CHÍNH THỨC
Xét về phương diện thực tiễn vẫn cần phải thừa nhận những yếu tố tích cực nhất định của thị trường tín dụng phi chính thức. Nó bù đắp cho các thiếu hụt vốn của các kênh chính thức cũng như đáp ứng những nhu cầu giao dịch tín dụng đa dạng về qui mô, về thời gian, về điều kiện ràng buộc, về mức độ rủi ro mà kênh chính thức chưa đáp ứng đầy đủ. Sự tồn tại của thị trường này phản ánh những nhu cầu về dịch vụ tài chính chưa được đáp ứng từ kênh chính thức và vì vậy nó mang lại lợi ích cho thị trường. Các phân tích trên cho thấy việc nhiều người dân nông thôn phụ thuộc vào tín dụng phi chính thức là do các TCTD chính thức hạn chế cho vay ở nông thôn bởi gặp rủi ro và chi phí giao dịch khá cao trong khi không thể điều chỉnh lãi suất cho thích hợp do bị ràng buộc bởi qui định của Chính phủ hay do hệ quả của thông tin bất cân xứng. Do đó, giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức cũng đồng thời là giải pháp tăng cường hoạt động của các TCTD chính thức ở nông thôn. Các giải pháp được đề ra bao gồm:
Vấn đề cần đặt ra đầu tiên trong bài nghiên là trình độ học vấn của các thành viên trong nông hộ và học vấn của chủ hộ vì biến học vấn có ý nghĩa hoàn toàn đối với mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vay phi chính thức. Điều này nói lên một điều rằng học vấn của chủ hộ càng thấp càng có xu hướng vay phi chính thức nhiều hơn những chủ hộ có học vấn cao. Chính vì thế mà học vấn của nông hộ ở vùng nông thôn hết sức quan trọng trong việc tiếp cận với nguồn vay chính thức cũng như là sự phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế của cả huyện nói chung. Do đó, học vấn của chủ hộ cần phải được chú trọng đầu tư cải thiện nhanh chống bằng việc mở lớp phổ cập giáo dục để nâng cao kiến thức văn hóa và kiến thức nghề nghiệp cho nông hộ.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn để nông dân tham gia và tiếp thu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, đồng thời giải đáp các thắc mắc của nông dân trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm gia tăng năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất góp phần tăng thu nhập cho người dân và phát triển thị trường tài chính nông thôn. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần nâng cao tinh thần tự học, tự trau dồi kiến thức, đổi mới tư duy nông nghiệp lạc hậu,
62
mạnh dạng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Do biến diện tích đất có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu tức là có ảnh hưởng đến lượng vay từ nguồn phi chính thức thông qua hình thức mua chịu yếu tố đầu vào tại các cửa hàng vật tư hay vay tiền bên ngoài để bù đắp thiếu hụt trong quá trình sản xuất. Chính vì thế cần tạo cầu nối giữa khu vực phi chính thức và khu vực chính thức. Khu vực chính thức có thế mạnh về vốn với lãi suất thấp còn đối với khu vực phi chính thức thì sống gần gũi với người vay hơn, biết rõ thông tin về tài sản, nguồn thu nhập và khi nào có nguồn thu, hoạt động linh hoạt không cần thủ tục, v.v. Nếu khai thác và phối hợp được thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng với chất lượng cao hơn đến người dân nông thôn, nhất là người nghèo.
Nhưng để hạn chế khu vực phi chính thức ấn định lãi suất cao, khu vực chính thức cần tham gia phối hợp vào hoạt động cho vay để có mức lãi suất phù hợp cho nông dân. Bên cạnh đó, về pháp lý cần phải có những văn bản chính thức thừa nhận các giao dịch tín dụng phi chính thức đồng thời quy định rõ ràng về các hạn chế của tín dụng phi chính thức. Chẳng hạn như về lãi suất cho vay tối đa, các hình thức giao dịch được phép, về các đảm bảo pháp lý, về cách thức xử lý các tình huống trong giao dịch.
Ví dụ như, ngân hàng có thể cung cấp tín dụng cho nông hộ dưới dạng các yếu tố đầu vào trong nông nghiệp thông qua các đại lý cửa hàng cung ứng các yếu tố vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Các đại lý và cửa hàng sẽ giám sát, theo dõi các khoản vay của nông hộ. Họ đóng vai trò là trung gian cung cấp các khoản tín dụng cho nông hộ, các khoản tín dụng này thay vì ngân hàng cấp trực tiếp cho nông hộ bằng tiền mặt thì theo phương thức này có đại lý làm trung gian sẽ cấp cho nông hộ các yếu tố vật tư đầu vào. Bằng cách này, ngân hàng đảm bảo được nông hộ không thể sử dụng khoản tín dụng sai mục đích. Sau khi thu hoạch nông hộ sẽ thanh toán tiền vật tư cho đại lý và đại lý sẽ thanh toán lại cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Với hình thức này thì sự tiếp cận của tín dụng chính thức của nông hộ sẽ dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó biến nhân khẩu cũng có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Điều này nghĩa là những nông hộ có nhiều nhân khẩu thì có xu hướng vay từ nguồn tín dụng phi chính thức và vay với lượng tiền nhiều hơn do phải bù đắp thiếu hụt trong chi tiêu cũng như những nhu cầu vốn cần thiết của nông hộ khi mà hộ không vay được nguồn chính thức. Do đó cần có chính sách tuyên truyền thông tin, phổ biến kiến thức về kế hoạch hóa gia đình đến với từng hộ nông thôn đặc biệt là những nông hộ có tuổi đời trẻ. Giúp cho nông hộ
63
ý thức được trong việc sinh đẻ có kế hoạch để không gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của gia đình nói riêng và tình hình kinh tế trên địa bàn huyện nói chung. Một phần quan trọng nữa là giúp họ nhận thức được việc gia đình ít con sẽ đảm bảo cho tương lai của con em sau này hơn vì gia đình có khả năng lo lắng, giúp cho con em được học hành đến nơi đến chốn.
