Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 49)

Tiếp theo là nguyên nhân không biết vay ở đâu, tuy chỉ có 1 hộ lựa chọn nhưng đây chỉ là trên mẫu khảo sát còn so với tổng thể của toàn huyện tác giả tin rằng sẽ còn nhiều lựa chọn về nguyên nhân này hơn nữa. Chỉ duy nhất một lựa chọn nhưng cũng đã nói lên một điều rằng sự yếu kém của ngân hàng và quỹ tín dụng trong việc cung cấp thông tin đến với nông hộ và chưa chứng tỏ được rằng ở nguồn tín dụng chính thức là nơi vay vốn đáng tin cậy đối với nông hộ.

4.2.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT Đỏ - TPCT

Nhìn chung các nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể nhìn vào bảng 4.12 ta thấy:

 Hình thức mua chịu vật tư là chiếm tỷ trọng cao nhất có đến 33 hộ vay từ nguồn mua chịu vật tư chiếm 37,5% trong tổng số 88 hộ tham gia vay từ nguồn phi chính thức.

41

Mua chịu vật tư chiếm cao nhất trong tất cả hình thức vay phi chính thức, điều này đúng với thực tế trên địa bàn huyện là đa số nông hộ ngành nghề chính chuyên về lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Đúng thế, ít một ai mà làm ruộng lại không mua chịu vật tư tại các đại lý mua bán thuốc bảo vệ thực vật trừ những trường hợp họ không thích thiếu nợ và có dư của ăn của để trong gia đình. Họ cho rằng với hình thức này thì họ sẽ dễ dàng kiểm soát được nguồn thu nhập và chi tiêu của gia đình hơn.

Thay vì phải trả khoản tiền mua vật tư bằng tiền mặt thì họ sẽ sử dụng khoản tiền đó đầu tư vào chuyện khác, sử dụng vào một mục đích khẩn cấp nào đó, hay để chi tiêu trong suốt quá trình chờ đợi đến vụ mùa, v.v. Họ cho rằng khoản chênh lệch giữa mua trả ngay và mua trả chậm là không nhiều, không cần tài sản đảm bảo, thế chấp hay hồ sơ thủ tục phiền phức nên những nhà làm nông thường chọn hình thức vay này để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của gia đình.

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Hình 4.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ Bảng 4.12: Cơ cấu các hình thức vay PCT của nông hộ huyện Cờ Đỏ

Hình thức vay Số hộ Tỷ trọng (%)

Người cho vay phi chính thức (PCT) 12 13,64

Hụi 19 21,59

Người thân, bạn bè 24 27,27

Mua chịu vật tư 33 37,50

Tổng 88 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

 Kế đến, hình thức vay từ người thân bạn bè chiếm 27,27% tương đương với 24 hộ trong tổng số hộ có vay vốn từ nguồn phi chính thức dưới hình thức vay từ người thân, bạn bè. Điều này là lẽ hiển nhiên tồn tại trong cuộc sống chúng ta, bởi không ai lường trước chính xác được những chuyện

42

xảy ra trong tương lai như đám tiệc, ốm đau, ma chay, thiếu tiền trong việc chi tiêu hàng ngày hay những nhu cầu cần vốn khẩn cấp để làm một việc gì đó, v.v. Tất cả những sự việc trên thì cần có tiền mới giải quyết được. Khi mà các nguồn khác không đáp ứng kịp thời, không đáp ứng hoặc là không đáp ứng đủ nhu cầu và mỗi khi có nhu cầu khẩn cấp như vậy thì đa số nông hộ luôn tìm đến nguồn vay từ người thân, bạn bè xung quanh.

Dựa vào mối quan hệ, uy tín giữa các cá nhân với nhau, cũng giống như truyền thống của dân tộc ta là giàu tình yêu thương nên những người thân bạn bè sẳn lòng giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, thiếu vốn làm ăn hay buôn bán nhỏ, v.v. Tình làng nghĩa xóm với nhau giữa những người dân nông thôn sống cùng nhau nên họ sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau. Số tiền vay ít nhưng đáp ứng nhu cầu nhánh chống và không cần phải tốn thời gian hay thủ tục phức tạp. Đặc biệt, vay từ người thân bạn bè là không cần tài sản đảm bảo điều này rất phù hợp với những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên túng thiếu, v.v. Và trong mẫu khảo sát các nông hộ cũng thường xuyên vay mượn từ người thân bạn bè xung quanh mỗi khi gặp túng thiếu.

