Tình hình dân cư

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 27)

Tính đến năm 2012, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.214.100 người, mật độ dân số đạt 862 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị gần 791.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người.

3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Huyện Cờ Đỏ được thành lập theo tinh thần Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Ô Môn của tỉnh Cần Thơ. Khi mới thành lập huyện có 2 thị trấn, 12 xã gồm thị trấn Cờ Đỏ, thị trấn Thới Lai và các xã Định Môn, Trường Thành, Thới Thạnh, Trường Xuân, Trường Xuân A, Thới Lai, Xuân Thắng, Đông Hiệp,

19

Thới Đông, Thới Hưng với số dân hơn 180.000 người. Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Thới Lai.

Tháng 3 năm 2009, thực hiện Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, huyện Cờ Đỏ tiếp tục được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Thới Lai, thuộc thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Cờ Đỏ mới gồm các xã của huyện Cờ Đỏ cũ như Đông Hiệp, Thới Đông, Thới Hưng và thị trấn Cờ Đỏ, thành lập mới xã Đông Thắng trên cơ sở chia tách xã Đông Hiệp, xã Thới Xuân trên cơ sở chia tách xã Thới Đông, tiếp nhận bàn giao xã Thạnh Phú, Trung Hưng từ huyện Vĩnh Thạnh, xã Trung An, Trung Thạnh từ huyện Thốt Nốt. Trung tâm huyện được đặt tại thị trấn Cờ Đỏ.

3.2.2 Vị trí địa lý, diện tích và dân số

Huyện Cờ Đỏ là huyện vùng ven và nằm về phía tây của thành phố Cần Thơ, thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là thành phố trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đông giáp huyện Thới Lai, Nam giáp huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), Bắc giáp quận Ô Môn và quận Thốt Nốt, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh. Có giao thông tương đối thuận lợi, giao thông thủy rất thuận tiện với nhiều sông ngồi chằng chịt trên địa bàn thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giao thương với nhau. Ngoài ra, những con sông chằng chịt này còn là nguồn cung cấp phù sa dồi dào cho địa bàn, điều này hết sức quan trọng đối với địa bàn chuyên về sản xuất nông nghiệp như huyện Cờ Đỏ. Bên cạnh đó giao thông bộ cũng không kém phần phát triển, các tuyến đường trên địa bàn từ tỉnh lộ đến những lộ nông thôn nhỏ đều được bê tông hóa, những chiếc cầu được nâng cấp và xây dựng mới với quy mô và chất lượng tốt đã thúc đẩy sự đầu tư vào huyện ngày một tăng. Từ những ưu ái về vị trí địa lý đã làm cho nền kinh tế của huyện phát triển một cách vượt bậc.

Huyện Cờ Đỏ rộng 310.477 km2 và có 122.464 người, trong đó có hơn 9000 người là đồng bào dân tộc thiểu số (đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer).

3.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện năm 2012 và năm 2013 2013

Thực hiện Nghị quyết năm 2013 của Huyện ủy, Ban chấp hành Đảng bộ huyện, cùng với các cấp các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, không ngừng nỗ lực, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua, phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách

20

thức thực hiện có hiệu quả chủ đề năm 2013 về “Cải cách hành chính, huy động các nguồn lực, hướng về cơ sở, tập trung xây dựng nông thôn mới”, kết quả các mặt công tác đạt được cụ thể như sau:

 Về Kinh tế

Từ bảng 3.1, nhìn chung kinh tế năm 2013 tiếp tục phát triển vượt bậc, một số chỉ tiêu quan trọng thực hiện đều đạt so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra. Chứng tỏ huyện đã thực hiện thành công một số chính sách, nghị quyết mà nhà nước và Đảng bộ đề ra. Một số chỉ tiêu tiêu biểu như:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Cờ Đỏ năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2012 Đạt so với kế hoạch (%) 2013 Năm 2013 so với 2012 (%) Kế hoạch 2013 Thực hiện 2013 Đạt (%) GDP Triệu đồng 18,86 4,79 21 21,14 0,64 12,10 Giá trị SX- NN Triệu đồng/ha 123,97 45,84 95 114,70 20,70 (7,48) Giá trị SX-CN Tỷ đồng 668 2,77 795 914,50 15,03 36,90 Giá trị TM-DV Tỷ đồng 1.608 2,42 1.800 1.884,40 4,69 17,20 Giá trị vốn đầu tư Tỷ đồng 1.458 (2,80) 1.500 1.584,90 5,66 8,70 Thu ngân sách Tỷ đồng 38,23 8,82 48,94 57,53 17,55 50,40

