Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Cờ Đỏ từ nguồn phi chính thức

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 45)

chính thức vào năm 2013

Đối với nông hộ ở nông thôn, tín dụng phi chính thức được xem là nguồn tín dụng quan trọng và gần gũi nhất. Vì thế, tín dụng phi chính thức luôn là lựa chọn hàng đầu của nông hộ ở nông thôn. Huyện Cờ Đỏ cũng không ngoại lệ, tỷ lệ nông hộ có vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức rất cao. Cụ thể được thể hiện qua hình 4.3 và bao gồm những nội dung sau:

Theo kết quả điều tra thì trong tổng số 100 hộ có đến 88 hộ chiếm 88% hộ có tham gia vay vốn tín dụng phi chính thức, con số này khá cao. Từ kết quả này cho thấy nguồn vốn vay từ tín dụng phi chính thức rất quan trọng đối với nông hộ trên địa bàn.

Lãi suất được xem là nhược điểm lớn nhất đối với tín dụng phi chính thức. Bên cạnh đó, tín dụng phi chính thức có rất nhiều ưu điểm hơn hẳn nguồn tín dụng chính thức. Ưu điểm của nguồn vay phi chính thức như phù hợp, gần gũi và không cần tài sản thế chấp, không cần hồ sơ thủ tục rườm rà hay phải đợi chờ trong thời gian lâu, v.v. những ưu điểm này rất thích hợp đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, cần vốn gấp để chi trả cho sinh hoạt phí hàng ngày hay trong những lúc ốm đau đột suất.

37

Vì thế, lựa chọn vay phi chính thức là lựa chọn hàng đầu đối với nông hộ. Số lượng hộ vay nhiều dẫn đến lượng tiền vay từ nguồn phi chính thức tăng lên.

Ngoài ra, còn có 12% trong tổng số không tham gia vay ở hình thức tín dụng phi chính thức nguyên nhân chủ yếu là do hộ không có nhu cầu vay, sợ nợ, không thích thiếu nợ xung quanh và quan trọng nhất là họ sợ lãi suất vì nó quá cao.

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Hình 4.3 Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ năm 2013 4.2.2 Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay

Dựa vào bảng 4.9 cho ta thấy được thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay. Cụ thể như sau:

Theo kết quả thống kê trong 100 hộ khảo sát thì có 30 hộ có tham gia vay vốn ở ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân chiếm 30% so với tổng thể, còn lại là 70 hộ không có vay vốn chiếm 70%. Toàn mẫu khảo sát có đến 88 hộ có tham gia vay vốn ở nguồn tín dụng phi chính thức và chỉ có 12% trong tổng số hộ không tham gia.

Bảng 4.9: Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay

Nguồn vốn vay Không Có Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân 70 70 30 30

Các tổ chức xã hội đoàn thể 83 83 17 17

Tín dụng phi chính thức 12 12 88 88

38

Còn đối với các tổ chức xã hội đoàn thể thì chỉ có 17% tức là 17 hộ tham gia vay còn lại là không có tham gia. Điều này cho thấy, hoạt động của các đoàn thể hiện tại trên địa bàn huyện thật sự là không phổ biến. Đa số hộ trong mẫu khảo sát trả lời là không có thông tin về việc vay vốn từ nguồn này mặc dù có hội trên địa bàn và cũng có trường hợp trả lời là không ai vận động cho tham gia hay là xin tham gia vay vốn mà không được do đã đủ số lượng. Bên cạnh đó, còn có những hộ thật sự không muốn tham gia hội và không có nhu cầu vay từ nguồn này mặc dù biết lãi suất từ nguồn này khá thấp. Tuy nhiên, lượng tiền được giải ngân cho nông hộ vay thật sự rất ít và có giới hạn.

Nhìn chung, việc tham gia vay vốn của nông hộ trên địa bàn huyện là không đồng đều và việc tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức là rất thấp. Từ con số 70% số hộ trên địa bàn chưa tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức cho thấy hình thức cấp tín dụng cho nông hộ trên địa bàn huyện còn yếu kém, đồng vốn chưa đến được đối tượng cần vay, một số lại e ngại trong việc lập hồ sơ thủ tục, tốn nhiều thời gian chờ đợi và cũng cần phải có tài sản làm đảm bảo mới vay được, v.v. đã dẫn đến hộ không quyết định vay từ nguồn chính thức mà chuyển sang hình thức vay phi chính thức khi thật sự cần thiết.

