Thực trạng sản xuất năm 2013 của nông hộ huyện Cờ Đỏ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 41)

Đây là những thông tin liên quan đến việc sản xuất nông nghiệp của nông hộ như: kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào, kỹ thuật nuôi trồng, thông tin thị trường đầu ra, thông tin tín dụng, v.v. Ngoài việc sử dụng kinh nghiệm của mình trong sản xuất được truyền bao đời qua thì nông hộ rất cần sự trợ giúp của chính quyền địa phương, các tổ chức tư nhân, v.v. để áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Những thông tin mà nông hộ trên địa bàn huyện được cung cấp từ các nguồn như sau:

4.1.2.1 Những thông tin mà nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất

Từ bảng số liệu 4.6 ta thấy được, tỷ lệ hộ không được hỗ trợ thông tin thị trường đầu ra và thông tin về các nguồn tín dụng là tương đối cao. Cụ thể:

Chẳng hạn, đối với thông tin thị trường đầu ra có đến 49 hộ không được hỗ trợ trong tổng số 60 hộ có hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm 81,67%, con số này cho thấy nông hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn sau khi thu hoạch vì hạn chế đầu ra là ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Giả sử nguồn thu nhập của nông hộ chỉ có thu từ hoạt động sản xuất nông nhiệp thì một khi chậm trễ về đầu ra làm cho nông hộ thiếu tiền trong việc chi trả chi phí sản xuất hay chi tiêu trong gia đình, dẫn đến loại hình tín dụng phi chính thức ra đời và lượng tiền vay từ nguồn nay tăng lên do nông hộ mượn chi tiêu trong quá trình chưa tiêu thụ được sản phẩm.

Đối với thông tin về nguồn tín dụng thì có đến 38 hộ không được cung cấp thông tin chiếm 63,33% trong tổng số 60 hộ và chỉ có 16 hộ là được cung cấp thông tin nguồn tín dụng chiếm chỉ có 26,67%, chủ yếu là nguồn thông tin từ các ngân hàng. Với tỷ lệ không được cung cấp thông tin cao như vậy dẫn đến hiện tượng nông hộ khó tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức và có xu hướng chuyển qua nguồn tín dụng phi chính thức làm cho lượng tiền vay được từ nguồn này tăng cao. Con số 63,33% nông hộ không được cung cấp thông tin tín dụng chứng tỏ rằng hoạt động của ngân hàng còn yếu, chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của ngân hàng về đến nông thôn, chưa chú trọng việc cho vay đến nông hộ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

33

Bảng 4.6: Thông tin nông hộ được hỗ trợ trong sản xuất

Tiêu thức Không được cung cấp Các tổ chức chính phủ Các tổ chức tư nhân Cả hai nguồn Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Kiến thức SD yếu tố đầu

vào (phân bón, giống, v.v.) 14 23,33 4 6,67 32 53,33 10 16,67

Kỹ thuật nuôi trồng 24 40 4 6,67 24 40 8 13,33

Thông tin thị trường đầu ra 49 81,67 2 3,33 6 10 3 5

Thông tin về các nguồn TD 38 63,33 5 8,33 16 26,67 1 1,67

Khác 60 100 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Riêng đối với kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào và kỹ thuật nuôi trồng chiếm phần số đông nông hộ là do các tổ chức tư nhân cung cấp, tuy nhiên vẫn có hộ được hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ và ở cả 2 nguồn nhưng đây chỉ là số ít trong tổng số. Cụ thể:

Đối với kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào có đến 53,33% tương đương với 32 hộ được hỗ trợ từ các tổ chức tư nhân. Các tổ chức tư nhân ở đây cụ thể là những cuộc hội thảo do công ty sản xuất hay phân phối thuốc bảo vệ thực vật tổ chức để cung cấp kiến thức cho nông hộ cũng như là giới thiệu sản phẩm của họ đến nông hộ, hay là được cung cấp kiến thức từ những đại lý nhỏ tại địa phương, v.v.

