Những yếu tố tích cực của thị trường tín dụng phi chính thức

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 68)

Đúng vậy, so với khu vực chính thức thì khu vực phi chính thức lại có nhiều đặc điểm hấp dẫn được nhiều người nghèo ở nông thôn hơn đó là: có sự gần gũi với nông hộ, hoạt động rất linh hoạt, thường là ngay trong ấp/thôn hay xã, các điều khoản tín dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể và tương ứng với khả năng của từng khách hàng, thủ tục đơn giản, ít phiền hà, quy tắc dễ hiểu, dễ thực hiện, v.v. chính những điều này đã làm cho tín dụng phi chính thức trở nên đặc biệt.

Điều đặc biệt của tín dụng phi chính thức đó là phù hợp với trình độ học vấn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu vì đa số trình độ học vấn của nông hộ trên địa bàn khảo sát còn khá thấp, tín dụng nhanh chống đến tay người có nhu cầu vay vốn, các giao dịch chủ yếu dựa vào chữ tín trong quan hệ cá nhân giữa người cho vay và người đi vay. Cụ thể các yếu tố này được nhìn nhận rõ hơn qua hai lĩnh vực kinh tế và xã hội được thể hiện như sau:

 Về kinh tế:

Vốn vay phi chính thức nhằm giải quyết kịp thời những lúc thiếu vốn sản xuất cấp thiết như vào những lúc gần thu hoạch nông sản, khi mà người dân sử dụng hết nguồn vốn tự có hay vốn tự có của họ không đủ. Nhờ vào vốn vay phi chính thức cùng sự kịp thời của nó đã giúp cho họ có thể thuê nhân công thu hoạch đúng lúc, vận chuyển về nhà và xử lý sau thu hoạch. Đặc biệt nhất là đối với những hộ nghèo chính nhờ lượng vốn này mà họ nuôi sống cả gia đình qua việc buôn bán nhỏ, sửa chữa phương tiện để chở mướn, mua mới hay sửa chữa phương tiện để đánh bắt, v.v. Tuy nhiên, họ phải vắt hết sức lực mới tạo ra thu nhập và góp tiền trả lãi nhưng nếu không có những khoản vay phi chính thức giúp đỡ họ trong những lúc cấp bách khi mà họ không thể tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức thì họ sẽ trở thành những người vô công rỗi nghề, không có phương tiện hay công cụ để tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình.

60

Bên cạnh đó, những hộ khá giả họ có khả năng tự chi trả những chi phí sản xuất kinh doanh và sinh hoạt phí hay tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức nên giảm được chi phí lãi vay. Tuy nhiên, họ vẫn tham gia loại hình tín dụng phi chính thức mà cụ thể đó là chơi hụi vì có lợi nhuận cao hơn là tiền lãi gửi ngân hàng. Hơn thế nữa, người tham gia hụi có thể tích lũy vốn nhờ vào tính tiết kiệm của hụi và mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Về xã hội:

Bên cạnh việc sử dụng vốn vay phi chính thức vào sản xuất, kinh doanh thì nông dân còn sử dụng vốn vay phi chính thức vào các mục đích khác như: tiêu dùng, giáo dục, y tế, xây dựng hay sửa nhà, v.v. Mặc dù vốn vay phi chính thức có lãi suất cao nhưng trong bối cảnh tình hình kinh tế nông thôn như hiện nay thì không thể phủ nhận vai trò của vốn vay phi chính thức, nó giúp nông dân vượt qua những khó khăn, thiếu thốn tiền bạc trong cuộc sống thường ngày. Nhiều trường hợp nông dân không thể tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức thì nguồn vốn vay phi chính thức là nguồn cung cấp chính đã giúp nông hộ không rơi vào ngỏ cùng của cuộc sống.

Khi người nông dân rơi vào cảnh ốm đau thì tiền là cần thiết nhất để trang trải cho thuốc men, viện phí, v.v. nhưng đa số nông hộ thì không có tiền tích lũy và nếu có thì với lượng ít để chi cho những việc khẩn cấp. Tín dụng phi chính thức là kênh cung cấp vốn duy nhất cho trường hợp này vì khu vực chính thức không cho vay những trường hợp này. Ngoài ra có thể nói nhờ vào vốn vay phi chính thức mà nhiều hộ nông dân có tiền để mua lương thực, thực phẩm nên đã duy trì được đời sống con người, cũng như nhiều trẻ em được đến trường nhờ vào vốn vay phi chính thức.

Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ tín dụng phi chính thức phải trả lãi suất cao nên nông dân chỉ vay khi nào thật sự cần thiết đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 68)