4.2.3 Nguyên nhân hộ không vay vốn, muốn vay mà không vay được tại ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy được, những hộ không muốn vay ở ngân hàng được thể hiện qua những nguyên nhân cụ thể như sau:

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nông hộ không muốn vay vốn ở các tổ chức tín dụng chính thức như: không có nhu cầu vay vốn, chưa từng vay vốn ở ngân hàng, số tiền vay được quá ít, thủ tục vay rườm rà, không thích thiếu nợ, v.v. Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 4.10 ta thấy có 6 nguyên nhân chủ yếu làm cho nông hộ không vay vốn ở ngần hàng và quỹ tín dụng. Cụ thể:

Không có nhu cầu vay vốn, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng các nguyên nhân chiếm 27,42% trong tổng số 62 hộ. Nguyên nhân là do những nông hộ này đủ chi tiêu cho tiêu dùng, tái đầu tư hoặc là có thiếu hụt nhưng chỉ 1 khoản nhỏ và họ đã tìm đến nguồn vốn vay phi chính thức để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng.

Chưa từng vay vốn ở ngân hàng, ở nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cũng tương đối cao khoảng 13 hộ tức là 20,97% trong tổng số. Đa số những hộ này không biết cách thức vay vốn tại ngân hàng cũng như vẫn còn e ngại khi giao dịch với ngân hàng.

39

Không thích thiếu nợ chiếm 16,13% trong tổng số đây cũng là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao. Trong số những hộ không vay có thể hộ có nhu cầu vay vốn nhưng do sợ nợ, không thích thiếu nợ bên ngoài nên đã vay mượn người thân trong gia đình hay bạn bè để tạm sử dụng.

Đến thời điểm này vẫn còn hộ nhận định là thủ tục vay quá rườm rà được thể hiện qua con số 9,68% trong tổng số tức là có 6 hộ lựa chọn. Những hộ chọn nguyên nhân này có thể là hộ cũng cần có được nguồn vốn vay để đầu tư mở rộng sản xuất hay tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên, khi vay vốn từ nguồn chính thức phải qua nhiều giai đoạn thủ tục hồ sơ. Bên cạnh đó, có thể là họ e ngại trong viêc đi chứng nhận tài sản vì phải đi đến các cơ quan chức năng. Con số này cũng nói lên trở ngại lớn của nông hộ khi đến với tín dụng chính thức vì đa số nông hộ trên địa bàn khảo sát có trình độ tương đối thấp mà các thủ tục vay và xin vay thì có quá nhiều công đoạn nên nông hộ không nắm bắt kịp thời.

Bảng 4.10: Những nguyên nhân cụ thể nông hộ không muốn vay vốn ở ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân

Nguyên nhân Số hộ Tỷ trọng (%)

Không có nhu cầu 17 27,42

Chưa từng vay vốn ngân hàng 13 20,97

Số tiền vay được quá ít so với nhu cầu 4 6,45

Thủ tục vay quá rườm rà 6 9,68

Không thích thiếu nợ 10 16,13

Phải chờ đợi lâu không kịp thời vụ 2 3,23

Không có khả năng trả nợ 8 12,90

Khác: có khoản vay trước đó chưa đến hạn thanh toán 2 3,23

Tổng 62 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Ngoài ra còn có nguyên nhân là phải chờ đợi lâu không kịp thời vụ chiếm 3,23%, không có khả năng trả nợ chiếm 12,9% và có nhiều hộ đã có khoản vay trước đó chưa đến hạn thanh toán nên không vay được chiếm 3,23%.

