Giải pháp về nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 101)

6. Kết cấu của đề tài

4.2.5.Giải pháp về nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch:

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch : thực hiện xây dựng mạng lưới đào tạo du lịch hiện đại, đào tạo chất lượng cao, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong tỉnh, thơng qua việc thiết lập một số cơ sở đào tạo du lịch mới và tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch đang cĩ trong tỉnh.

Tăng cường cơng tác đào tạo giáo viên, giảng viên du lịch: thực hiện xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch đủ tiêu chuẩn, cĩ trình độ chuyên mơn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về du lịch đáp ứng các yêu cầu đối với giáo viên, giảng viên du lịch, cĩ đủ năng lực giảng dạy ở các cơ sở đào tạo trong khu vực.

Phát triển chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành du lịch: trang bị khung cơ bản về chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng các

chuyên ngành đào tạo du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý và tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành du lịch, phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các cơ sở đào tạo du lịch.

Thực hiện đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội: nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo nhân lực ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trang bị các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Hình thức đào tạo này thường gây tốn kém về nguồn lực, tuy nhiên đây là hình thức rất hiệu quả, do đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, xố dần khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng; các doanh nghiệp và xã hội khơng phải bỏ thêm chí phí và thời gian cho việc đào tạo lại, cĩ thể sử dụng ngay lao động vừa được đào tạo, đáp ứng nhu cầu bức xúc về nguồn nhân lực cĩ tay nghề phù hợp, vì vậy cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi.

- Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

Lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành du lịch: hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành du lịch giữ một vai trị hết sức quan trọng trong việc đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực ngành du lịch. Xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh sẽ đưa ra bức tranh tồn cảnh về tình trạng của nguồn nhân lực ngành du lịch, từ đĩ cĩ những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của khu vực đáp ứng với yêu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả của cơng tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thơng qua hệ thống cơ sở dữ liệu.

Hồn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch: việc hồn thiện hệ thống cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch cần được tiến hành một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cả đối với ngành du lịch và với các ngành khác cĩ liên quan đến hoạt động du lịch. Thực hiện xây dựng văn bản quản lý hoạt động bồi dưỡng du lịch trên địa bàn khu vực để phục vụ cho việc đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, nghề về du lịch cĩ tính thực thi liên tục; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành cĩ liên quan đến cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Trên cơ sở các văn bản cĩ liên quan, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh để vừa thu hút được lao động cho ngành du lịch vừa tránh được những biến động theo mùa vụ.

Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh : trong các chiến lược thành phần của ngành du lịch, bên cạnh chiến lược về đầu tư phát triển du lịch,

chiến lược phát triển thị trường sản phẩm thì chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch giữ một vai trị hết sức quan trọng, cần được quan tâm xây dựng. Thực hiện xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực với những định hướng, lộ trình thực hiện cụ thể; xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

- Các giải pháp hỗ trợ khác :

Tăng cường sự liên kết và tính chủ động của các bên cĩ liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng: tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mơ hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Đây là mơ hình đào tạo rất tiết kiệm và hiệu quả. Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học đào tạo về du lịch nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thơng qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Xã hội hố hoạt động đào tạo bồi dưỡng: huy động mọi nguồn lực cho hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài cho lao động du lịch : thu hút được đội ngũ lao động du lịch cĩ chất lượng, sử dụng cĩ hiệu quả lực lượng lao động.

4.2.5.2. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư tư

Căn cứ pháp luật của nhà nước hiện hành, tỉnh tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với các dự án đầu tư vào du lịch (đặc biệt là du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí) ở mức cao nhất theo khung quy định. Cụ thể :

- Chính sách ưu đãi về sử dụng đất:

Thời hạn sử dụng đất: thời hạn sử dụng đất theo quy định của Nhà nước hiện hành của dự án đầu tư khơng quá năm mươi năm; đối với dự án cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, thuê đất khơng quá bảy mươi năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và cĩ nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì tỉnh nên xem xét gia hạn sử dụng đất nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Ưu đãi về tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước: tiếp tục duy trì đơn giá cho thuê thấp nhất trong khung quy định của nhà nước :

Đơn giá thuê đất một năm cho các dự án thuộc các Phường của Thành phố Vũng Tàu, các Phường thuộc Thị xã Bà Rịa, các thị trấn của các huyện là 2%, các dự án thuộc

các xã của các huyện, thị xã, thành phố là 1,5%, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cĩ điều kiện kinh tế - xã hội khĩ khăn, vùng cĩ điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khĩ khăn (huyện Tân Thành và Cơn Đảo) là 0,25% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đơn giá thuê mặt nước cho tất cả các dự án trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đối với dự án sử dụng mặt nước cố định: 10.000.000 đồng/km2/năm, dự án sử dụng mặt nước khơng cố định: 50.000.000 đồng/km2/năm.

- Chính sách miễn giảm phí, lệ phí:

Nhà đầu tư cĩ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh được miễn các loại phí và lệ phí liên quan đến thủ tục đầu tư và xây dựng như: Đăng ký ưu đãi đầu tư, lập thủ tục giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy phép xây dựng.

- Chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư:

Tiếp tục trích một tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách để hỗ trợ các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế bằng hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với khoản vốn vay từ các tổ chức tín dụng, sau khi nhà đầu tư đã được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ ngân sách tỉnh bằng 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và các dự án đầu tư tại Cơn Đảo.

- Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề:

Tiếp tục hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động tuyển dụng lần đầu khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động cho các nhà đầu tư cĩ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và sử dụng số lao động tại địa phương từ 20 người trở lên ở mức hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề nếu lao động được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề được thành lập và cĩ đăng ký hoạt động hợp pháp trên địa bàn tỉnh và ở mức hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề đối với những ngành nghề mà các cơ sở dạy nghề được thành lập và cĩ đăng ký hoạt động hợp pháp trên địa bàn tỉnh khơng đào tạo được, phải thuê các cơ sở dạy nghề ở địa phương trong nước khác đào tạo.

- Các chính sách ưu đãi về thuế :

Thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.6. Giải pháp về khoa học cơng nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh

4.2.6.1 Phát triển khoa học và cơng nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững trình phát triển nhanh và bền vững

Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, cơng nghệ gĩp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiện quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và cơng nghệ.

Tăng nhanh năng lực khoa học, cơng nghệ cĩ trọng tâm, trọng điểm. Phát triển đồng bộ và sử dụng cĩ hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lực. Huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học, cơng nghệ. Gắn các mục tiêu nhiệm vụ khoa học, cơng nghệ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cơ sở.

Phát huy vai trị, hiệu quả của các tổ chức khoa học, cơng nghệ chủ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, cơng nghệ trọng điểm. Phát triển mạnh thị trường khoa học, cơng nghệ. Đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học cơng nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu. Phát triển các doanh nghiệp khoa học - cơng nghệ, các quỹ đổi mới cơng nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm. Xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và cơng nghệ. Thực hành dân chủ, tơn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì sự phát triển của đất nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu - triển khai, ứng dụng cơng nghệ; phát triển hợp lý, đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ. Hướng mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và cơng nghệ gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, gắn với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Cĩ chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới cơng nghệ, làm chủ các cơng nghệ then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm cĩ hàm lượng cơng nghệ cao.

Hình thành hệ thống đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và cơng nghệ. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.

4.2.6.2. Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Tuyên truyền rộng rãi nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức của các ngành, các cấp và cộng đồng nhân dân về vai trị và hiệu quả của ngành du lịch, cĩ các hoạt động thiết thực cùng tham gia vào việc quảng bá hình ảnh du lịch của Tỉnh, thể hiện bằng hành vi giao tiếp với du khách, bằng các hoạt động văn hĩa, nghệ thuật tơn vinh nét đẹp truyền thống tại địa bàn dân cư, gĩp phần thu hút khách du lịch.

- Sử dụng biểu tượng Du lịch Bà Rịa Vũng Tàu để quảng bá rộng rãi sản phẩm du lịch. Đa dạng các loại ấn phẩm tuyên truyền về du lịch bằng nhiều hình thức. Duy trì và cập nhật website du lịch Bà Rịa Vũng Tàu. Chú trọng quảng bá hình ảnh du lịch địa phương ra các tỉnh bạn và ra nước ngồi thơng qua văn phịng các chi nhánh của các cơng ty trong tỉnh đĩng trên địa bàn tỉnh bạn và các tham tán thương mại ở các sứ quán Việt Nam tại nước ngồi. Nghiên cứu giải pháp mời chuyên gia tư vấn nước ngoài về tuyên truyền, xúc tiến du lịch để Bà Rịa Vũng Tàu thành điểm đến của du khách quốc tế.

- Khai thác các nguồn thơng tin từ báo chí, trao đổi thơng tin hai chiều giữa báo chí với ngành du lịch, tập trung vào các báo lớn, cĩ tầm ảnh hưởng rộng đối với dư luận xã hội; mở rộng hợp tác giữa Tờ tin Du lịch của Tỉnh với tờ tin du lịch của các tỉnh bạn trong tồn quốc nhằm trao đổi thơng tin hai chiêu về du lịch; Tích cực, chủ động tham gia các hội chợ, hội thảo quốc tế, tranh thủ quảng bá sản phẩm du lịch, xúc tiến đầu tư và học hỏi kinh nghiệm trong quản lý điều hành hoạt động du lịch.

- Tăng cường cơng tác tuyên truyền trong tỉnh nhằm định hướng dư luận theo hướng tích cực, ủng hộ sự phát triển của ngành du lịch, giới thiệu các sản phẩm du lịch, giới thiệu các phương thức kinh doanh hiện đại, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh du lịch.

- Xây dựng hệ thống tích hợp thơng tin dữ liệu liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, tăng cường chức năng tư vấn, đầu tư du lịch, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện quy trình thủ tục đơn giản, hiệu quả.

- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quảng bá ở thị trường TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, thị trường các tỉnh Đơng Nam Bộ, thị trường Hà Nội . . . , khai thác các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm trên cơ sở các loại hình du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Tỉnh và các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực du lịch trong Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này đã nêu ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể của ngành du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian tới. Kết hợp với nghiên cứu thực trạng thời gian qua và kết quả mơ hình nghiên cứu, chương này đã đưa ra hệ thống 6 nhĩm giải pháp chính để huy động các nguồn vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong thời gian tới là : giải pháp về thể chế và kinh tế vĩ mơ, giải pháp về chính sách thu hút vốn đầu tư cho du lịch của

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 101)