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân huyện Cờ Đỏ - 2013)

 GDP tăng trưởng nhanh, năm 2013 đạt mức 21,14 triệu đồng đạt 100,64% so với kế hoạch đề ra (tăng 12,1% so với năm 2012).

 Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tổ chức sản xuất thắng lợi 3 vụ lúa với tổng diện tích 67.746,3 ha - đạt 108,7% kế hoạch (tăng 7,8% so với năm 2012), tổng sản lượng lúa 3 vụ đạt 404.326,5 tấn - đạt 106,7% KH (tăng

21

4,8% so với năm 2012), giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích được 114,7 triệu đồng/ha - đạt 120,7% KH (giảm 9,2 triệu đồng tương ứng với mức giảm 7,48% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các mô hình, dự án như: mô hình cánh đồng mẫu lớn đã nhân rộng ra 7 xã, thị trấn với tổng diện tích 4.355 ha, sử dụng phân bón hữu cơ Bồ đề 688, công nghệ sinh thái, các dự án khí sinh học, dự án cạch tranh nông nghiệp tại xã Thới Xuân, v.v.

Thực hiện Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức kết hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa được 29.449 ha. Tổng diện tích màu các loại được 3.875,6 ha - đạt 101,5% KH (giảm 252,23 ha so với năm 2012), thả nuôi 5.451,2 ha thủy sản các loại - đạt 84,5% KH (giảm 2.142,7 ha so với năm 2012), thực hiện cải tạo 38 ha vườn tạp - đạt 165,2% KH. Triển khai thực hiện Nghị định số 42/NĐ-CP, ngày 11/5/2012 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa cho nông dân trên địa bàn huyện (hổ trợ 500.000 đồng/ha), xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 đến nay được 23.048,2 ha - đạt 91% KH, gieo trồng mới 199,35 ha hoa màu các loại - đạt 6,2% KH, thả nuôi 250,1 ha thủy sản các loại - đạt 5% kế hoạch năm 2013.

 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Toàn huyện có 578 cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ yếu là các nhà máy xay xác, chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí sữa chữa, v.v. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến nay đạt 914,5 tỷ đồng - đạt 115,03% KH (tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2012).

 Thương mại – dịch vụ: Hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tổ chức tốt các phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn”, đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn, tổng mức bán lẻ các sản phẩm hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến nay ước đạt 1.884,4 tỷ đồng - đạt 104,69% KH (tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2012).

 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội có chiều hướng tăng tích cực: nếu như vào năm 2012 tổng vốn đầu tư đạt mức 1.458 tỷ đồng thì đến năm 2013 con số này tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012 và đạt mức 1.584,9 tỷ đồng vượt mức so với kế hoạch đề ra.

 Tổng thu ngân sách năm 2013 đạt 57,54 tỷ đồng – đạt 117,55% so với KH và tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2012.

22

 Về Văn hóa – Xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bảng 3.2, các chỉ tiêu văn hóa – xã hội của huyện có sự chuyển biến theo xu hướng tích cực, tuy nhiên vẫn còn có chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đề ra nhưng vẫn chuyển biến tốt hơn so với năm trước.

Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, qua điều tra, khảo sát, bình nghị, toàn huyện cuối năm 2013 giảm 505 hộ nghèo, còn 2.238 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,60% (giảm 1,74%), cận nghèo còn 2.247 hộ, chiếm tỷ lệ 7,63% (giảm 1.31%).

