Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịc hở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 35)

6. Kết cấu của đề tài

1.5.1.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịc hở tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình đã cĩ những định hướng, quy hoạch cụ thể để phát triển ngành du lịch thể hiện ở nội dung “Chương trình phát triển Du lịch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2006- 2010” được UBND ban hành kèm theo quyết định số: 38/2006/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2006. Từ đĩ, Quảng Bình đã sớm cĩ quy hoạch phát triển du lịch và cĩ các cơ chế, chính sách đúng đắn, kịp thời, khuyến khích các thành phần kinh tế huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch. Cụ thể :

- Về quy hoạch:

Tỉnh đã phối hợp với Viện Quy hoạch phát triển Du lịch (Tổng Cục Du lịch) tiến hành rà sốt, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Quảng Bình đến năm 2015, định hướng đến 2020. Những nhiệm vụ trọng tâm là : hồn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng do tư vấn nước ngồi thực hiện; Điều chỉnh, bổ sung và hồn thiện các quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt như: Suối nước khống nĩng Bang, Vũng Chùa - Đảo Yến, Bảo Ninh, Nhật Lệ - Quang Phú, điểm Du lịch phía Tây của thành phố Đồng Hới; chùa Non - núi Thần Đinh, Hải Ninh ở huyện Quảng Ninh; Đá Nhảy, Nhân Trạch của huyện Bố Trạch; Bàu Sen, Ngư Thuỷ Bắc ở huyện Lệ Thuỷ; bãi tắm Quảng Thọ ở huyện Quảng Trạch.

- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư du lịch :

Thực hiện đẩy mạnh cơng tác xúc tiến đầu tư du lịch và khuyến khích phát triển du lịch. Dành quỹ đất thích hợp xây dựng các khu du lịch kêu gọi đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và quốc tế, các thương nhân, cộng đồng dân cư đầu tư phát triển du lịch; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong cấp phép đầu tư cho các nhà đầu tư trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế;

- Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch :

Để du lịch trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế, ngoài việc xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ, tỉnh và các địa phương cần đầu tư hơn nữa cho du lịch, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Đối với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như Phong Nha - Kẻ Bàng, thành phố Đồng Hới, tỉnh sẽ ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch của Tổng Cục Du lịch, ngân sách tỉnh, nguồn vốn ODA. UBND các huyện, thành phố cĩ trách nhiệm bố trí nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch của địa phương mình.

Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, thương nhân, các tổ chức để phát triển đa dạng về du lịch.

- Đào tạo nguồn nhân lực :

Xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến 2015 là đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu ngành nghề cũng như trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch :

Nâng cao chất lượng phục vụ du lịch là một nhiệm vụ của Chương trình Phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnhđã được quan tâm triển khai cĩ hiệu quả, nhằm tăng cường năng lực của ngành. Các doanh nghiệp đã tập trung nâng cao chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch; trong các khách sạn, nhà hàng, trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch, trong đĩn tiếp và các dịch vụ khác; đa dạng hố các dịch vụ lưu trú, các tours, tuyến, loại hình du lịch, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch gắn với việc giáo dục đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ trong ngành; tăng cường khả năng hội nhập du lịch trong nước và quốc tế.

1.5.1.2. Những kết quả đạt được :

- Số lượng khách du lịch tại tỉnh khơng ngừng tăng nhanh : Năm 2005, du khách đến tỉnh cĩ 343.148 lượt người thì năm 2010 tăng lên 728.907 lượt đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 16%/năm.

- Các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển khá nhanh :đến cuối năm 2010, ở Quảng Bình cĩ 1 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 4 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng, nếu năm 2005, cĩ 76 cơ sở với 1.985 buồng thì đến năm 2010 cĩ 177 cơ sở với 2.698 buồng, trong đĩ cĩ 19 cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 4 sao.

- Doanh thu du lịch thực hiện năm 2005 đạt 78 tỷ đồng, năm 2010 đạt 389 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 38%. Nộp ngân sách Nhà nước năm 2010 đạt gần 27 tỷđồng.