Các tổ chức này có sự cạnh tranh với nhau trong việc giới thiệu sản phẩm đến nông hộ và nông hộ cũng học được nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận kiến thức từ nguồn này. Trái ngược với các tổ chức tư nhân thì các tổ chức chính phủ tại địa phương lại có hoạt động yếu hơn để cung cấp kiến thức đối với nông hộ. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các tổ chức chính phủ trong việc cung cấp kiến thức đến với nông hộ để góp phần nâng cao năng suất cũng như nâng cao thu nhập cho nông hộ. Vì không một tổ chức tư nhân nào am hiểu địa bàn, thời tiết và tình hình sản xuất của nông hộ trên địa bàn bằng các tổ chức chính phủ tại địa phương.

34

4.1.2.2 Ảnh hưởng của những thông tin nếu được hỗ trợ đến kết quả sản xuất

Mỗi loại thông tin mà nông hộ được hỗ trợ từ các tổ chức có thể có tác động tích cực, có thể tác động tiêu cực tùy theo từng thời điểm, mùa vụ. Ta có thể xem xét ảnh hưởng của những thông tin trên như sau:

Thông qua bảng 4.7 thống kê, đa phần các nông hộ cho là nếu được cung cấp kiến thức sử dụng yếu tố đầu vào và kỹ thuật nuôi trồng thì sẽ có ảnh hưởng tốt (trên mức 4) đến kết quả sản xuất kinh doanh của gia đình. Qua đó thấy được tầm quan trọng của những thông tin này đối với các nông hộ và họ cần được sự hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ của các tổ chức bao gồm tổ chức tư nhân và tổ chức chính phủ.

Bảng 4.7: Thống kê ảnh hưởng của những thông tin đến kết quả sản xuất

Tiêu thức Mức độ ảnh hưởng TB

Kiến thức SD yếu tố đầu vào (phân bón, giống, v.v.) 4,12

Kỹ thuật nuôi trồng 4,08

Thông tin thị trường đầu ra 3,47

Thông tin về các nguồn TD 3,13

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Bên cạnh đó, đối với nông hộ chuyên về sản xuất nông nghiệp thì thông tin về thị trường đầu ra là hết sức quan trọng để nông hộ không cần phải lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Nông hộ rất mong có được nguồn tiêu thụ ổn định mỗi khi vụ mùa đến để họ nhận được một mức giá ổn định hơn. Trong mẫu khảo sát này, đa phần là nông hộ tự tìm hiểu về thông tin đầu ra và cũng tự tiêu thụ sản phẩm của mình. Phần lớn nông hộ cho là nguồn này tương đối tốt (mức trên 3 nhưng lại nhỏ hơn 4) có nghĩa là có cũng được mà không có cũng được. Tuy nhiên, họ rất hy vọng được hỗ trợ đầu ra để họ an tâm trong việc sản xuất.

Đặc biệt, thông tin về nguồn tín dụng thì phân lớn số đông nông hộ đều cho là không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh (chỉ ở mức 3,13). Điều này đúng với phần phân tích trước đó, nông hộ ít tiếp cận được với thông tin tín dụng chính thức do không được phổ biến nên hộ có thối quen tự xây sở vốn cho mình.

Trong quá trình sản xuất, đa phần là nông hộ mua chịu yếu tố đầu vào từ các cửa hàng. Khi hộ cần tiền để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày thì họ tìm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

đến nguồn tín dụng phi chính thức, bằng cách vay tạm xung quanh hay vay từ hụi, v.v. làm cho lượng tiền vay từ nguồn này tăng lên.

4.1.2.3 Những rủi ro mà nông hộ thường gặp

Thông qua bảng 4.8, theo như 100 nông hộ được khảo sát thì những khó khăn mà hộ thường gặp nhất như là: giá sản phẩm thấp và không ổn định, mất mùa dịch bệnh, thành viên trong gia đình ốm đau, thiếu vốn, v.v. Đối với hộ chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì những thông tin về thời tiết, dịch bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của nông hộ. Vì thế một trong những rủi ro mà họ thường gặp phải có rủi ro về mất mùa hay dịch bệnh chiếm 19% so với tổng số 100 hộ con số này tương đối cao, cho thấy quá trình sản xuất của nông hộ vẫn còn khá nhiều bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên bên ngoài.