Về vấn đề giải quyết việc làm, năm 2013 đạt 3.853 lao động vượt mức so với kế hoạch đề ra – đạt mức 110,08%. Tiếp theo đó là tỷ lệ hộ sử dụng điện và nước sạch cũng có chiều hướng tốt so với kế hoạch đề ra.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phát triển văn hóa xã hội của huyện Cờ Đỏ năm 2013 Chỉ tiêu Thực hiện 2012 2013 Kế hoạch 2013 Thực hiện 2013 Đạt (%) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 10,35 10,02 10,02 Đạt

Tỷ lệ hộ nghèo (%) 9,34 7,34 7,60 Chưa

đạt

Công nhận mới ấp văn hóa (ấp) 5 5 5 Đạt

Giới thiệu, giải quyết việc làm (lao động) 4.037 3.500 3.853 Vượt 10,08 Tỷ lệ hộ sử dụng điện (%) 99,11 99,20 99,20 Đạt Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch (%) 86,94 89 89,40 Vượt

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Báo cáo của Ủy Ban Nhân Dân huyện Cờ Đỏ - 2013)

3.2.4 Khái quát về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 trên địa bàn huyện Cờ Đỏ 2013 trên địa bàn huyện Cờ Đỏ

Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

 Cây lúa

Tổng diện tích gieo trồng lúa trong năm 2013 là 67.746,3 ha, đạt 109% KH năm, đạt 108% so với cùng kỳ năm 2012. Các giống chủ yếu như: Jasmine 85, OM 4218, OM 1490, OM 4900, OM 6073, OM 6976, VND 20, OM 6162,

23

IR 5040, v.v. Tổng sản lượng đạt 404.326,5 tấn, đạt 106,7% kế hoạch, tăng 18.519 tấn so với cùng kỳ năm 2012.

 Cây màu

Diện tích xuống giống màu năm 2013 là 3.875,6 ha, đạt 101,5% so với kế hoạch cả năm 2013 (kế hoạch 3.817 ha), giảm 252,2 ha so với cùng kỳ năm 2012.

 Cây ăn trái

Tổng diện tích vườn toàn huyện tính đến cuối năm 2013 là 920,39 ha. Trong đó diện tích cây ăn quả là 530,23 ha, chủ yếu là các loại xoài, sầu riêng, nhãn, mận, ổi, mít, v.v. Diện tích vườn tạp còn lại là 390,16 ha.

Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp huyện đã tiến hành rà soát các diện tích vườn tạp đồng thời xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp và triển khai tập huấn cho các địa phương trên địa bàn huyện, tổng số cuộc tập huấn cải tạo vườn tạp là 5 cuộc (với 214 người tham dự) với các nội dung về kỹ thuật cải tạo vườn tạp, kỹ thuật trồng dừa, kỹ thuật trồng màu, kỹ thuật trồng bưởi, chanh, kỹ thuật nuôi cá sặc rằn, v.v. đồng thời chọn xã Trung Thạnh làm xã điểm để xây dựng mô hình cải tạo vườn tạp năm 2013, với 35 hộ tham gia, các địa phương còn lại là 10 hộ/đơn vị.

Kết quả đã thực hiện được 38/23 ha, đạt 165,2% so với kế hoạch, các đối tượng chuyển đổi như: trồng màu (bầu, bí, bông thiên lý, v.v.), cây ăn trái (ổi không hạt, dừa xiêm lùn, v.v.), thủy sản (lươn, ếch, v.v.).

 Chăn nuôi

Tổng đàn gia súc, gia cầm trong huyện đến thời điểm cuối năm 2013 là: 341.043 con, giảm 84.796 con so với cùng kỳ năm 2012.

 Thủy sản

Tổng diện tích thủy sản năm 2013 là 5.451,2 ha đạt 84,5% kế hoạch năm 2013 (kế hoạch 6.452 ha), giảm 2.140 ha so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó diện tích thu hoạch đến thời điểm cuối năm 2013 là 1.542,3 ha.

 Tình hình trồng cây phân tán năm 2013

Xây dựng và triển khai kế hoạch trồng cây phân tán năm 2013 trên địa bàn huyện.

Tổ chức lễ phát động tết trồng cây tại trường tiểu học Thạnh Phú 3 – xã Thạnh Phú vào ngày 19/5/2013, với trên 200 đại biểu tham dự.

