Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 63)

VAY PHI CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CỜ ĐỎ - TPCT

Tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Cờ Đỏ vẫn còn tồn tại, phát triển, là nguồn tín dụng gần rủi, quen thuộc với nhiều người dân nông thôn đặc biệt là những nông hộ nghèo gặp khó khăn trong tiếp cận với tín dụng chính thức. Có thể nói đây là nguồn tín dụng góp phần bù đắp những thiếu sót từ tín dụng chính thức và bán chính thức. Tuy nhiên ở nguồn tín dụng này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập khó lường mà điển hình nhất là vấn đề lãi suất.

Thực trạng vay tín dụng phi chính thức trên địa bàn phụ thuộc vào quyết định vay tín dụng phi chính thức của nông hộ mà nông hộ quyết định vay từ nguồn này càng nhiều thì làm cho lượng tiền vay được từ nguồn này cũng càng tăng. Chính vì thế có thể nói rằng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay phi chính thức của nông hộ cũng đồng thời là yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn. Tuy nhiên, mô hình không thể bao trùm hết tất cả các yếu tố mà chỉ đưa vào một vài yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn mà tác giả đã đề cập đến ở phần cơ sở lý luận. Mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

55

Nếu Yi* > 0

Nếu Yi*  0

Trong đó Yi* là LUONGVAY

Bảng 4.19: Kết quả phân tích mô hình TOBIT về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ

STT Biến độc lập Hệ số Giá trị P 1 GIOITINH -3,048857 0,729 2 HOCVAN -1,71417* 0,089 3 DTDAT 0,003824*** 0,000 4 THUNHAP -0,0996923** 0,014 5 QUENBIET 1,466559 0,811 6 KHOANGCACH -0,3259496 0,583 7 NGHENGHIEP -14,04915* 0,075 8 NHANKHAU 8,711406*** 0,001 9 Hằng số -12,51901 0,288 10

Biến phụ thuộc (triệu đồng): LUONGVAY Tổng số quan sát: 100

Giá trị log của hàm gần đúng: -431,44 Giá trị kiểm định chi bình phương: 87,58 Giá trị P > chi bình phương: 0,0000 Hệ số xác định R2 (%): 9,21

Nguồn: Phân tích mô hình hồi quy từ nguồn số liệu phỏng vấn 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ, 2014

Ghi chú:

*

với mức ý nghĩa 10%, ** với mức ý nghĩa 5%, *** với mức ý nghĩa 1% Kết quả xử lý mô hình Tobit được tác giả tự tổng hợp thành bảng 4.19. Dựa vào bảng 4.19 ta có thể thấy với 8 biến đưa vào mô hình thì có đến 5 biến có ý nghĩa với đủ 3 mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Đa phần các biến có ý nghĩa trùng khớp với kỳ vọng của mô hình do tác giả tự tổng hợp, chỉ có biến nghề

                         NHANKHAU NGHENGHIEP KHOANGCACH QUENBIET THUNHAP DTDAT HOCVAN GIOITINH Y i i Y 8 7 6 5 4 3 2 1 0 * 0         

56

nghiệp là không trùng khớp với kỳ vọng của tác giả. Điều này có nghĩa là lượng tiền vay từ nguồn phi chính thức của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như học vấn, diện tích đất, tổng thu nhập, nghề nghiệp và nhân khẩu.

Để thấy rõ sự ảnh hưởng của từng biến giải thích đối với biến phụ thuộc (lượng vay phi chính thức) ta sẽ nghiên cứu kỹ từng biến một như sau:

 HOCVAN: biến học vấn có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa là 10% và có tương quan nghịch chiều với lượng vay được từ nguồn phi chính thức, điều này giống hoàn toàn với kỳ vọng ban đầu. Từ mối tương quan nghịch của biến học vấn với lượng vay nói lên được ý nghĩa là học vấn của chủ hộ càng cao thì chủ hộ sẽ ít vay hoặc không vay tiền từ nguồn phi chính thức mà có thể là từ nguồn chính thức, cho nên làm cho lượng tiền vay từ nguồn phi chính thức giảm xuống. Và điều ngược lại nếu như học vấn của chủ hộ càng thấp thì chủ hộ sẽ khó khăn trong việc nắm bắt được thông tin vay từ nguồn chính thức, gặp khó khăn trong lập kế hoạch xin vay, khó khăn trong việc nắm bắt tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên không áp dụng vào sản xuất kinh doanh để đạt kết quả cao.

Chính vì thế nông hộ này không vay được từ nguồn chính thức và khi cần vốn thì chỉ còn cách là tìm đến nguồn phi chính thức, cho nên làm cho lượng vay được từ nguốn này tăng lên. Nguyên nhân nông hộ vay từ nguồn phi chính thức vì cho rằng vay từ nguồn này sẽ nhanh gọn, không tốn thời gian và đặc biệt là không cần phải thế chấp tài sản. Tuy nhiên, nông hộ không nhận thấy được những nguy cơ khó lường mà nguồn tín dụng này mang lại và cụ thể là về vấn đề lãi suất.