 Hình thức vay thứ 3 cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn vay phi chính thức đó chính là hình thức vay từ hụi chiếm 21,59% trong tổng số. Nguyên nhân làm cho hình thức vay từ nguồn này cao không ngoài nguyên nhân nào khác đó là do tính hấp dẫn từ hụi mang lại. Ngoài người trực tiếp chơi hụi thì người tiếp theo nhận được nguồn lợi ích từ nguồn này chính là chủ hụi vì người này sẽ nhận được tiền huê hồng sau những lần hốt hụi. Bên cạnh đó, hụi cũng được xem là hình thức gửi tiết kiệm mang lại lợi tức hấp dẫn hơn so với bất kỳ loại hình tiết kiệm nào khác nhưng trong bản thân loại hình tiết kiệm này luôn tìm ẩn rủi ro đó là bị giật hụi.

Tuy nhiên, hụi cũng được xem là hình thức cấp tín dụng trong một nhóm với nhau. Cụ thể, trong các dây hụi thì những người hốt hụi đầu được xem là người đi vay, phải thực hiện trả nợ còn được gọi là đóng hụi chết vào quỹ chung của nhóm tham gia hụi cùng với nhau cho đến khi mãn hết chân hụi. Ở hình thức hụi sẽ không thật sự có lợi cho những người hốt hụi trước thay vì tiếp tục sử dụng số tiền này cho đến khi mãn hụi để sinh lời cao hơn.

Đối với hình thức này thì những người có hoàn cảnh eo hẹp hơn, khó khăn hơn sẽ luôn là người hốt trước và những người có nguồn thu nhập ổn định, có tiền dư thay vì gửi ngân hàng thì họ chọn hình thức hụi sẽ có lợi hơn nhiều. Vì thế, những người nghèo thì càng nghèo và giàu thì càng trở nên giàu hơn. Đây là hình thức của con dao hai lưỡi.

43

 Cuối cùng là hình thức vay từ người cho vay phi chính thức chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 13,64% trong tổng số. Ở hình thức này chiếm tỷ lệ thấp là lẽ hiển nhiên vì vay tiền từ nguồn này phải trả một mức lãi suất cực kỳ cao và nông hộ thường gọi đây là hình thức cho vay cắt cổ. Hình thức này giống với hình thức vay người thân bạn bè, tuy nhiên lãi suất thì có mức chênh lệch rất đáng kể. Người cho vay phi chính thức thường tự ấn định ra mức lãi suất khi cho vay, mức lãi suất mà họ đặc ra có thể sẽ phụ thuộc vào đạo đức của họ và mức độ rủi ro mà số tiền họ phải bỏ ra. Theo như tìm hiểu tại địa phương thì ở hình thức này nếu vay với số tiền lớn thường yêu cầu người vay phải làm giấy tay nhận nợ.

Để thấy được hình thức vay từ hụi cũng được đa số nông hộ lựa chọn và chơi hụi dùng để tiết kiệm cũng như huy động vốn khi cần tiền gấp được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 4.13: Tổng số chân hụi và số tiền chơi hụi

Tổng số chân hụi (số chân) Tổng số tiền hụi (triệu đồng)

Năm 2012 10 209,09

Năm 2013 26 668,91

Tổng 36 877,99

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Từ kết quả khảo sát được tác giả tóm tắt thành bảng 4.13 và cho ta thấy được rằng hình thức chơi hụi có sự tăng mạnh từ năm 2012 đến 2013. Nếu như vào năm 2012 số tiền chơi hụi trong mẫu khảo sát là 209,09 triệu đồng thì sang đến năm 2013 tổng số tiền chơi hụi lên đến 668,91 triệu đồng tăng 459,82 triệu đồng so với năm 2012. Theo xu hướng tăng của số tiền chơi hụi thì dĩ nhiên số chân hụi cũng có chiều hướng tăng, năm 2012 số chân hụi là 10 chân thì đến năm 2013 số chân hụi đạt mức 26 chân tăng 16 chân so với năm 2012. Những nông hộ chơi hụi không ngoài mục đích nào khác là tiết kiệm tiền với mức sinh lời cao cũng như có thể vay vốn khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra.