24

Tổng số lượng cây được trồng nhân dịp 19/5/2013 là 3.210 cây, trong đó: nguồn thành phố phân bổ là 2.600 cây (500 cây dầu, 100 cây sao, 2000 cây keo lai), nguồn của huyện (570 cây phượng, 40 cây xà cừ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra cũng chỉ đạo các địa phương vận động người dân trồng cây phân tán trên các tuyến kênh rạch, bờ bao, diện tích đất trống xung quanh nhà, tổng số là 86.260 cây, đạt 100,3% so với kế hoạch, bao gồm các loại cây như: bạch đàn, tràm, tre, v.v.

Giao thông - Xây dựng

Tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản năm 2013 là 219,627 tỷ đồng, bố trí 55 công trình chuyển tiếp và đầu tư mới, đến nay giải ngân được 182,565 tỷ đồng, đạt 84,78% KH. Triển khai thực hiện 13 công trình chào mừng các ngày lễ, kỹ niệm lớn trong năm 2013 và tiến tới kỷ niệm 10 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, cấp mới 16 giấy phép xây dựng và xử phạt vi phạm hành chính 31 trường hợp. Triển khai công tác thu phí bảo trì đường bộ trên địa bàn với số tiền 763,809 triệu đồng.

Với phương châm : “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ đầu năm đến nay đã khởi công 13 tuyến giao thông nông thôn, hoàn thành và đưa vào sử dụng với chiều dài 21.709,89m, đạt 103,38% KH, xây dựng mới 22 cây cầu bê tông, 22 cây cầu ván, sửa chữa 23 cây cầu các loại, nâng cấp, tu sữa 38km đường các loại với tổng kinh phí 44,034 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 15,1 tỷ đồng).

Y tế- Dân số KHHGĐ

Tiếp nhận và điều trị có hiệu quả 213.656 lượt bệnh nhân, qua đó phát hiện 41 ca sốt xuất huyết (giảm 42 ca so với cùng kỳ) và 72 ca tay chân miệng (giảm 133 ca so với cùng kỳ). Phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 3.146 lượt bệnh nhân, đồng bào dân tộc Khmer nghèo trên địa bàn huyện và mổ mắt miễn phí cho 15 trường hợp đục thủy tinh thể. Thực hiện tốt hai đợt chiến dịch truyền thống lồng ghép, cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản KHHGĐ, các biện pháp tránh thai đều vượt kế hoạch, trong đó có 41 ca đình sản, đạt 121% kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,02% và mức giảm tỷ lệ sinh là 0,33%/năm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng giảm còn dưới 13,5% (giảm 1,5% so với cuối năm 2012). Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm 411 cơ sở sản xuất, kinh doanh, qua đó xử phạt hành chính 15 cơ sở vi phạm và nhắc nhở 16 cơ sở. Công nhận thị trấn Cờ Đỏ đạt chuẩn quốc gia về y tế, đến nay có 10/10 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

25

3.3 CÁC NGUỒN VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ CỜ ĐỎ

Hiện nay, dân số trên địa bàn huyện Cờ Đỏ đa phần là nông dân, phần lớn trong số đó là người dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ cao), người nghèo và thiếu vốn. Huyện Cờ Đỏ hiện nay đang rất cần một hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho tất cả các hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Vì thế, việc mang tín dụng đến với người dân một cách có hiệu quả được xem là một trong những giải pháp then chốt đảm bảo sự thành công của sự nghiệp hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng trong việc tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Mặt hạn chế đối với tín dụng chính thức đó là ở loại hình này chưa thực sự phát huy hết vai trò để đưa nguồn vốn đến với nông hộ thực sự cần vốn.

Thời gian chờ đợi lâu cùng với những thủ tục rắc rối, phức tạp hay là những điều kiện nghiêm ngặt như yêu cầu hộ vay vốn phải có tài sản đảm bảo cũng chính vì điều này đã khiến cho những hộ thật sự cần vốn nhất là đối tượng nghèo – cận nghèo không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mình buộc họ phải tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức chẳng hạn như vay từ người thân bạn bè, người cho vay nóng, hụi, thương lái, v.v.

3.3.1 Hệ thống tín dụng chính thức

Hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là:

 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cờ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 27)