Những ưu nhược điểm nhận được khi lựa chọn vay tại ngân hàng – quỹ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 59)

hàng – quỹ tín dụng nhân dân và tín dụng phi chính thức

Từ bảng 4.18, thống kê về ý kiến của nông hộ khi chọn nguồn vốn vay lúc cần vốn trong mẫu khảo sát thì giúp ta thấy được một điều rằng đa phần các yếu tố nêu ra điều là ưu điểm đối với việc vay vốn từ nguồn phi chính thức mà nguồn chính thức và bán chính thức không đáp ứng được. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi mà tín dụng phi chính thức mang lại thì vẫn còn tồn tại mặt tiêu cực đó chính là vấn đề về lãi suất, một vấn đề mà có thể nói ở nguồn vay phi chính thức khó mà khắc phục được. Cụ thể được thể hiện như sau:

 Về thủ tục đơn giản

Hiện nay, thủ tục vay vốn từ ngân hàng được đơn giản hóa rất nhiều được thể hiện qua việc có 28 người trong tổng số 54 người chọn chiếm 51,85%. Theo nhiều nông hộ cho biết hiện nay thủ tục vay vốn đã có sẵn mẫu, chỉ cần đến địa phương xác nhận và sau đó vào ngân hàng nhờ cán bộ tín dụng tư vấn là sẽ có được nguồn vốn vay. Nếu là khách hàng thân thiết thì vấn đề thủ tục lại càng không đáng lo ngại vì sẽ có nhân viên làm sẵn có lẽ chỉ có trách nhiệm ký tên và chờ nhận tiền.

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến cho là thủ tục không đơn giản thể hiện qua 48,15% trong tổng số lựa chọn là không. Đây có thể là những hộ vay lần đầu, không vay cố định tại một ngân hàng hay có lẽ là do trình độ học vấn còn thấp chưa tiếp thu được cách xử lý thủ tục hồ sơ và họ e ngại trong việc phải đến chính quyền địa phương qua nhiều công đoạn phức tạp.

51

Ở nguồn vay từ tín dụng phi chính thức thì ngược lại có đến 43 hộ chọn đồng ý trong tổng số 45 hộ tức 95,56% cho là thủ tục rất đơn giản. Phỏng vấn nông hộ cho biết không cần bất kỳ thủ tục giấy tờ nào (trừ trường hợp vay với số lượng nhiều thì nhiều nơi cần lập giấy nhận nợ), chỉ đơn giản là giao dịch giữa hai bên, giao dịch bằng miệng, đồng ý hay không đồng ý thì sẽ có kết quả ngay sau khi hỏi vay.

Bảng 4.18: Những ưu nhược điểm của nông hộ nhận được khi lựa chọn nguồn vay

Tiêu chí

Ngân hàng và quỹ

TDND Tín dụng phi chính thức Ưu điểm Nhược

điểm Ưu điểm Nhược điểm Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Thủ tục đơn giản 28 51,85 26 48,15 43 95,56 2 4,44 Thời gian chờ đợi ít 27 50 27 50 42 93,33 3 6,67 Chi phí vay thấp 51 94,44 3 5,56 33 73,33 12 26,67 Được tự do sử dụng tiền 40 74,07 14 25,93 44 97,78 1 2,22 Không cần thế chấp 3 5,56 51 94,44 45 100 0 0 Gần nhà 6 11,11 48 88,89 36 80 9 20 Trả nợ linh hoạt 46 85,19 8 14,81 42 93,33 3 6,67 Không giới hạn số tiền

vay 12 22,22 42 77,78 22 48,89 23 51,11

Lãi suất thấp 51 94,44 3 5,56 7 15,56 38 84,44 Có người quen 21 38,89 33 61,11 38 84,44 7 15,56

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

 Về thời gian chờ đợi ít

Đối với tín dụng phi chính thức thì do không cần thủ tục phức tạp nên vấn đề về thời gian cũng không có gì phải bàn đến vì nếu cho vay thì sẽ đưa tiền ngay sau khi hỏi (trừ trường hợp vay nhiều thì cần 1 hay 2 ngày để người cho vay chuẩn bị tiền) thể hiện qua 93,33% trong tổng số đã lựa chọn.

52

Riêng đối với tín dụng chính thức thì có sự khác nhau giữa khách hàng cũ và khách hàng mới. Khách hàng mới vay lần đầu do phải làm hồ sơ phức tạp nên kéo theo thời gian chờ đợi duyệt hồ sơ và nhận tiền chậm trễ, dao động từ 4 đến 7 ngày có khi lại hơn, số hộ không chọn chiếm 50%. Tuy nhiên, đối với khách hàng thân quen thì chỉ trong 2 đến 3 ngày hoặc thậm chí là trong một ngày hay trong một buổi dù là số tiền vay ít hay nhiều.

 Chi phí giao dịch

Có thể thấy chi phí giao dịch ở tín dụng phi chính thức và chính thức hầu như là không đáng kể, theo mẫu khảo sát thì chi phí ở tín dụng phi chính thức hầu như là không có nếu có chăng là do nông hộ phải đi xa nhà để vay ở người thân xa hay cho tiền lại để bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân đã giúp đỡ mình.

Còn đối với tín dụng chính thức có đến 94,44% lựa chọn là chi phí thấp tuy nhiên mức chi phí trung bình khi vay vốn của nông hộ trên địa bàn khảo sát thì tương đối cao. Cụ thể chi phí dao động trung bình trong khoản 50.000 đồng đến 200.000 đồng. Chi phí này bao gồm chi phí nộp đơn vay vốn, lệ phí công chứng, chứng thực, chi phí đi lại, v.v. Tóm lại chi phí khi vay ngân hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào số tiền vay nhiều hay ít và hộ ở gần hay xa so với ngân hàng, tổ chức tín dụng.