- Trong giai đoạn 2006-2010, cĩ 25 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn, trong đĩ 17 dự án đã và đang triển khai với tổng số vốn cam kết lên tới gần 1.800 tỷ đồng, hơn 17 triệu USD. Trong đĩ, nhiều dự án cĩ quy mơ hàng trăm tỷ đồng như: Khu Resort ở Bảo Ninh (Đồng Hới), khu nghỉ dưỡng sinh thái Vũng Chùa Đảo Yến(Quảng Trạch), khu Resort Đá Giếng( Bố Trạch), khu du lịch suối Bang(Lệ Thuỷ)... Trong số 25 dự án đã được cấp phép đầu tư giai đoạn 2006- 2010, cĩ các dự án được thực hiện bài bản như khách sạn Sài Gịn - Quảng Bình và khu nghỉ mát cao cấp Sun SpaResort giai đoạn 2 dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2011.

1.5.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng :1.5.2.1. Những chính sách thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịch 1.5.2.1. Những chính sách thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịch

Năm 2007, Thành phốĐà Nẵng đã ban hành Chương trình Phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007 – 2010 theo Quyết định số 7346 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND thành phố Đà Nẵng. Để cụ thể hố, thành phố đã đưa ra những định hướng phù hợp đồng thời chủ động triển khai một số giải pháp đã gĩp phần mang lại hiệu quả tích cực, hỗ trợ kích cầu du lịch, cụ thể bằng những giải pháp như: Hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tổ chức các sự kiện văn hĩa du lịch đặc sắc, đẩy mạnh cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngồi nước qua các chương trình roadshow, farmtrip, hội chợ, liên kết quảng bá trên các website….. Cụ thể :

- Cơng tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch :

Tỉnh đã thực hiện rà sốt và điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch theo quy hoạch kinh tế -xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, khu làng Vân, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, mạng lưới khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, cơ sở bán hàng lưu niệm, phố đi bộ...

Nâng cấp 02 tuyến đường du lịch ven biển: Nguyễn Tất Thành và Sơn Trà - Điện Ngọc; Nâng cấp, mở rộng đường Hoà Khánh - An Lợi. Xây dựng hệ thống cáp treo từ An Lợi lên đỉnh Bà Nà.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch :

Tăng cường xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, các trung tâm thương mại để thu hút và phát triển dịch vụ du lịch MICE.

Tăng cường tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển: dịch vụ lặn biển ngắm san hơ, đua thuyền buồm, lướt ván, mơ tơ nước, dù bay;

Nâng cấp các bảo tàng : Bảo tàng thành phố, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Chàm để đưa vào chương trình du lịch phục vụ khách. Đặc biệt tại Bảo tàng Chàm, tổ chức chiếu phim và múa Chăm phục vụ khách.

Nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thành khu du lịch đặc trưng của thành phố theo quy hoạch chi tiết đã được thơng qua; hình thành một số điểm tham quan mới; khai thác phía Tây và khu vực sơng Cổ Cị vào phục vụ khách du lịch; lập dự án trung tâm văn hố du lịch; nâng cấp hang Âm phủ; lắp đặt hệ thống thang máy phục vụ khách tại hịn Thuỷ Sơn; .

- Đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng :

Tổ chức các sự kiện du lịch thường xuyên của thành phố gồm: Liên hoan Du lịch “Đà Nẵng - Biển gọi” (2 năm 1 lần); Liên hoan Du lịch Gặp gỡ Bà Nà (hàng năm); Liên hoan du lịch làng nghề, hội thi tay nghề, hướng dẫn viên…

Xuất bản sách Cẩm nang du lịch Đà Nẵng; Bản đồ Du lịch Đà Nẵng; Bưu ảnh Đà Nẵng; Tập gấp Du lịch Đà Nẵng; Poster về du lịch Đà Nẵng, - Làm phim du lịch Đà Nẵng dưới hình thức đĩa VCD, DVD, bản tin du lịch, tạp chí du lịch; sách chuyên đề về một số điểm tham quan du lịch Đà Nẵng; nâng cấp trang Web du lịch Đà Nẵng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng mơi trường du lịch thơng thống; nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch; đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch :

Ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, Cơng viên Nước Đà

Nẵng…

Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp, điều hành du lịch; mở các lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ tiếp thị du lịch, tổ chức sự kiện du lịch, nghiệp vụ quản lý nhà nước về du lịch; đào tạo tiếng Thái, Nhật và tiếng Trung.

Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng để đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, đáp ứng yêu cầu tăng tốc du lịch Đà Nẵng và miền Trung.

1.5.2.2. Những kết quả đạt được :

- Về khách Du lịch : Năm 2006 đĩn 774.000 khách đến năm 2010 là 1.770.000 lượt khách đạt tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hằng năm là 23%.

- Cơ sở kinh doanh du lịch : đến cuối năm 2010, tồn TP cĩ 101 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành; 181 khách sạn với 6.089 phịng, trong đĩ cĩ 4 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao và tương đương, 21 khách sạn 3 sao và tương đương.

- Về doanh thu Du lịch : Doanh thu chuyên ngành du lịch từ 435 tỉ đồng năm 2006 lên 1.239 tỷ đồng năm 2010 đạt mức tăng bình quân hàng năm 30%.

- Tính đến cuối năm 2010, Đà Nẵng đã cĩ 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 54.000 tỷ đồng, trong đĩ cĩ 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 23.000 tỷ đồng và 45 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 31.000 tỷ đồng.

1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về thu hút vốn đầu tư và phát triển du lịch: Thứ nhất, bên cạnh việc Chính Phủ xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích Thứ nhất, bên cạnh việc Chính Phủ xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư du lịch cũng như cĩ nhiều chính sách hỗ trợ trong phát triển du lịch, các địa phương cần cụ thể hĩa bằng chương trình phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể nhằm tạo cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hồn thiện hệ thống hạ tầng du lịch và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động du lịch để tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư.

Thứ hai, đẩy mạnh cơng tác quảng bá về du lịch, về đất nước và các dự án kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, website, mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các cơng ty du lịch đến thăm để viết bài và kết nối với các doanh nghiệp trong nước, cũng như cĩ cả một hệ thống ấn phẩm sách báo, tranh ảnh, bản đồ giới thiệu đầy đủ. Bên cạnh đĩ, luơn cĩ sự nối kết, đầu tư các hoạt động quảng bá du lịch đi liền với hoạt động quảng bá của các ngành khác.

Thứ ba, ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh của mình bằng cách tận dụng triệt để những lợi thế về thiên nhiên, luơn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu hút du khách. Bên cạnh đĩ, cần phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như du lịch biển, du lịch núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hĩa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá… để tạo nên nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc riêng cho từng địa phương du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách .

Thứ tư, ngành du lịch cịn liên kết chặt chẽ giữa các ngành khác nhau để khai thác dịch vụ du lịch như liên kết với các hãng hàng khơng, hệ thống bệnh viện, siêu thị…trong

đĩ, các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và thống nhất. Vì vậy, khi xây dựng chương trình tour du lịch thường cũng cĩ điểm đến là siêu thị, trung tâm thương mại, chợ.

Thứ năm, tăng cường cơng tác thẩm định cấp phép đầu tư, giám sát tình hình thực hiện đầu tư các dự án du lịch và cĩ những biện pháp chế tài cần thiết để hạn chế các dự án chậm triển khai, làm giảm tình trạng lãng phí tài nguyên du lịch. Yêu cầu các chủ đầu tư phải cĩ cam kết rõ ràng về lộ trình triển khai dự án, nếu các dự án khơng đưa ra được lộ trình cụ thể thì sẽ thu hồi quyết định giao đất và cĩ hình thức xử phạt nghiêm khắc.

Thứ sáu, coi trọng cơng tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao để phục vụ trong ngành. Phải cĩ một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang cơng tác trong ngành thuộc cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tư nhân kinh doanh du lịch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã trình bày những lý luận cơ bản về đầu tư, cách phân loại đầu tư, nêu ra các nguồn vốn đầu tư cũng như ưu nhược điểm của từng nguồn vốn đầu tư và mối quan hệ giữa các nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đĩ, chương này cũng trình bày những khái niệm liên quan đến du lịch, vai trị của việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch và tổng hợp các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch. Thơng qua một số kinh nghiệm thu hút các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển ngành du lịch của một số tỉnh thành trong nước để rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn vốn để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO DU LỊCH TẠI

TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

2.1. Tổng quan ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, phía Bắc giáp 3 huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, phía Đơng giáp huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp Biển Đơng. Với tổng chiều dài địa giới trên đất liền 162km. Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 35)