Có thể nói, khoảng cách đến NH vẫn còn là một trong những trở ngại cho các nông hộ không đến được với các TCTD chính thức, mặc dù trong mô hình nghiên cứu biến này không có ý nghĩa. Tuy nhiên đây là một trong những nguyên nhân gây sự cản trở của việc tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức của nông hộ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng tín dụng phi chính thức. Nhằm khắc phục sự tiếp cận của nông hộ đối với tín dụng chính thức do cản trở về khoảng cách địa lý, các TCTD chính thức nên mở rộng phạm vi bao phủ của mình, mở rộng mạng lưới hoạt động. Các TCTD nên đẩy mạnh phổ biến kiến thức về nguồn vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ thông qua các phương tiện báo, đài, các TCTD địa phương.
Phát triển mạng lưới thông tin địa phương đến tận ấp/thôn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng đối với loại hình tín dụng chính thức có liên quan đến việc vay vốn, tạo điều kiện để nông hộ nắm bắt được các thông tin về tín dụng nông thôn và thực hiện tốt các nguyên tắc, quy trình thủ tục vay vốn cũng như là để sử dụng vốn vay hiệu quả. Ngoài ra, cần phải tuyên truyền cho các nông hộ biết là nông hộ cần phải luôn giữ uy tín với ngân hàng hay các TCTD chính thức bằng việc đóng lãi đúng hạn, sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đặc biệt là phải trả đủ vốn gốc cho ngân hàng khi đến hạn khoản vay để nông hộ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức cũng như là dễ dàng hơn trong lần vay tiếp theo.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, v.v.) cũng như sẽ góp phần tăng cường việc trao đổi thông tin – đặc biệt là thông tin tín dụng, góp phần tăng cường việc mua bán sản phẩm qua đó sẽ làm giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng và làm tăng thu nhập của người dân nông thôn. Tuy nhiên, cần phải hỗ trợ xây dựng bảo hiểm cây trồng và vật nuôi để giúp ổn định thu nhập cho người dân nông thôn. Một khi thu nhập của người vay ổn định thì các TCTD sẽ mạnh dạng hơn trong việc cho vay, từ đó hạn chế được tín dụng phi chính thức. Bên cạnh đó địa phương cần tạo công ăn việc làm ổn định cho những nông hộ nghèo, đặc biệt là những nông hộ chưa có việc làm ổn định. Vì biến thu nhập có ý nghĩa hoàn toàn trong mô hình nên khi thu nhập của nông hộ được ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi tiêu của nông hộ thì nông hộ sẽ không tìm đến nguồn vay phi
64
chính thức cũng như là góp phần làm giảm sự hiện diện của tín dụng phi chính thức trên địa bàn.
Khi cần thiết các TCTD có thể ủy thác cho các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ở địa phương như: hội Nông dân, hội Phụ nữ, v.v. ngoài ra còn có thể ủy thác cho trưởng ấp, trưởng thôn hay là tổ trưởng để thực hiện một, một số hay hoàn toàn các khâu của nghiệp vụ tín dụng (đặc biệt ở đây là nghiệp vụ cho vay). Các đoàn thể này chịu trách nhiệm giám sát tình hình sử dụng vốn và việc sản xuất của hộ, đồng thời thường xuyên khuyến khích hộ đẩy mạnh gia tăng sản xuất. Tổ chức khen thưởng cho những hộ sản xuất có hiệu quả, trả nợ đúng hạn, nêu những gương sản xuất tiêu biểu để nhân rộng điển hình cho các nông hộ khác. Ngoài việc chỉ thị cho các cơ quan đoàn thể cho vay giúp nông hộ gia tăng, mở rộng sản xuất cần phải thực hiện cho vay đến nông hộ nông thôn trong những trường hợp cần vốn khẩn cấp, cho vay với số tiền ít và không nên căn cứ vào tài sản đảm bảo để nông hộ dễ dàng tiếp cận và vay được lượng tiền cần thiết từ nguồn tín dụng chính thức cũng như được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn.
Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng, kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt, đa dạng các nguồn vốn cho vay: vay từ tổ tiết kiệm, hội nông dân, hội phụ nữ, v.v. nhằm giúp cho nông hộ chủ động hơn trong việc sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp, giảm thiểu các thủ tục vay vốn, tiết kiệm được các chi phí giao dịch khi tiếp cận nguồn vốn của các TCTD. Đặc biệt, phát triển loại hình tín dụng cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay, giúp các nông hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với quy mô lớn, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn.
65
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