 Tự do sử dụng tiền

Vay từ tín dụng phi chính thức nông hộ có thể sử dụng với rất nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hay những mục đích mà họ cần miễn sao họ trả được khoản tiền cũng như mức lãi suất đã định lúc đầu được thể hiện qua 97,78% hộ lựa chọn.

Đối với hình thức tín dụng chính thức cũng có 74,07% lựa chọn là đúng ứng với 40 hộ trong tổng số 54 hộ. Tuy nhiên nếu xét kỹ thì thật không phải là vậy, những hộ chọn yếu tố này có thể là hộ chưa vay nên chưa biết hay có những hộ khi vay tiền thì xin vay với mục đích sản xuất kinh doanh nhưng khi về thì lại dùng cho việc khác. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng và cũng có phần lỗi là do ngân hàng không giám sát kỹ mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ.

 Khoản mục không cần thế chấp tài sản

Đúng như dự tính của tác giả là đối với nguồn vốn vay từ tín dụng phi chính thức thì dù hộ không có tài sản, có ít đất, ít tài sản thì vẫn vay được tín dụng phi chính thức. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật nhất chỉ có riêng tại tín dụng phi chính thức mà nguồn tín dụng chính thức không đáp ứng được.

53

Cụ thể được thể hiện qua 100% ý kiến cho rằng vay phi chính thức không cần tài sản đảm bảo.

Còn đối với tín dụng chính thức thì có 94,44% không lựa chọn có nghĩa là phải có tài sản làm đảm bảo mới vay được. Cũng chính vì thế mà nhiều hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất hay sử dụng cho mục đích đặc biệt của họ nhưng do không có tài sản đảm bảo do vậy họ không có cơ hội vay từ nguồn chính thức ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của nông hộ và có vay được chăng chỉ là từ nguồn phi chính thức.

 Gần nhà

Đa số nông hộ cho rằng đây là vấn đề khó khăn do gia đình ở cách xa so với ngân hàng, quỹ tín dụng chiếm 88,89% ý kiến cho là khó khăn, vì thường ngân hàng, quỹ tín dụng được đặc tại trung tâm huyện còn nông hộ thì tập trung chủ yếu ở nông thôn nên khó khăn trong việc đi lại và tốn kém nhiều chi phí.

Tuy nhiên đối với tín dụng phi chính thức thì là ngược lại đa số là vay ở gần nhà, là hàng xóm của nhau nên không bất tiện và tốn kém chi phí khi vay thể hiện qua 80% hộ cho là đúng.

 Về vấn đề lãi suất

Vấn đề này thì hiển nhiên ai cũng đều biết nên không cần phải bàn gì nhiều. Ở hình thức tín dụng chính thức thì đa số là chọn có mức lãi suất thấp và thấp hơn rất nhiều so với tín dụng phi chính thức chiếm 94,44% trong tổng số. Tuy nhiên, vẫn còn ở mức cao gây nên khó khăn cho nông hộ khi vay.

Ở tín dụng phi chính thức thì đa phần là không đồng ý với ý kiến mức lãi suất thấp có nghĩa là người vay phải trả mức lãi suất cao và cao hơn rất nhiều lần so với tín dụng chính thức có 84,44% nông hộ trong tổng số 45 hộ cho là mức lãi suất cao. Những nông hộ chọn mức lãi suất thấp là do họ có người thân hay bạn bè cho vay dưới hình thức mượn tạm 0% lãi suất hay ở mức lãi suất thấp chỉ chênh lệch với vay chính thức một mức không đáng kể. Ở nguồn vốn vay phi chính thức định ra mức lãi suất cao là lẽ đương nhiên vì người cho vay trong tín dụng phi chính thức sẽ gặp rủi ro mất tiền nhiều hơn do không có tài sản đảm bảo, cũng như khả năng trả nợ của người đi vay cũng thấp hơn so với tín dụng chính thức. Loại hình tín dụng phi chính thức có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức nhận được.

 Có người quen

Đa phần người tham gia trong nguồn vốn tín dụng phi chính thức đều có quen biết với nhau, điển hình như trong một vài hình thức vay như vay từ

54

người thân, bạn bè, hàng xóm, láng giềng, mua chịu vật tư hay từ hình thức chơi hụi, v.v. Người cho vay phải quen và hiểu rõ về người vay thì mới dám cho vay và ngược lại người vay phải quen biết hay được giới thiệu thì mới dám hỏi xin vay, trừ trường hợp vay từ người cho vay phi chính thức có đôi khi giữa 2 bên không có quen biết lẫn nhau.

Đối vời hình thức vay chính thức thì đa số nông hộ trên địa bàn phân tích thường không quen biết, hoặc có quen nhưng với số lượng ít đối với ngân hàng, cán bộ tín dụng hay là các cấp chính quyền địa phương như đã phân tích ở phần trước.

 Về vấn đề giới hạn số tiền vay thì ở tín dụng chính thức có đến 77,78% hộ chọn là có giới hạn số tiền vay vì khi cho vay ngân hàng căn cứ vào mức cho vay theo quy định, giá trị tài sản làm đảm bảo, khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng hay là mức độ thân quen của ngân hàng với khách hàng mà quyết định mức cho vay. Còn đối với tín dụng phi chính thức tuy không dựa vào tài sản đảm bảo nhưng người cho vay cũng căn cứ vào mức độ quen biết với người vay, uy tín của người vay với những người xung quanh, khả năng trả nợ hay nguồn thu nhập của nông hộ để quyết định cho vay nhiều hay ít và chắc chắn rằng số tiền người cho vay bỏ ra không mất hay gặp nhiều rủi ro được thể hiện qua 51,11% số hộ cho rằng có giới hạn số tiền vay.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)