4.2.5 Mục đích vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, vốn là phương tiện để con người mua các nguyên liệu đầu vào nhằm thực hiện quá trình sản xuất hay thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng có tiềm lực về vốn, thế nên vay mượn từ nguồn vay phi chính thức là lựa chọn hàng đầu của nông hộ do những ưu điểm mà từ nguồn này mang lại cho họ.

44

Tuy nhiên, họ phải đánh đổi để có những ưu điểm đó thì phải trả một mức lãi suất khá cao, chính lãi suất này dùng để bù đắp rủi ro đối với người cho vay. Đối với những ai có nhu cầu về vốn để đáp ứng nhu cầu cần thiết như sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng, buôn bán nhỏ, y tế, giáo dục, v.v. mà muốn vay từ nguồn vay phi chính thức thì có các loại hình như vay từ người thân bạn bè, vay từ người cho vay PCT, hụi hay từ mua chịu vật tư, v.v. Đây là những nhu cầu thiết thực phát sinh trong đời sống hàng ngày của người dân.

Tóm lại, nông hộ có nhiều lý do khách quan mà họ không tiếp cận được với nguồn vốn chính thức thì ở nguồn vốn vay phi chính thức là thật sự rất cần thiết cho nông hộ. Những nông hộ sử dụng số tiền vay cho những mục đích khác nhau và cụ thể như sau:

Bảng 4.14: Mục đích sử dụng vốn vay từ nguồn vay phi chính thức

Mục đích vay Số hộ Tỷ trọng (%)

Sản xuất – kinh doanh 47 53,41

Tiêu dùng 20 22,73

Trả nợ 21 23,86

Tổng 88 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Hình 4.5 Cơ cấu mục đích vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ

 Nhìn vào bảng 4.14, cho ta thấy được mục đích vay chủ yếu của nông hộ là sản xuất kinh doanh được thể hiện qua con số 47 hộ lựa chọn mục đích này và chiếm đến hơn phân nữa so với những mục đích khác cụ thể là 53,41%. Đúng với điều kiện lĩnh vực ngành nghề của nông hộ trên địa bàn là sản xuất nông nghiệp và cụ thể là sản xuất lúa. Như phân tích ở phần trước, thì đa số nông hộ chuyên về sản xuất lúa nên trong suốt quá trình sản xuất nông hộ vay tiền từ cửa hàng vật tư bằng cách mua chịu phân bón và thuốc hóa học. Mục đích của việc vay này là dùng cho sản xuất lúa.

45

Ngoài ra, khi bị thiếu hụt vốn để sản xuất, buôn bán nhỏ, v.v. nông hộ cũng có thể đi vay từ người thân bạn bè, từ việc tiết kiệm hụi hay từ người cho vay phi chính thức để nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho gia đình. Chính vì những lý do như đã phân tích, nên mục đích vay từ nguồn phi chính thức dùng cho sản xuất kinh doanh là chiếm phần lớn.

 Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh thì mục đích vay từ nguồn tín dụng phi chính thức để tiêu dùng và trả nợ là có mức tương đương với nhau. Mục đích vay dùng cho tiêu dùng 20 hộ chiếm 22,73% và mục đích vay dùng cho việc trả nợ là 21 hộ. Về vấn đề chi tiêu cho gia đình mà nông hộ gặp phải và buộc phải vay tiền từ nguồn phi chính thức là chi cho y tế và chi cho giáo dục. Một số ít nông hộ chuyên vay từ nguồn này để đảm bảo chi tiêu cho lương thực hàng ngày như chi cho thực phẩm, chi phí sinh hoạt, mua đồ dùng, v.v.

Hình thức vay từ nguồn phi chính thức rất thích hợp cho nông hộ trong những trường hợp khẩn cấp giành cho tiêu dùng. Chẳng hạn, y tế và giáo dục như đã kể trên thì đây là 2 nhu cầu quan trọng của nông hộ. Khi phát sinh nhu cầu thì phải chi ngay nhưng có nhiều gia đình đặc biệt là nông dân hay những hộ có hoàn cảnh khó khăn thì thường không có khoản tiền tiết kiệm và nếu có đi chăng nữa thì là số tiền tiết kiệm rất ít đã sử dụng hết hoặc là không đủ.

