Hệ thống tín dụng phi chính thức từ nguồn này rất đa dạng, phong phú với nhiều loại hình cho vay, nhiều mức lãi suất khác nhau và có sự chênh lệch về lãi suất một cách đáng kể. Một số loại hình cho vay từ nguồn này như vay từ người dân ở địa phương, vay người thân, bạn bè, tham gia hụi, mua chịu vật tư, v.v. Nguồn tín dụng này thích hợp cho những ai cần vốn gấp hoặc không đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức do đây là loại hình tín dụng tín chấp mà ở nguồn tín dụng chính thức không có được.
Vay vốn từ nguồn này có nhiều ưu điểm như nhanh chống, tiện lợi, không cần thủ tục phức tạp (có một số trường hợp ngoại lệ phải làm giấy tay xác nhận), đặc biệt là không cần tài sản đảm bảo chính vì những ưu điểm trên nên loại hình này có tính rủi ro cao. Chính vì thế vay vốn từ nguồn nay phải chịu mức lãi suất rất cao. Cũng chính vì những ưu điểm chỉ có riêng ở loại hình này cho nên loại hình tín dụng phi chính thức phát triển ở khắp mọi nơi nó xuất hiện như để bù đắp thiếu sót do hai loại hình trên không đáp ứng được.
27
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VAY TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ – CẦN THƠ 4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
Cuộc khảo sát được thực hiện tại địa bàn 4 xã thuộc huyện Cờ Đỏ bao gồm: xã Đông Thắng, thị trấn Cờ Đỏ, xã Thạnh Phú và xã Trung Hưng.
Bảng 4.1: Phân bổ tỷ trọng hộ trong các xã khảo sát
Xã Số hộ Tỷ trọng (%) Đông Thắng 30 30 TT Cờ Đỏ 5 5 Thạnh Phú 35 35 Trung Hưng 30 30 Tổng 100 100
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
Có thể nói 4 xã phỏng vấn trên có cơ cấu sản xuất nông nghiệp cao và hầu như là tương tự nhau cũng chính vì thế có thể dùng để mô tả tổng thể cho các nông hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó cũng có thể suy ra nhu cầu vốn cho nông nghiệp của nông hộ ở các xã này tương đối cao. Điều đặc biệt, có thể dùng để khảo sát thực trạng vay vốn tín dụng phi chính thức. Trước khi đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay phi chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ bài viết xin giới thiệu tổng quan về một số thông tin của nông hộ trên địa bàn khảo sát như sau:
4.1.1 Thông tin chung về nông hộ
4.1.1.1 Thông tin về giới tính chủ hộ
Dựa vào bảng số liệu 4.2 ta thấy, trong tổng số 100 hộ được khảo sát thì có đến 78 hộ có chủ hộ là nam giới (chiếm 78%) và còn lại 22 hộ có chủ hộ là nữ giới (chiếm 22%). Bao đời cũng vậy, nam giới luôn được xem là phái mạnh, là người có thể nương tựa, là chổ dựa vững chắc cho người khác. Bên cạnh đó, đa phần nông hộ trên địa bàn đều là sản xuất nông nghiệp và đối với công việc này thường nặng nhọc, cần có sức mạnh cho nên chỉ thích hợp với nam giới. Chính vì thế, trong gia đình nam giới luôn đóng vai trò là trụ cột, là người chủ trong gia đình. Điều này hoàn toàn phù hợp với phong tục truyền thống của người Việt Nam.
28
Bảng 4.2: Thông tin về giới tính của chủ hộ
Giới tính Số hộ Tỷ trọng (%)
Nam 78 78
Nữ 22 22
Tổng 100 100
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
4.1.1.2 Nghề nghiệp
Dựa vào hình số liệu 4.1 giúp ta thấy được, có tới 55 hộ có chủ hộ làm nông nghiệp (chiếm 55%) tỷ lệ này khá cao. Tuy nhiên đối với 45% chủ hộ làm nghề phi nông nghiệp thì cũng có một phần trong đó là trước đây nông hộ đã có làm nghề nông nghiệp do hoàn cảnh gia đình hoặc do kế hoạch kinh doanh của nông hộ có thay đổi nên đã chuyển từ nghề nông nghiệp mà sang hoạt động ở lĩnh vực khác. Nhìn chung, con số 55% nông hộ hành nghề nông nghiệp cũng đã nói lên được phần nào sự đông đảo của lực lượng sản xuất nông nghiệp ngay tại địa bàn nghiên cứu thông qua 100 hộ được khảo sát.
