu của học sinh tiểu học là bạn bè. Giao tiếp của học sinh tiểu học với bạn bè có ý nghĩa sống còn đối với đời sống tinh thần của chúng. Các em không thể sống thiếu vắng bạn bè. Nhu cầ giao tiếp của học sinh tiểu học với bạn bè không được thỏa mãn sẽ dẫn đến sự phát triển không bình thường cả tâm lí, sinh lí trong con người các em.

Thực tiễn điều tra cho thấy khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 với bạn bè là có thực. Các em vẫn có mâu thuẫn trong khi vui chơi. Các em cũng không thích tham gia vào các hoạt động tập thể và chưa biết phối hợp với nhau trong hoạt động tập thể.

Nội dung và cách thực nghiệm.

Để thực hiện một số biện pháp khắc phục khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3, tôi đã thống nhất kế hoạch với giáo viên chủ nhiệm làm một số việc sau:

57

Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh tham gia với nhiều chủ đề khác nhau. Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

Ngày 8/ 3 tổ chức thi “Năm cánh hoa học trò” Phần 1: Trả lời câu hỏi.

Phần 2: Chơi trò chơi. Phần 3: Thi năng khiếu.

Ngày 26/ 3: Tổ chức cho học sinh lớp 3B thi kéo co. Bốn tổ của lớp chia thành bốn đội thi đấu vòng tròn một lượt.

Cuộc thi “Năm cánh hoa học trò” tạo được không khí thoải mái vui vẻ trong lớp. Học sinh vừa được củng cố một số kiến thức vừa được vui chơi cùng bạn bè, vừa được thể hiện năng khiếu của mình. Đồng thời học sinh cũng được rèn luyện cho mình tính tập thể, tinh thần đồng đội.

Trong các giờ sinh hoạt tập thể thứ 5 hàng tuần, giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm thiên nhiên… tổ chức các buổi lao động tưới cây cảnh trong sân trường. Những hoạt động này giúp cho các em giải trí và tăng cường tinh thần đoàn kết trong lớp.

Tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi: “Hiểu nhau”, “Đặt tên cho bạn”…tạo điều kiện cho học sinh nắm rõ sở thích và đặc điểm riêng của bạn mình, tạo không khí vui vẻ, thân ái, để các bạn trong lớp nói chuyện với nhau nhiều hơn.

Có thể tổ chức cho học sinh tiêu biểu của khối học sinh lớp 4, 5 đến trò chuyện với học sinh lớp 3 nhằm giảm bớt căng thẳng cho học sinh khi tiếp xúc với các anh, chị lớp trên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ năng học môn tiếng Việt của học sinh lớp 3 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)