Bảng 4.8: Những rủi ro nông hộ thường gặp

Rủi ro Số hộ Tỷ trọng (%)

Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, v.v.) 2 2

Mất mùa hay dịch bệnh 19 19

Thành viên trong gia đình bị mất việc 12 12

Thành viên trong gia đình bị ốm đau 26 26

Giá sản phẩm thấp và không ổn định 27 27

Thiếu vốn 14 14

Tổng cộng 100 100

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Rủi ro mà nông hộ thường gặp nhất và phải thường xuyên đối mặt đó chính là giá sản phẩm thấp và không ổn định có đến 27 hộ trong tổng số 100 hộ lựa chọn chiếm 27%. Đa phần nông hộ trên địa bàn là chuyên về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa. Nông hộ phải thường xuyên đối mặt với giá lúa không ổn định, giá ở mức thấp vào vụ mùa, giá thay đổi qua từng ngày không ổn định và giá cao khi vụ mùa kết thúc. Đối với những hộ có điều kiện vựa lại đợi giá cao thì không ảnh hưởng gì đến thu nhập nhưng ngược lại đối với những hộ không có điều kiện thì sự bấp bênh của giá lúa là một vấn đề nan giải và ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ.

Kế đến là thiếu vốn có đến 14% nông hộ trong mẫu khảo sát lựa chọn là thiếu vốn. Đây là những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn không có vốn để sản xuất kinh doanh, một phần có thể là do họ không có hoặc ít tài sản đảm bảo nên không thể vay được nguồn tín dụng chính thức. Nguồn tín dụng mà họ dễ

36

dàng tiếp cận nhất là tín dụng phi chính thức, lãi suất từ nguồn này rất cao cho nên nợ càng thêm nợ và thiếu vốn thì ngày một thiếu vốn. Bên cạnh đó còn có trường hợp hộ chọn thành viên trong gia đình bị ốm đau có đến 26 nông hộ lựa chọn và có 12% trong tổng số nông hộ lựa chọn là thành viên trong gia đình bị mất việc vì cũng có tương đối đông nguồn thu nhập chính của nông hộ là từ việc làm thuê, làm mướn hay là công nhân tại địa phương hoặc không tại địa phương. Họ lo lắng vì nếu như mất việc thì không thể tạo nên nguồn thu nhập cho gia đình. Cuối cùng rủi ro mà nông hộ ít gặp nhất đó chính là thiên tai chỉ chiếm 2% vì huyện là một nơi tương đối được thiên nhiên ưu đãi.

Tất cả những khó khăn trên quy ra cho cùng thì cũng cần phải có nguồn vốn để trang trải, cũng chính vì thế mà nhu cầu vay tín dụng của nông hộ tăng lên. Đặc biệt là nguồn tín dụng phi chính thức vì tính kịp thời, nhanh chống, nhiều ưu điểm hơn so với tín dụng chính thức. Bên cạnh đó cũng có tính tạm thời cho sự lựa chọn của nông hộ khi cần vay đặc biệt là 1 lượng tiền nhỏ đã dẫn đường họ đến với tín dụng phi chính thức. Chính vì nhu cầu vay tăng lên nên lượng tiền vay được từ nguồn này cũng tăng theo.

4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỜ ĐỎ - TPCT

4.2.1 Thực trạng vay vốn của nông hộ huyện Cờ Đỏ từ nguồn phi chính thức vào năm 2013 chính thức vào năm 2013

Đối với nông hộ ở nông thôn, tín dụng phi chính thức được xem là nguồn tín dụng quan trọng và gần gũi nhất. Vì thế, tín dụng phi chính thức luôn là lựa chọn hàng đầu của nông hộ ở nông thôn. Huyện Cờ Đỏ cũng không ngoại lệ, tỷ lệ nông hộ có vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức rất cao. Cụ thể được thể hiện qua hình 4.3 và bao gồm những nội dung sau:

Theo kết quả điều tra thì trong tổng số 100 hộ có đến 88 hộ chiếm 88% hộ có tham gia vay vốn tín dụng phi chính thức, con số này khá cao. Từ kết quả này cho thấy nguồn vốn vay từ tín dụng phi chính thức rất quan trọng đối với nông hộ trên địa bàn.