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
Hình 4.1 Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ huyện Cờ Đỏ
4.1.1.3 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận thông tin, việc xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để góp phần nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát thì trình độ học vấn của chủ hộ còn khá thấp, chỉ có rải rác 6 hộ có chủ hộ đạt được trình độ trung học phổ thông và 3 hộ đạt trình độ đại học, phần còn lại là trung học cơ sở, tiểu học hay thậm chí là mù chữ.
Dựa vào hình 4.2 ta thấy có 22 hộ có chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm 22% và có đến 65 hộ có chủ hộ chỉ đạt trình độ tiểu học. Trong khi đó vẫn còn trường hợp chủ hộ bị mù chữ và chiếm 3%. Điều này làm cho khả năng cập nhật thông tin, kỹ thuật của những hộ này gặp rất nhiều khó khăn cũng như làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
29
Đa phần là nông hộ ít khi tham gia hội do địa phương tổ chức và cũng ít khi tham gia hợp khi địa phương mời gọi, chủ yếu là sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân từ bao đời.
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
Hình 4.2 Cơ cấu học vấn của chủ hộ - nông hộ huyện Cờ Đỏ
4.1.1.4 Tuổi, thâm niên và thời gian sống tại địa phương
Kết quả từ bảng 4.3 cho ta thấy, độ tuổi trung bình chủ hộ của mẫu khảo sát trên địa bàn là khá cao khoảng 50 đến 51 tuổi. Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất cũng như là trong đời sống.Và đúng với nhận định, độ tuổi nói lên thời gian sống, đồng thời cũng là kinh nghiệm mà chủ hộ tích lũy được.
Độ tuổi cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn nguồn vốn vay của nông hộ cũng như là ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ. Độ tuổi cao nhất là 93 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi. Bên cạnh đó thâm niên nghề nghiệp chính của chủ hộ ở mức khá cao trung bình là 24,92 năm, thâm niên cao nhất rơi vào 50 năm và thấp nhất là 5 năm.
Bảng 4.3: Độ tuổi và thâm niên nghề nghiệp chính của chủ hộ
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi chủ hộ (tuổi) 25 93 51,24 11,06
Thâm niên (năm) 5 50 24,92 10,59
Thời gian sống tại địa
phương (năm) 16 93 50,01 12,67
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
Đa số nông hộ trên địa bàn khảo sát có thời gian sống tại địa phương trung bình là 50 năm. Đây là thời gian khá dài để nông hộ có thể nắm bắt được
30
tình hình biến đổi khí hậu, lối sống tại địa phương, kinh nghiệm những mối nguy hại về sâu bệnh thường xảy ra, v.v. từ đó có phương pháp sản xuất đạt hiệu quả hơn, đồng thời phát huy hiệu quả sử dụng đồng vốn của nông hộ.
4.1.1.5 Đặc điểm chung của hộ
Thông qua các tiêu chí tổng hợp từ bảng 4.4 giúp ta có nhiều thông tin về nông hộ. Cụ thể như:
Nhân khẩu của hộ: là số người cùng chung sống trong một gia đình, trừ người làm công, làm thuê cho gia đình. Qua bảng phân tích thì số nhân khẩu trung bình của hộ là 4,51 người/hộ, hộ có số nhân khẩu nhiều nhất là 8 người/hộ và ít nhất là 2 người/hộ. Những hộ có số nhân khẩu từ 7 đến 8 người/hộ thường là những hộ gia đình có đến ba thế hệ sống chung với nhau.
