Mơ hình nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 62)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.3.Mơ hình nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (Provincial Competitiveness Index) được xây dựng để đánh giá mức độ thuận lợi của mơi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số PCI do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam phối hợp với Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (USAID/VNCI) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) điều tra và cơng bố từ năm 2005.

Chỉ số PCI gồm chín chỉ số thành phần phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế tác động lớn đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chín chỉ số thành phần này bao gồm:

- Chi phí gia nhập thị trường: đo lường về thời gian doanh nghiệp phải chờ để đăng ký kinh doanh và xin cấp đất; thời gian chờ để nhận được tất cả các loại giấy phép cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh; số giấy phép, giấy đăng ký và quyết định chấp thuận cần thiết để chính thức hoạt động và mức độ khĩ khăn theo đánh giá của doanh nghiệp để cĩ được tất cả các giấy đăng ký, giấy phép và quyết định chấp thuận.

- Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: việc tiếp cận đất đai cĩ dễ dàng khơng và doanh nghiệp cĩ thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi cĩ được mặt bằng kinh doanh hay khơng.

- Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin: đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp cĩ thể tiếp cận một cách cơng bằng các văn bản này, các chính sách và quy định mới cĩ được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đĩ và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: đo lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Năm nay, chỉ số này cũng bao gồm một bộ các chỉ tiêu đo lường sự tiến bộ của Cải cách Hành chính cơng.

- Chi phí khơng chính thức: đo lường các khoản chi phí khơng chính thức mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí khơng chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí khơng chính thức cĩ đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước cĩ sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay khơng.

- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đơi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng cĩ lợi cho doanh nghiệp.

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: đo lường sự sẵn cĩ của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như xúc tiến thương mại cho khu vực tư nhân, cung cấp các thơng tin kinh doanh cho doanh nghiệp, dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh và các dịch vụ cơng nghệ; số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và chất lượng của các dịch vụ này.

- Chất lượng đào tạo lao động: đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành cơng nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.

- Thiết chế pháp lý: đo lường lịng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tịa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này cĩ được doanh nghiệp xem là cơng cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp cĩ thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ cơng quyền tại địa phương.

3.1.4. Mơ hình nghiên cứu Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào một địa phương ở Việt Nam

Theo Nguyễn Mạnh Toàn (2010), các nhân tố chủ yếu nhằm thu hút đầu tư nước ngồi vào một nước hoặc một vùng lãnh thổ thường thay đổi tùy theo ngành nghề và chiến lược kinh doanh của cơng ty muốn đầu tư, cũng như mối quan hệ của cơng ty với thị trường nước sở tại. Tuy vậy, việc lựa chọn địa điểm đầu tư các cơng ty nước ngồi thường dựa trên các nhĩm nhân tố chủ yếu sau đây:

* Nhĩm nhân tố về kinh tế

- Nhân tố thị trường : quy mơ và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Quy mơ thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các cơng ty đa quốc gia (MNEs) thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Bên cạnh đĩ, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đơng dân cư - thị trường tiềm năng của họ.

- Nhân tố lợi nhuận : Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Trong thời đại toàn cầu hĩa, việc thiết lập các xí nghiệp ở nước ngồi được xem là phương tiện rất hữu hiệu của các cơng ty đa quốc gia trong việc tối đa hĩa lợi nhuận. Điều này được thực hiện thơng qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại.

- Nhân tố về chi phí : phần đơng các cơng ty đa quốc gia đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đĩ, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Bên cạnh đĩ, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngồi cho phép các cơng ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy cĩ thể nâng cao năng lực cạnh

tranh, kiểm sốt được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất.

* Nhĩm động cơ về tài nguyên

- Nguồn nhân lực : Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các cơng ty đa quốc gia cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nước này. Thơng thường nguồn lao động phổ thơng luơn được đáp ứng đầy đủ và cĩ thể thỏa mãn yêu cầu của các cơng ty. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tư.

- Tài nguyên thiên nhiên : Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài.

- Vị trí địa lý : lợi thế về vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trường xung quanh, khai thác cĩ hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hĩa.

* Nhĩm động cơ về cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật : Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ cơng nghiệp hĩa cĩ ảnh hưởng rất quan trọng đến dịng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng khơng, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thơng và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tư nước ngồi.

Các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các cơng ty kiểm tốn, tư vấn... cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét đến.

- Cơ sở hạ tầng xã hội : ngồi cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mơi trường thu hút đầu tư cịn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sĩc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.

Ngồi ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tơn giáo, văn hĩa ... cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.

* Nhĩm động cơ về cơ chế chính sách

Dịng vốn đầu tư nước ngồi vào các nước đang phát triển khơng chỉ được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà cịn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn

định của nền kinh tế vĩ mơ, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan trọng. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đĩng một vai trị rất quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 62)