Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 76)

 Thường xuyên quan tâm và hỗ trợ giúp đỡ các hoạt động của các tổ vay vốn, tổ hùn vốn hay các tổ chức đoàn thể địa phương như: hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Thanh niên, v.v. thông qua các tổ chức hội này chính quyền địa phương dễ dàng nắm bắt được thông tin của địa phương mình, dễ truyền bá thông tin và nhận phản hồi thông tin từ các nông hộ. Thường xuyên giúp đỡ

68

các hội này hợp hội để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong việc sản xuất, đưa ra những mô hình sản xuất tốt cho các nông hộ có định hướng trong việc sử dụng đồng vốn vay và sử dụng đồng vốn vay một cách hiệu quả hơn cũng như là sử dụng một cách tốt hơn. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về lợi ích khi tham gia hội tại địa phương cũng như đẩy mạnh việc vận động nông hộ tham gia hội tại địa phương.

 Cơ quan hành chính địa phương cần xử lý nhanh gọn, đơn giản từ lúc tiếp nhận đến xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của nông hộ trước khi nộp cho TCTD. Các cơ quan công quyền như: phòng công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết nhanh chóng khi người dân đi chứng thực, đăng ký thế chấp, v.v. nhất là những quy định đó phải đồng bộ, tránh tình trạng sai lệch thông tin giữa các phòng ban khiến nông hộ phải đi lại nhiều lần, đi hết phòng này sang phòng khác mà vẫn không giải quyết được vấn đề hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần phải nhanh chóng rà soát lại những hộ đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (về hình hình thức cấp mới hay cấp lại quyền sử dụng đất). Ngoài ra, chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ những nông hộ nghèo bằng cách cấp sổ hộ nghèo đối với trường hợp hộ đủ điều kiện cấp để giúp họ dễ dàng hơn trong việc vay vốn từ nguồn chính thức.

 Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nông nghiệp, tổ chức chương trình khuyến nông, nhân rộng điển hình các mô hình nông hộ sản xuất giỏi để các nông hộ khác học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

6.2.3 Đối với các NHTM, TCTD

 Đơn giản hóa thủ tục vay vốn vì đa số người dân nông thôn ngại tiếp xúc với cơ quan công quyền và cũng để người dân có học vấn thấp có khả năng vay tín dụng chính thức nhanh chóng.

 Áp dụng hình thức cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung. Nhóm tín dụng chia sẽ rủi ro và tự quản lý làm tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, NH hay TCTD cần đẩy mạnh việc tuyển dụng những người ở địa phương vào làm việc vì có thể những người này am hiểu về địa bàn và hiểu rất rõ người vay. Bên cạnh đó, NH hay TCTD cần đa dạng hóa các hoạt động phổ biến đến với người dân nông thôn như: huy động tiết kiệm dưới nhiều hình thức, cung cấp dịch vụ tư vấn hay cung cấp thông tin về thị trường đầu vào – đầu ra, v.v. để nhằm mục đích vừa kinh doanh kiếm lời vừa thu thập thêm thông tin và qua đó sẽ am hiểu khách hàng của mình hơn.

69

 Cần mở rộng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp và nâng mức cho vay và ưu đãi lãi suất khi đưa vốn đến nông hộ nông thôn. Đặc biệt là NHNNo cần tập trung và gia tăng lượng vốn cấp cho lĩnh vực nông nghiệp vì nếu như mở rộng sang cho vay nhiều lĩnh vực khác như thương mại, công nghiệp, dịch vụ, v.v. thì sẽ hạn chế vốn cho nông nghiệp – nông thôn.

 Ngân hàng không nên cho vay chỉ dựa trên tài sản thế chấp đối với nông hộ ở nông thôn: vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp muốn vay vốn trên thị trường chính thức nhưng lại không có tài sản làm đảm bảo. Theo đó, quyết định cho nông hộ vay vốn không nên căn cứ vào tài sản làm đảm bảo mà nên căn cứ vào tính hiệu quả của phương án sản xuất vì đây mới chính là nguồn thu nợ chính của ngân hàng. Ngoài ra, đối với những nông hộ muốn vay vốn để sản xuất nhưng không có tài sản làm đảm bảo thì NH có thể xem xét cho vay theo sự bảo lãnh của các đoàn thể ở nông thôn.

 Ngân hàng cần liên kết và hợp tác chặc chẽ với tổ chức đoàn thể, hiệp hội tại địa phương trong việc đẩy mạnh tín dụng nông hộ nông thôn. Vì khi đã có mối quan hệ với hiệp hội địa phương thì sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quản lý nợ. Bên cạnh đó ngân hàng cũng dễ dàng tìm được khách hàng tốt để cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho ngân hàng.

6.2.4 Đối với nông hộ

 Thường xuyên trao dồi, học tập kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần hạn chế hiện tượng đi vay nóng với lãi suất cao. Ngoài ra, trước khi vay vốn cần phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, nhằm hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích. Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thua lỗ. Các nông hộ cần tự ý thức và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi đúng kỳ hạn cho NH hay các TCTD nhằm giữ uy tín sau này có thể tiếp tục vay vốn cho tái sản xuất và đầu tư.

 Thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiết, khuyến nông, giá cả sản phẩm hàng hóa trên thị trường để giảm thiểu rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, v.v. góp phần tăng năng suất, tránh tình trạng bị ép giá, tăng thu nhập. Ngoài ra, nông hộ cần theo dõi các thông tin về chính sách tín dụng ưu đãi, các thủ tục vay vốn để nâng cao khả năng vay vốn và vay được lượng vốn nhiều hơn đối với lĩnh vực tín dụng chính thức.

 Bên cạnh đó, các nông hộ cần chủ động tham gia các hiệp hội, đoàn thể như hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Thanh niên, các câu lạc bộ hùn vốn, v.v. để được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức và bán chính thức với lãi suất thấp. Hơn thế nữa, việc gia nhập các tổ chức kinh tế xã hội này giúp nông

70

dân có thêm cơ hội học tập và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, được tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật trong canh tác và chăn nuôi.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín

dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

2. Cao Bình An, 2013. Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

của nông hộ trên địa bàn xã Long Đức – tỉnh Trà Vinh. Luận văn Đại học. Đại

học Cần Thơ.

3. Huỳnh Hải Vân, 2011. Phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức

của nông hộ ở huyện Châu Thành và Châu Thành A – tỉnh Hậu Giang. Luận

văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

4. Lê Thị Hồng Gấm, 2012. Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của

nông hộ ở huyện Mỏ Cày Nam – tỉnh Bến Tre. Luận văn Đại học. Đại học Cần

Thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Luận bàn về thị trường tài chính nông thôn.

Tài chính doanh nghiệp, số 5.

6. Nguyễn Trung Tính, 2011. Phân tích thực trạng tín dụng phi chính

thức của nông hộ ở huyện Phụng Hiệp và Thị xã Ngã Bảy – tỉnh Hậu Giang.

Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Trung Ngân, 2012. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận

vốn tín dụng chính thức cho các nông hộ ở huyện Phong Điền – Cần Thơ.

Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

8. Nguyễn Văn Ngân, 2013. Bài giảng kinh tế lượng. Đại học Cần Thơ.

9. Phan Đình Khôi, 2012. Tín dụng chính thức và không chính thức ở

Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu

khoa học, trang 144 – 165.

10.Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2013. Báo cáo tình hình

thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp PTNT năm 2013 và kế hoạch năm 2014.

11.Thái Văn Đại, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại

học Cần Thơ.

12.Ủy Ban Nhân Dân Huyện Cờ Đỏ, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ năm 2013.

13.Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu, 2012. Vai trò của tín dụng chính

thức trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu khoa học,

trang 175 – 285.

14.www.cantho.gov.vn 15.www.codo-cantho.gov.vn

72

PHỤ LỤC

tab gioitinh

GIOITINH | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 22 22.00 22.00 1 | 78 78.00 100.00 ---+--- Total | 100 100.00 tab nghenghiep

nghenghiep | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 45 45.00 45.00 1 | 55 55.00 100.00 ---+--- Total | 100 100.00 tab hocvan

hocvan | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 3 3.00 3.00 1 | 65 65.00 68.00 2 | 22 22.00 90.00 3 | 6 6.00 96.00 4 | 1 1.00 97.00 5 | 3 3.00 100.00 ---+--- Total | 100 100.00

sum nhankhau tuoich hocvanch dtdat

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- nhankhau | 100 4.51 1.321883 2 8 tuoich | 100 51.24 11.05918 25 93 hocvanch | 100 5.08 3.622823 0 15 dtdat | 100 9973.02 11380.83 28 70500 . sum THUNHAP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- THUNHAP | 100 123.7799 101.7258 10.396 550.567 sum TNHAP_BQ

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- TNHAP_BQ | 100 28.80109 27.99556 2.599 137.6418 sum tong_ts

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- tong_ts | 100 1289.328 1277.482 101.2 7820 sum tuoich knghiem

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- tuoich | 100 51.24 11.05918 25 93 knghiem | 100 24.92 10.58843 5 50 sum tgian_songtaidp

Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max ---+--- tgian_song~p | 100 50.01 12.66626 16 93

73 tab qcqcapxa

QCQ CAP XA | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 59 59.00 59.00 1 | 41 41.00 100.00 ---+--- Total | 100 100.00 tab qtcdtdphuong QTCDT |

DPHUONG | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 77 77.00 77.00 1 | 23 23.00 100.00 ---+--- Total | 100 100.00 tab quenbiet_tctd QUENBIET_TC |

TD | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 83 83.00 83.00 1 | 17 17.00 100.00 ---+--- Total | 100 100.00 tab tt_dvao

TT_DVAO | Freq. Percent Cum. ---+--- 0 | 14 23.33 23.33 1 | 4 6.67 30.00 2 | 32 53.33 83.33 3 | 10 16.67 100.00 ---+---

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 76)