Tổng diện tích đất của nông hộ: đây là toàn bộ diện tích đất mà nông hộ sở hữu bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp và diện tích đất nuôi thủy sản. Trong mẫu khảo sát, tổng diện tích đất trung bình của chủ hộ là 9.973,02 m2, diện tích đất nhỏ nhất là 28 m2 và lớn nhất là 70.500 m2. Trong tổng diện tích đất thì đất nông nghiệp là chiếm phần hơn, và đây là nguồn quyết định giúp nông hộ có thể vay vốn từ nguồn chính thức hay không và quyết định lượng vay nhiều hay ít bằng hình thức vay có đảm bảo bằng tài sản.
Bảng 4.4: Thống kê một số đặc điểm chung về nông hộ trong mẫu khảo sát
Tiêu chí Đơn vị tính Nhỏ
nhất Lớn nhất
Trung bình
Nhân khẩu Người/hộ 2 8 4,51
Tổng diện tích đất m2 28 70.500 9.973,02
Tổng giá trị tài sản Triệu đồng/hộ 101,20 7.820 1.289,30 Tổng thu nhập hàng năm Triệu đồng/hộ/năm 10,39 550,57 123,78 Tổng thu nhập bình quân
đầu người
Triệu đồng/người/năm
2,59 137,64 28,80
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
Thu nhập hàng năm của hộ: bao gồm thu nhập từ nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp (sau khi trừ đi chi phí sản xuất) và thu nhập từ hoạt động khác của nông hộ, thu nhập trung bình hằng năm của chủ hộ là 123,78 triệu đồng/hộ/năm, hộ có thu nhập thấp nhất là 10,39 triệu đồng/hộ/năm và cao nhất lên đến mức 550,57 triệu đồng/hộ/năm. Nhìn chung thì có sự chênh lệch lớn giữa thu nhập trung bình, cao và thấp. Thu nhập chủ yếu mà các hộ dân ở huyện Cờ Đỏ có được xuất phát từ sản xuất nông nghiệp và cụ thể là sản xuất
31
lúa, vì chủ yếu kinh tế trên huyện là kinh tế từ cây lúa và huyện được xem là một trong những vựa lúa lớn. Giá lúa thường xuyên biến động và có sự biến động mạnh theo tình hình thị trường ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
Thu nhập bình quân đầu người: thu nhập bình quân đầu người của hộ trung bình khoảng 28,8 triệu đồng/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao nhất là 137,64 triệu đồng/người/năm và thấp nhất là 2,59 triệu đồng/người/năm. Ta có thể thấy được, thu nhập bình quân đầu người của nông hộ có sự biến động mạnh. Cụ thể được thể hiện qua sự chênh lệch lớn giữa giá trị trung bình, thấp nhất và giá trị cao nhất. Từ phân tích này giúp ta nhìn nhận được một vấn đề là kinh tế giữa các nông hộ có sự khác nhau và không đồng đều.
4.1.1.6 Quan hệ xã hội
Mối quan hệ trong xã hội biểu hiện mức độ quen biết của chủ hộ hoặc của người thân trong gia đình với các tổ chức của xã hội các cấp. Mối quan hệ
của hộ được thể hiện như sau:
Bảng 4.5: Bảng thống kê quan hệ xã hội của nông hộ
Tiêu thức Không Có Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Làm cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh 59 59 41 41
Làm ở ngân hàng thương mại, TCTD 83 83 17 17
Làm ở tổ chức XH hay đoàn thể địa phương 77 77 23 23
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
Theo kết quả điều tra trong 100 hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ thì có 59 hộ là không có người thân hay bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh chiếm 59%, còn lại là 41% hộ có quen biết, giữa quen biết và không quen biết có sự chênh lệch không lớn, mức độ quen biết rộng cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức dễ dàng hơn và lượng vốn vay được của những hộ này cao hơn những hộ không quen biết. Tuy nhiên, mức độ không quen biết của nông hộ đối với ngân hàng, các TCTD và tổ chức xã hội đoàn thể địa phương là chiếm tỷ lệ khá cao. Nông hộ không quen với ngân hàng, TCTD là 83 hộ chiếm 83% con số này nói cho ta biết được một điều là sẽ làm giảm khả năng tiếp cận được đối với nguồn tín dụng chính thức của nông hộ do khả năng nắm bắt thông tin vay vốn chậm, khả
32
năng e ngại đến ngân hàng vay vì không quen biết, v.v. và tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức dẫn đến lượng vay từ nguồn phi chính thức tăng lên.