Trong tổng số những người không vay vốn ở nguồn vốn vay chính thức thì có 2 nguyên nhân làm cho hộ muốn vay nhưng không vay được. Cụ thể được thể hiện trong bảng 4.11 như sau:

40

Đầu tiên, nguyên nhân không có tài sản thế chấp chiếm đến 87,5% tức là có 7 hộ trong số 8 hộ lựa chọn. Đối với nông hộ trên địa bàn khảo sát không phải ai cũng có tài sản để làm đảm bảo khi vay vốn, chưa kể đến trường hợp hộ không vay được do có tài sản đảm bảo nhưng do chưa có sổ đỏ nên đã không vay được. Đối với nguồn vay vốn từ nguồn chính thức thì điều kiện tiên quyết đầu tiên là phải có tài sản làm đảm bảo thì mới có thể vay. Ở nguồn vay chính thức luôn chú trọng đến tài sản đảm bảo khi cho vay và đây cũng là nhược điểm của nguồn tín dụng chính thức. Cho nên những hộ này có khả năng rất cao là sẽ tìm đến nguồn tín dụng phi chính thức vì ở nguồn này thì có ưu điểm là không cần tài sản đảm bảo. Cũng chính vì thế, đây có thể xem là vách tường ngăn cản nông hộ đến được với tín dụng chính thức để hưởng nhiều chế độ ưu đãi.

Bảng 4.11: Những nguyên nhân cụ thể nông hộ muốn vay nhưng không vay được

Nguyên nhân Số hộ Tỷ trọng (%)

Không có tài sản thế chấp 7 87,50

Không biết vay ở đâu 1 12,50

Tổng 8 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Tiếp theo là nguyên nhân không biết vay ở đâu, tuy chỉ có 1 hộ lựa chọn nhưng đây chỉ là trên mẫu khảo sát còn so với tổng thể của toàn huyện tác giả tin rằng sẽ còn nhiều lựa chọn về nguyên nhân này hơn nữa. Chỉ duy nhất một lựa chọn nhưng cũng đã nói lên một điều rằng sự yếu kém của ngân hàng và quỹ tín dụng trong việc cung cấp thông tin đến với nông hộ và chưa chứng tỏ được rằng ở nguồn tín dụng chính thức là nơi vay vốn đáng tin cậy đối với nông hộ.

4.2.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT Đỏ - TPCT

Nhìn chung các nông hộ trên địa bàn huyện Cờ Đỏ vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể nhìn vào bảng 4.12 ta thấy:

 Hình thức mua chịu vật tư là chiếm tỷ trọng cao nhất có đến 33 hộ vay từ nguồn mua chịu vật tư chiếm 37,5% trong tổng số 88 hộ tham gia vay từ nguồn phi chính thức.

41

Mua chịu vật tư chiếm cao nhất trong tất cả hình thức vay phi chính thức, điều này đúng với thực tế trên địa bàn huyện là đa số nông hộ ngành nghề chính chuyên về lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Đúng thế, ít một ai mà làm ruộng lại không mua chịu vật tư tại các đại lý mua bán thuốc bảo vệ thực vật trừ những trường hợp họ không thích thiếu nợ và có dư của ăn của để trong gia đình. Họ cho rằng với hình thức này thì họ sẽ dễ dàng kiểm soát được nguồn thu nhập và chi tiêu của gia đình hơn.

Thay vì phải trả khoản tiền mua vật tư bằng tiền mặt thì họ sẽ sử dụng khoản tiền đó đầu tư vào chuyện khác, sử dụng vào một mục đích khẩn cấp nào đó, hay để chi tiêu trong suốt quá trình chờ đợi đến vụ mùa, v.v. Họ cho rằng khoản chênh lệch giữa mua trả ngay và mua trả chậm là không nhiều, không cần tài sản đảm bảo, thế chấp hay hồ sơ thủ tục phiền phức nên những nhà làm nông thường chọn hình thức vay này để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của gia đình.

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Hình 4.4 Cơ cấu các hình thức vay phi chính thức của nông hộ huyện Cờ Đỏ Bảng 4.12: Cơ cấu các hình thức vay PCT của nông hộ huyện Cờ Đỏ

Hình thức vay Số hộ Tỷ trọng (%)

Người cho vay phi chính thức (PCT) 12 13,64

Hụi 19 21,59

Người thân, bạn bè 24 27,27

Mua chịu vật tư 33 37,50

Tổng 88 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

 Kế đến, hình thức vay từ người thân bạn bè chiếm 27,27% tương đương với 24 hộ trong tổng số hộ có vay vốn từ nguồn phi chính thức dưới hình thức vay từ người thân, bạn bè. Điều này là lẽ hiển nhiên tồn tại trong cuộc sống chúng ta, bởi không ai lường trước chính xác được những chuyện

42

xảy ra trong tương lai như đám tiệc, ốm đau, ma chay, thiếu tiền trong việc chi tiêu hàng ngày hay những nhu cầu cần vốn khẩn cấp để làm một việc gì đó, v.v. Tất cả những sự việc trên thì cần có tiền mới giải quyết được. Khi mà các nguồn khác không đáp ứng kịp thời, không đáp ứng hoặc là không đáp ứng đủ nhu cầu và mỗi khi có nhu cầu khẩn cấp như vậy thì đa số nông hộ luôn tìm đến nguồn vay từ người thân, bạn bè xung quanh.