 DTDAT: biến diện tích đất cũng có ý nghĩa hoàn toàn trong mô hình nghiên cứu và có ý nghĩa ở mức 1%. Dựa vào kết quả tổng hợp từ bảng 4.19 cho thấy biến diện tích đất có mối quan hệ thuận chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức. Biến này như kỳ vọng của tác giả là có khả năng rơi vào hai trường hợp mà một trong hai trường hợp đó thì trường hợp nào cũng đúng và có lý lẽ của nó. Ở phần mô hình này thì diện tích đất có quan hệ thuận chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức. Mối quan hệ này nói lên một điều rằng, những hộ có diện tích đất càng lớn thì có lượng vay phi chính thức càng nhiều điều này hoàn toàn đúng với điều kiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đa phần nông hộ trên địa bàn đều có ruộng đất, một khi hộ gia đình sản xuất lúa thì hầu hết nông hộ điều mua chịu vật tư từ các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Với diện tích càng lớn thì số tiền mua chịu càng nhiều và số tiền mua chịu càng nhiều thì làm cho lượng vay được của nông hộ với nguồn này cũng ngày một nhiều. Bên cạnh những nông hộ không sản xuất lúa thì với diện tích

57

đất nhiều họ cũng dễ dàng vay được tiền từ nguồn phi chính thức hơn khi cần tiền vay để bù đắp thiếu hụt do nhận được sự tín nhiệm cao và điều ngược lại.

 THUNHAP: biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu tiếp theo là biến tổng thu nhập. Biến này có ý nghĩa ở mức 5% và có mối quan hệ nghịch chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức. Với kết quả này thì hoàn toàn không sai với nhận định ban đầu của tác giả. Điều này có nghĩa là một khi thu nhập của nông hộ càng cao thì lượng vay từ nguồn này sẽ giảm xuống và điều ngược lại là một khi thu nhập của nông hộ càng thấp thì lượng vay tiền từ nguồn này lại tăng lên.

Nguyên nhân có quan hệ nghịch chiều như thế hiển nhiên chúng ta đều có thể lý giải được. Một khi nông hộ có thu nhập cao thì khả năng trang trải cho những khoản chi tiêu của gia đình sẽ được đáp ứng hoàn toàn và đa số nông hộ hiện nay điều ý thức được việc tự tiết kiệm để phòng khi đáp ứng nhu cầu đột xuất. Chính vì thế mà nông hộ đã có dư của ăn của để nên đã không có nhu cầu vay thêm trong đó có nguồn phi chính thức. Nếu như có vay thì cũng chỉ với lượng vay ít và không đáng kể, chính vì lý do này đã làm cho lượng vay từ nguồn này giảm xuống khi thu nhập nông hộ tăng lên.

 NGHENGHIEP: là biến có quan hệ ngược chiều với lượng vay của nông hộ từ nguồn phi chính thức điều này hoàn toàn khác với nhận định ban đầu của tác giả. Biến nghề nghiệp có ý nghĩa ở mức 10%, cho thấy có sự khác nhau về lượng vay phi chính thức đối với hộ làm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Với mối quan hệ nghịch chiều nói lên rằng, những chủ hộ chuyên làm nghề về nông nghiệp thì sẽ có lượng vay từ nguồn phi chính thức thấp hơn những hộ làm nghề phi nông nghiệp.

Nguyên nhân có thể là do những hộ làm nghề phi nông nghiệp do tính cấp bách về vốn hay nhu cầu thiếu hụt thường xuyên đòi hỏi phải có nguồn tiền đáp ứng nhanh chóng, không tốn thời gian, thủ tục nhanh gọn nên khi cần họ thường chọn vay từ nguồn phi chính thức thay vì là nguồn chính thức. Bên cạnh đó, những hộ này có khả năng chơi hụi cao một phần là để tiết kiệm phần còn lại là để huy đông vốn khi cần thiết. Chính vì những lý lẽ đó mà những hộ làm nghề nông nghiệp sẽ có lượng vay ít hơn so với những hộ làm nghề phi nông nghiệp.

 NHANKHAU: biến nhân khẩu là biến cuối cùng có ý nghĩa trong mô hình. Biến nhân khẩu có mối quan hệ thuận chiều với lượng vay từ nguồn phi chính thức và với mức ý nghĩa là 1%. Điều này nói lên rằng những hộ có số nhân khẩu trong gia đình càng đông thì lượng vay từ nguồn phi chính thức

58

càng nhiều và ngược lại những hộ có ít nhân khẩu thì lượng vay từ nguồn phi chính thức càng thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân là do, những hộ có đông nhân khẩu thường là những hộ có từ 3 thế hệ chung sống với nhau bao gồm cả già và trẻ, cho nên thu nhập nhận được từ những người có khả năng lao động không đủ để chi tiêu cho nhu cầu của toàn hộ dẫn đến thiếu hụt. Bên cạnh đó thường những hộ đông đúc nhân khẩu thường có trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin chậm dẫn đến khó tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức. Chính vì thế nên khi họ có nhu cầu vốn đều tìm đến nguồn phi chính thức để vay dù biết nguồn này có mức lãi suất khá cao. Chính vì điều này mà lượng vay từ nguồn này tăng lên khi hộ có số nhân khẩu đông.

Các biến còn lại trong mô hình như GIOITINH, QUENBIET, KHOANGCACH có giá trị P > 10% nên không có ý nghĩa về mặt thống kê chính vì thế tác giả không đề cập đến.

59

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ – CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 63)