Lãi suất được xem là nhược điểm lớn nhất đối với tín dụng phi chính thức. Bên cạnh đó, tín dụng phi chính thức có rất nhiều ưu điểm hơn hẳn nguồn tín dụng chính thức. Ưu điểm của nguồn vay phi chính thức như phù hợp, gần gũi và không cần tài sản thế chấp, không cần hồ sơ thủ tục rườm rà hay phải đợi chờ trong thời gian lâu, v.v. những ưu điểm này rất thích hợp đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, cần vốn gấp để chi trả cho sinh hoạt phí hàng ngày hay trong những lúc ốm đau đột suất.

37

Vì thế, lựa chọn vay phi chính thức là lựa chọn hàng đầu đối với nông hộ. Số lượng hộ vay nhiều dẫn đến lượng tiền vay từ nguồn phi chính thức tăng lên.

Ngoài ra, còn có 12% trong tổng số không tham gia vay ở hình thức tín dụng phi chính thức nguyên nhân chủ yếu là do hộ không có nhu cầu vay, sợ nợ, không thích thiếu nợ xung quanh và quan trọng nhất là họ sợ lãi suất vì nó quá cao.

(Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp 100 nông hộ huyện Cờ Đỏ - TPCT, 2014)

Hình 4.3 Thực trạng vay tín dụng phi chính thức của nông hộ năm 2013 4.2.2 Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay

Dựa vào bảng 4.9 cho ta thấy được thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay. Cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả thống kê trong 100 hộ khảo sát thì có 30 hộ có tham gia vay vốn ở ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân chiếm 30% so với tổng thể, còn lại là 70 hộ không có vay vốn chiếm 70%. Toàn mẫu khảo sát có đến 88 hộ có tham gia vay vốn ở nguồn tín dụng phi chính thức và chỉ có 12% trong tổng số hộ không tham gia.

Bảng 4.9: Thị phần vay vốn của nông hộ đối với các nguồn vốn vay

Nguồn vốn vay Không Có Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Các ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân 70 70 30 30

Các tổ chức xã hội đoàn thể 83 83 17 17

Tín dụng phi chính thức 12 12 88 88

38

Còn đối với các tổ chức xã hội đoàn thể thì chỉ có 17% tức là 17 hộ tham gia vay còn lại là không có tham gia. Điều này cho thấy, hoạt động của các đoàn thể hiện tại trên địa bàn huyện thật sự là không phổ biến. Đa số hộ trong mẫu khảo sát trả lời là không có thông tin về việc vay vốn từ nguồn này mặc dù có hội trên địa bàn và cũng có trường hợp trả lời là không ai vận động cho tham gia hay là xin tham gia vay vốn mà không được do đã đủ số lượng. Bên cạnh đó, còn có những hộ thật sự không muốn tham gia hội và không có nhu cầu vay từ nguồn này mặc dù biết lãi suất từ nguồn này khá thấp. Tuy nhiên, lượng tiền được giải ngân cho nông hộ vay thật sự rất ít và có giới hạn.

Nhìn chung, việc tham gia vay vốn của nông hộ trên địa bàn huyện là không đồng đều và việc tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức và bán chính thức là rất thấp. Từ con số 70% số hộ trên địa bàn chưa tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức cho thấy hình thức cấp tín dụng cho nông hộ trên địa bàn huyện còn yếu kém, đồng vốn chưa đến được đối tượng cần vay, một số lại e ngại trong việc lập hồ sơ thủ tục, tốn nhiều thời gian chờ đợi và cũng cần phải có tài sản làm đảm bảo mới vay được, v.v. đã dẫn đến hộ không quyết định vay từ nguồn chính thức mà chuyển sang hình thức vay phi chính thức khi thật sự cần thiết.

4.2.3 Nguyên nhân hộ không vay vốn, muốn vay mà không vay được tại ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy được, những hộ không muốn vay ở ngân hàng được thể hiện qua những nguyên nhân cụ thể như sau:

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nông hộ không muốn vay vốn ở các tổ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng phi chính thức trên địa bàn huyện cờ đỏ – thành phố cần thơ (Trang 41)