Khi phát sinh đau ốm thì mọi người dân phải kiếm tiền chạy chữa ngay lập tức và nhanh chống, hoặc khi phát sinh chi phí học tập của con em chẳng hạn học phí, tiền sách vở, v.v. những khoản này cần phải đáp ứng ngay nên bằng mọi cách phải tìm kiếm được tiền và lựa chọn sau cùng của họ là vay từ nguồn cho vay phi chính thức.

Còn lại là 23,86% tương đương với 21 nông hộ vay tiền từ nguồn phi chính thức để trả nợ. Lý do khiến nguồn vốn vay phi chính thức dùng cho mục đích trả nợ có thể là do nông hộ có những khoản vay từ nguồn chính thức, bán chính thức hay là vay từ nguồn phi chính thức. Những khoản vay này đến hạn để trả nợ, mà người vay không có khả năng trả nợ hay có tiền trả nhưng vẫn còn thiếu. Để giữ uy tín của mình cũng như tạo lòng tin đối với người cho vay những nông hộ này phải đi vay mượn để trả nợ.

4.2.6 Lãi suất vay từ người cho vay phi chính thức và người thân bạn bè trong nguồn vốn vay phi chính thức

Nhìn chung các hình thức vay phi chính thức đều phải chịu một thực trạng là mức lãi suất cao. Nhìn vào bảng 4.15 thì:

 Lãi suất mà các hộ vay từ người cho vay phi chính thức có nơi lên đến 132% trong khi đó lãi suất của các ngân hàng cho vay ra bên ngoài nằm trong

46

khoảng từ 10 đến 18%. Lãi suất vay từ tín dụng phi chính thức vượt 6 đến 7 lần lãi suất của ngân hàng cho vay ra bên ngoài. Đối với lãi suất khảo sát trên địa bàn huyện Cờ Đỏ thì, với hình thức vay từ người cho vay phi chính thức thì lãi suất trung bình là 96%/ năm, thấp nhất vào khoảng 60% và cao nhất có thể lên đến ngất ngưỡng ở mức 132%.

Bảng 4.15: Đại diện lãi suất cho vay trong nguồn vốn vay phi chính thức

Hình thức vay Trung bình (%/năm) Cao nhất (%/năm) Thấp nhất (%/năm)

Người cho vay phi chính thức 96 132 60

Người thân, bạn bè 37 72 0

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức lãi suất cao nhất trong cuộc khảo sát về tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện Châu Thành và Châu Thành A – Hậu Giang. Trong cuộc khảo sát này mức cao nhất là 20% trên một tháng tức là 240% trên một năm. Mức lãi suất như thế này là nguyên nhân quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nông hộ trên địa bàn, những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn với trường hợp bất đắc dĩ buộc phải vay ở hình thức này do người thân bạn bè không khá giả, không có tiền nhàn rỗi dư để cho vay.

Vay từ người cho vay phi chính thức thì chỉ có việc trả lãi đã làm họ lo lắng, có khi không trả được lãi và nợ càng thêm nợ. Với hình thức này sẽ không có vấn đề gì với những người khá giả cho mượn tạm đôi ba ngày để chi trả cho khoản tiền cấp thiết chẳng hạn như là chi trả nợ vay ở ngân hàng, sau đó vay lại và trả lại cho người cho vay PCT. Mục đích làm như thế không ngoài nguyên nhân giữ chữ tín với ngân hàng.

Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát thì nông hộ vay tiền từ nguồn này rất ít và nếu có vay chỉ trong thời gian vô cùng ngắn sẽ hoàn trả lại ngay và cũng chỉ vay với số tiền tương đối ít. Đa số nông hộ hiện nay ít nhiều gì cũng có trích một phần thu nhập của mình để tiết kiệm mặc dù để tại nhà. Có lẽ nông hộ hiện đã nhìn nhận ra mức lãi suất khi vay bên ngoài rất cao nên tự mình tiết kiệm tiền phòng khi thiếu hụt. Cho nên với hình thức này cũng không có vấn đề gì nhiều đối với nông hộ trên địa bàn khảo sát.

 Đối với vay người thân, bạn bè thì với hình thức này lúc đầu tác giả

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)