Dựa vào mối quan hệ, uy tín giữa các cá nhân với nhau, cũng giống như truyền thống của dân tộc ta là giàu tình yêu thương nên những người thân bạn bè sẳn lòng giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, thiếu vốn làm ăn hay buôn bán nhỏ, v.v. Tình làng nghĩa xóm với nhau giữa những người dân nông thôn sống cùng nhau nên họ sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau. Số tiền vay ít nhưng đáp ứng nhu cầu nhánh chống và không cần phải tốn thời gian hay thủ tục phức tạp. Đặc biệt, vay từ người thân bạn bè là không cần tài sản đảm bảo điều này rất phù hợp với những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên túng thiếu, v.v. Và trong mẫu khảo sát các nông hộ cũng thường xuyên vay mượn từ người thân bạn bè xung quanh mỗi khi gặp túng thiếu.

 Hình thức vay thứ 3 cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong nguồn vốn vay phi chính thức đó chính là hình thức vay từ hụi chiếm 21,59% trong tổng số. Nguyên nhân làm cho hình thức vay từ nguồn này cao không ngoài nguyên nhân nào khác đó là do tính hấp dẫn từ hụi mang lại. Ngoài người trực tiếp chơi hụi thì người tiếp theo nhận được nguồn lợi ích từ nguồn này chính là chủ hụi vì người này sẽ nhận được tiền huê hồng sau những lần hốt hụi. Bên cạnh đó, hụi cũng được xem là hình thức gửi tiết kiệm mang lại lợi tức hấp dẫn hơn so với bất kỳ loại hình tiết kiệm nào khác nhưng trong bản thân loại hình tiết kiệm này luôn tìm ẩn rủi ro đó là bị giật hụi.

Tuy nhiên, hụi cũng được xem là hình thức cấp tín dụng trong một nhóm với nhau. Cụ thể, trong các dây hụi thì những người hốt hụi đầu được xem là người đi vay, phải thực hiện trả nợ còn được gọi là đóng hụi chết vào quỹ chung của nhóm tham gia hụi cùng với nhau cho đến khi mãn hết chân hụi. Ở hình thức hụi sẽ không thật sự có lợi cho những người hốt hụi trước thay vì tiếp tục sử dụng số tiền này cho đến khi mãn hụi để sinh lời cao hơn.

Đối với hình thức này thì những người có hoàn cảnh eo hẹp hơn, khó khăn hơn sẽ luôn là người hốt trước và những người có nguồn thu nhập ổn định, có tiền dư thay vì gửi ngân hàng thì họ chọn hình thức hụi sẽ có lợi hơn nhiều. Vì thế, những người nghèo thì càng nghèo và giàu thì càng trở nên giàu hơn. Đây là hình thức của con dao hai lưỡi.

43

 Cuối cùng là hình thức vay từ người cho vay phi chính thức chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 13,64% trong tổng số. Ở hình thức này chiếm tỷ lệ thấp là lẽ hiển nhiên vì vay tiền từ nguồn này phải trả một mức lãi suất cực kỳ cao và nông hộ thường gọi đây là hình thức cho vay cắt cổ. Hình thức này giống với hình thức vay người thân bạn bè, tuy nhiên lãi suất thì có mức chênh lệch rất đáng kể. Người cho vay phi chính thức thường tự ấn định ra mức lãi suất khi cho vay, mức lãi suất mà họ đặc ra có thể sẽ phụ thuộc vào đạo đức của họ và mức độ rủi ro mà số tiền họ phải bỏ ra. Theo như tìm hiểu tại địa phương thì ở hình thức này nếu vay với số tiền lớn thường yêu cầu người vay phải làm

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)