4.1.2 Thực trạng sản xuất năm 2013 của nông hộ huyện Cờ Đỏ
Đây là những thông tin liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ như: kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi trồng, thông tin thị trường đầu ra, thông tin tín dụng, v.v. Ngoài việc sử dụng kinh nghiệm của mình trong sản xuất được truyền bao đời qua thì nông hộ rất cần sự trợ giúp của chính quyền địa phương, các tổ chức tư nhân, v.v. để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Những thông tin mà nông hộ trên địa bàn huyện được cung cấp từ các nguồn như sau:
4.1.2.1 Những thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất
Từ bảng số liệu 4.6 ta thấy được, tỷ lệ hộ không được hỗ trợ thông tin thị trường đầu ra và thông tin về các nguồn tín dụng là tương đối cao. Cụ thể:
Chẳng hạn, đối với thông tin thị trường đầu ra có đến 49 hộ không được hỗ trợ trong tổng số 60 hộ có hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 81,67%, con số này cho thấy nông hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau khi thu hoạch vì hạn chế đầu ra là ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Giả sử nguồn thu nhập của nông hộ chỉ có thu từ hoạt động sản xuất nông nhiệp thì một khi chậm trễ về đầu ra làm cho nông hộ thiếu tiền trong việc chi trả chi phí sản xuất hay chi tiêu trong gia đình, dẫn đến loại hình tín dụng phi chính thức ra đời và lượng tiền vay từ nguồn nay tăng lên do nông hộ mượn chi tiêu trong quá trình chưa tiêu thụ được sản phẩm.
Đối với thông tin về nguồn tín dụng thì có đến 38 hộ không được cung cấp thông tin chiếm 63,33% trong tổng số 60 hộ và chỉ có 16 hộ là được cung cấp thông tin nguồn tín dụng chiếm chỉ có 26,67%, chủ yếu là nguồn thông tin từ các ngân hàng. Với tỷ lệ không được cung cấp thông tin cao như vậy dẫn đến hiện tượng nông hộ khó tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức và có xu hướng chuyển qua nguồn tín dụng phi chính thức làm cho lượng tiền vay được từ nguồn này tăng cao. Con số 63,33% nông hộ không được cung cấp thông tin tín dụng chứng tỏ rằng hoạt động của ngân hàng còn yếu, chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của ngân hàng về đến nông thôn, chưa chú trọng việc cho vay đến nông hộ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
33
Bảng 4.6: Thông tin nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất
Tiêu thức Không được cung cấp Các tổ chức chính phủ Các tổ chức tư nhân Cả hai nguồn Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Kiến thức SD yếu tố đầu
vào (phân bón, giống, v.v.) 14 23,33 4 6,67 32 53,33 10 16,67
Kỹ thuật nuôi trồng 24 40 4 6,67 24 40 8 13,33
Thông tin thị trường đầu ra 49 81,67 2 3,33 6 10 3 5
Thông tin về các nguồn TD 38 63,33 5 8,33 16 26,67 1 1,67
Khác 60 100 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)
Riêng đối với kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào và kỹ thuật nuôi trồng chiếm phần số đông nông hộ là do các tổ chức tư nhân cung cấp, tuy nhiên vẫn có hộ được hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ và ở cả 2 nguồn nhưng đây chỉ là số ít trong tổng số. Cụ thể:
Đối với kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào có đến 53,33% tương đương với 32 hộ được hỗ trợ từ các tổ chức tư nhân. Các tổ chức tư nhân ở đây cụ thể là những cuộc hội thảo do công ty sản xuất hay phân phối thuốc bảo vệ thực vật tổ chức để cung cấp kiến thức cho nông hộ cũng như là giới thiệu sản phẩm của họ đến nông hộ, hay là được cung cấp kiến thức từ những đại lý nhỏ