Một số khái niệm liên quan đến du lịch

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 26)

6. Kết cấu của đề tài

1.3.1.Một số khái niệm liên quan đến du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến khơng chỉ ở các nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển, trong đĩ cĩ Việt Nam. Tuy nhiên, về định nghĩa du lịch, một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các gĩc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch.

Theo Tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra định nghĩa “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn khơng quá một năm liên tục để vui chơi, vì cơng việc hay vì mục đích khác khơng liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”..

Cịn theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), du lịch là các hoạt động cĩ liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Để tránh sự hiểu lầm và khơng đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nĩ. Du lịch cĩ thể được hiểu là:

- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, cĩ hoặc khơng kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hố và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.

- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

1.3.1.2. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hĩa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực : cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đĩ.

Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách. Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, đi lại,.. Tuy nhiên mục đích chính là thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đĩ, nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta cĩ thời gian nhàn rỗi và cĩ thu nhập cao.

Sản phẩm du lịch cĩ đầy đủ 4 đặc điểm của dịch vụ là :

- Tính vơ hình : sản phẩm du lịch về cơ bản là vơ hình. Thực ra nĩ là một kinh nghiệm du lịch hơn là một mĩn hàng cụ thể mặc dù trong cấu thanh sản phẩm du lịch cĩ hàng hĩa.Sản phẩm du lịch là khơng cụ thể nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, các trang trí phịng đĩn tiếp, ..). Việc làm khác biệt hĩa sản phẩm mang tính cạnh tranh khĩ khăn hơn kinh doanh hàng hĩa.

- Tính khơng đồng nhất : do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ nên khách hàng khơng thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua, gây khĩ khăn cho việc chọn sản phẩm. Vì vậy, vấn đề quảng cáo trong du lịch rất quan trọng.

- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đĩ khơng thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.

- Tính mau hỏng và khơng dự trữ được : sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, lưu trú và ăn uống nên về cơ bản sản phẩm du lịch khơng thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hư hỏng.

1.3.1.3. Tài nguyên du lịch

Khái niệm tài nguyên du lịch luơn gắn liền với khái niệm du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) : "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hĩa, cơng trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác cĩ thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đơ thị du lịch".

Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.

Tài nguyên du lịch cĩ thể chia làm 2 nhĩm:

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: là tổng thể tự nhiên các thành phần của nĩ cĩ thể gĩp phần khơi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lơi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm : địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.

- Tài nguyên du lịch nhân văn: là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và cĩ giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch

nhân văn bao gồm : các di tích lịch sử văn hố - kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hố thể thao và hoạt động nhận thức khác.

1.3.2. Vai trị của việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch

1.3.2.1 Vai trị của việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế

- Gĩp phần tăng trưởng kinh tế

Vốn đầu tư tác động đến tốc độ phát triển của nền kinh tế. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa, biết phát huy nội lực đồng thời tranh thủ và phát huy tác dụng của cá nhân tố bên ngồi, tận dụng lợi thế so sánh bên trong thì quốc gia đĩ tạo ra tốc độ tăng trưởng cao.

Vốn đầu tư vào du lịch gĩp phần tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân khơng chỉ trong ngành du lịch mà cĩ thêm các ngành khác (như sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật...), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.

- Cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế

Việc phát triển du lịch quốc tế chủ động cĩ tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thơng qua thu ngoại tệ, đĩng gĩp vai trị to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế. Khách du lịch quốc tế mang theo tiền kiếm được từ quốc gia cư trú đến tiêu ở nước đến du lịch, trong chừng mực nào đĩ được coi là xuất khẩu của nước đến du lịch và làm cải thiện cán cân thương mại của quốc gia. Vì vậy nếu du lịch được duy trì một cách thường xuyên và phù hợp cĩ thể coi là một tác nhân giữ ổn định nguồn thu từ xuất khẩu, gĩp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia và gia tăng nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế.

Bên cạnh đĩ, du lịch cịn khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngồi làm tăng dịng ngoại tệ vào, làm tăng tài khoản vốn giúp nâng cao khả năng thanh khoản của tài khoản quốc gia. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch tăng là do cơ cấu nền kinh tế thế giới nĩi chung và các nước nĩi riêng đang cĩ xu hướng chuyển dịch ngày càng trở nên hợp lý hơn. Đĩ là sự tăng dần tỷ trọng ở lĩnh vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế. Các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác.

- Tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thực tế cho thấy, con đường tất yếu cĩ thể tăng trưởng nhanh là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực cơng nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nơng, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học nên tốc độ tăng trưởng thấp. Như vậy chính sách thu hút vốn đầu tư vào du lịch tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư cĩ tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thốt ra khỏi tình trang đĩi nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh vế tài nguyên, địa thế, kinh tế của những vùng cĩ khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế

Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trước hết hoạt động kinh doanh du lịch địi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành, là cơ sở cho các ngành khác (giao thơng vận tải, tài chính, bưu điện, cơng nghiệp, nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp...) phát triển. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch cịn mở ra thị trường tiêu thụ hàng hố. Ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như thơng tin, xây dựng, y tế, thương mại, văn hố... cũng rất lớn.Việc vận dụng đưa những nơi cĩ tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh địi hỏi phải xây dựng ở đĩ hệ thống đường sá, mạng lưới thương mại, bưu điện... Ngoài ra, du lịch phát triển cịn đánh thức một số ngành sản xuất thủ cơng cổ truyền qua đĩ cũng kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành cĩ liên quan. Mặt khác, sự phát triển của du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác.

- Gĩp phần tăng cường khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh.

Thu hút vốn đầu tư sẽ làm cho trình độ khoa học kỹ thuật của các ngành kinh tế được tăng lên thơng qua các dự án đầu tư được triển khai, thay thế các thiết bị, cơng nghệ lạc hậu. Đối với các nước đang phát triển, mặc dù tích lũy vốn và cơng nghệ thấp nhưng cũng cĩ những lợi thế của người đi sau tiếp thu, thích nghi và làm chủ cơng nghệ cĩ sẵn, do đĩ rút ngắn thời gian và giảm những rủi ro trong áp dụng cơng nghệ mới. Đồng thời

thu hút vốn đầu tư cịn gĩp phần nâng cao được trình độ quản lý, năng lực điều hành của một số nhà doanh nghiệp.

- Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

Du lịch phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương cĩ hoạt động du lịch từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của các địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn...

1.3.2.2 Vai trị của việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch đối với xã hội

- Du lịch gĩp phần giải quyết việc làm cho người lao động : theo thống kê năm 2000 của Tổ chức du lịch thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Tổng số lao động trong các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây du lịch tạo thêm được một việc làm mới, hiện nay cứ 08 lao động thì cĩ 01 người làm trong ngành du lịch.

- Du lịch gĩp phần thay đổi bộ mặt kinh tế vùng cĩ hoạt động du lịch và giảm quá trình đơ thị hố. Thơng thường tài nguyên du lịch tự nhiên cĩ ở các vùng hẻo lánh, xa xơi, vùng ven biển... Việc khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng địi hỏi phải đầu tư về mọi mặt giao thơng, bưu điện, kinh tế, văn hố - xã hội... Do vậy mà việc phát triển du lịch sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đĩ, giảm đi sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước, đồng thời cũng gĩp phần làm giảm đi sự tập trung dân cư ở những trung tâm dân cư.

- Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo cĩ hiệu quả cho đất nước chủ nhà mà khơng phải mất tiền: quảng cáo cho hàng hố nội địa ra nước ngoài, quảng cáo về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục, tập quán... thơng qua du khách.

- Phát triển du lịch cịn cĩ ý nghĩa lớn đối với việc khai thác bảo tồn các di sản văn hố và dân tộc.

1.3.2.3 Vai trị của việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch đối với bảo vệ mơi trường trường

Tạo mơi trường sống ổn định về mặt sinh thái : nghỉ ngơi du lịch là nhân tố cĩ tác dụng kích thích việc bảo vệ, khơi phục và tối ưu hố mơi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính mơi trường này cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và hoạt động của con người.

Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định địi hỏi phải tối ưu hố quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này địi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

Giữa xã hội và mơi trường trong lĩnh vực du lịch cĩ mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ mơi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ mơi trường cĩ mối liên quan gần gũi với nhau.

1.4. Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào du lịch

1.4.1. Sự ổn định về thể chế, luật pháp đầu tư và cải cách hành chính

Đây là yếu tố cĩ tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp cĩ thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đĩ.

- Thể chế nào cĩ sự bình ổn cao trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp sẽ cĩ thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế khơng ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nĩ.

- Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư đĩ của họ khơng làm phương hại đến an ninh quốc gia, đảm bảo pháp lý đối với tài sản tư nhân và mơi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến, nhưng cởi mở, phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn vốn đầu tư càng cao.

- Lực cản lớn làm nản lịng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 26)