Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 70)

Song song với việc quản lý hoạt động dạy của GV, nhà trường cần chú ý tới việc quản lý hoạt động học tiếng Anh của HS. Nếu không quản lý tốt hoạt động học của HS thì kết quả của hoạt động dạy học môn tiếng Anh không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động học môn tiếng Anh của HS

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

QT IQT KQT T K TB Y

Chỉ đạo tổ chức các buổi tọa đàm về phương pháp học tập môn tiếng Anh cho HS

37.5 37.5 25 12.5 37.5 50 0

Chỉ đạo GV xây dựng các quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của HS

75 25 0 50 25 25 0

Chỉ đạo GV xây dựng các quy

định cụ thể về tự học của HS 62.5 25 12.5 62.5 25 12.5 0 Chỉ đạo và tạo điều kiện cho GV

xây dựng môi trường học ngoại ngữ tốt nhất cho HS

50 37.5 12.5 12.5 25 50 12.5

Tổ chức các chương trình ngoại

Trong số các nội dung quản lý hoạt động học tiếng Anh của HS, nội dung chỉ đạo GV xây dựng các quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của HS và chỉ đạo GV xây dựng các quy định cụ thể về tự học của HS được đánh giá là có vai trò quan trọng và đã được nhà trường thực hiện tương đối tốt. Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã yêu cầu các GV tiếng Anh xây dựng các quy định cụ thể về việc học tiếng anh trên lớp cũng như ở nhà. Trong quá trình dạy học, lãnh đạo nhà trường thường xuyên đi kiểm tra đột xuất và dự giờ thăm lớp để nắm bắt việc thực hiện các quy định đã đề ra và có sự nhắc nhở, xử lý các GV và HS vi phạm, điều chỉnh các quy định nếu thấy không hợp lí.

Việc chỉ đạo tổ chức các buổi tọa đàm về phương pháp học tập môn tiếng Anh cho HS; chỉ đạo và tạo điều kiện cho GV xây dựng môi trường học ngoại ngữ cho HS và tổ chức ngoại khóa môn tiếng Anh được đa số các CBQL và GV đánh giá là quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có 12.5 % CBQL và GV đánh giá hoạt động tổ chức tọa đàm về phương pháp học môn tiếng Anh đạt ở mức độ tốt. Những ý kiến khác đánh giá ở mức trung bình. Qua trao đổi, các GV cho biết, việc trao đổi này chỉ diễn ra theo lớp, tranh thủ thời gian rất ít và không phải GV nào cũng thực hiện. Việc chỉ đạo và tạo điều kiện cho GV xây dựng môi trường học ngoại ngữ tốt nhất cũng được BGH nhà trường quan tâm và thực hiện thường xuyên. Đa số CBQL và GV đánh giá hoạt động này ở mức trung bình.

Đối với việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tiếng Anh cho HS, tất cả CBQL và GV đều đánh giá đạt ở mức yếu bởi vì nhà trường chưa tổ chức buổi ngoại khóa tiếng Anh hoặc sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh nào cho HS. Đây là một hạn chế rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động học tiếng Anh của HS.

2.3.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Anh

Hiện nay, nhà trường có 01 nhân viên thiết bị chuyên quản lý các phòng chức năng và các thiết bị của nhà trường. Tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL và GV Tiếng Anh về thực trạng quản lý CSVC của nhà trường. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý CSVC - TBDH môn tiếng Anh

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

QT IQT KQT T K TB Y

Xây dựng kế hoạch mua và lắp

đặt CSVC, TBDH Tiếng Anh 100 0 0 12.5 62.5 25 0 Tổ chức bảo dưỡng, nâng cấp

CSVC, TBDH hiện có 100 0 0 12.5 25 62.5 0

Xây dựng nội quy và hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng CSVC và các TBDH

100 0 0 37.5 25 25 12.5

Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ thiết bị về kỹ năng sử dụng và bảo quản các thiết bị dạy học

100 0 0 12.5 12.5 62.5 12.5

Xử lí nghiêm các GV và HS vi phạm quy định về sử dụng CSVC và thiết bị dạy học

100 0 0 50 25 25 0

Theo các CBQL và GV dạy tiếng Anh, tất cả các nội dung trên đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý CSVC và TBDH. Việc xây dựng kế hoạch mua và lắp đặt CSVC - TBDH môn tiếng Anh đã làm ở mức độ khá. 62.5 % CBQL và GV đánh giá việc bảo dưỡng, tu sửa, và nâng cấp các thiết bị dạy học hiện có chỉ đạt ở mức trung bình. Việc sửa chữa các thiết bị còn chậm trễ, chưa có sự nâng cấp thường xuyên các CSVC và TBDH hiện có của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng theo kết quả khảo sát, đa số CBQL và GV đánh giá việc xây dựng nội quy và hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng CSVC và các TBDH và xử lí nghiêm các GV và HS vi phạm quy định về sử dụng CSVC và TBDH đã được nhà trường thực hiện tốt. Các thiết bị đều được nhập vào phần mềm quản lý. Việc mượn thiết bị đều được ghi chép trong sổ theo dõi. Trong đó nêu rõ ngày mượn, người mượn, tình trạng thiết bị khi mượn, tình trạng thiết bị khi trả. Đối với phòng thực hành tiếng, GV cũng có sổ theo dõi tiết dạy riêng. Trong phòng học thực hành tiếng cũng có treo nội quy phòng học, quy định rõ những điều HS không được làm. Khi có bất kỳ hỏng hóc nào xảy ra, lãnh đạo nhà trường sẽ điều tra theo sổ theo dõi thiết bị. Trách nhiệm cụ thể sẽ quy cho các cá nhân theo mức độ vi phạm. Việc xử lí của nhà trường rất nghiêm nên có tác dụng tôt trong việc giáo dục HS về ý thức sử dụng các TBDH.

Việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các trang TBDH được 25 % CBQL và GV đánh giá ở mức tốt và khá. Đa số các GV lại cho rằng nhà trường mới chỉ thực hiện công việc này ở mức trung bình. Một số GV dạy tiếng Anh còn chưa sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của phòng thực hành tiếng. Đa số các GV chưa biết cách khai thác hết các chức năng của phòng này. Do đó, việc sử dụng phòng thực hành tiếng chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy – học môn Tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông Nam Phù Cừ

Qua các kết quả khảo sát đã thu được và sự phân tích thực trạng quản lý tại trường THPT Nam Phù Cừ, có thể rút ra một số nhận xét trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của nhà trường như sau:

* Điểm mạnh:

Nhà trường đã chú trọng việc cụ thể hoá nhiệm vụ năm học thành các văn bản hướng dẫn và các quy định cụ thể đối với môn Tiếng Anh. Điều này giúp cho việc thực hiện CTGD, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện CTGD dễ dàng hơn.

Với xu hướng dạy học tích cực hiện nay, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo GV dùng nhiều biện pháp để từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh của HS, tạo cơ hội cho các em hướng tới sự tự học.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS cũng được CBQL nhà trường quan tâm. Trong đó việc quán triệt các văn bản, công văn về quy chế đánh giá HS trung học được nhận thức và thực hiện triệt để.

Làm tốt công tác xây dựng tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nâng cao trình độ sư phạm. Đội ngũ GV môn Tiếng Anh trẻ nhiệt tình, có trách nhiệm, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển.

* Điểm yếu

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn Tiếng Anh cho GV, HS và PHHS chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Một số GVCN và GV bộ môn và HS chưa nhận thức rõ về vị trí, vai trò của Tiếng Anh trong yêu cầu của bậc học.

Việc thanh tra các giờ dạy Tiếng Anh còn chưa thực hiện thường xuyên, việc đánh giá còn mang tâm lý nể nang chưa thực chất.

CSVC và thiết bị phục vụ dạy học Tiếng Anh còn thiếu, chất lượng của các thiết bị kém nên chưa có tính ứng dụng cao.

Còn thiếu trầm trọng những GV có trình độ sau đại học và GV được tham gia bồi dưỡng, học tập ở nước ngoài.

Các hoạt động giáo dục NGLL tạo cơ hội cho HS giao tiếp bằng Tiếng Anh chưa được chú ý thực hiện. Bên cạnh đó, việc định hướng cho HS tự học môn Tiếng Anh chưa đạt hiệu quả.

* Thời cơ:

Xu hướng phát triển của xã hội ngày càng đòi hỏi con người phải biết và sử dụng Tiếng Anh trong nhiều lĩnh vực. Điều này tạo động cơ tích cực cho HS học tập môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT.

CSVC và TBDH của nhà trường còn thiếu, và yếu; chưa thực sự đáp

ứng được yêu cầu của đa số GV, HS dạy và học Tiếng Anh.

Yêu cầu của xã hội ngày càng cao đòi hỏi CBQL phải có tầm và có tâm. Đồng thời, CBQL cần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh.

Tiểu kết chương 2

Trong những năm vừa qua việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đội ngũ CBQL và GV Tiếng Anh có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề; phần lớn HS đều là học sinh ngoan, chịu khó học tập.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Đội ngũ GV Tiếng Anh chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội về ngoại ngữ, GV còn ngại học thêm để nâng cao trình độ, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng, ngại đổi mới PPDH, chưa tích cực sử dụng các phương tiện kỹ thuật và TBDH.

Về phía HS, động cơ học Tiếng Anh của HS chưa xuất phát từ việc ý thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh. Các em chủ yếu học tiếng Anh để đối phó với thi cử. Sự chủ động tiếp cận kiến thức bộ môn cũng như phương pháp học tập Tiếng Anh của HS còn hạn chế.

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên cần có các biện pháp quản lý cụ thể và có sự phối hợp đồng bộ, khoa học giữa CBQL, GV và HS nhà trường.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống, đồng bộ

Các hoạt động GD & ĐT của Nhà trường luôn gắn liền với mục tiêu GD & ĐT chung của toàn ngành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầu của xã hội, mục tiêu đào tạo của nhà trường là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cũng phải phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọi hoạt động của nhà trường đều nằm trong hệ thống chung. Các thành tố trong hệ thống có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Do đó, các biện pháp đề xuất mới cần mang tính hệ thống chặt chẽ để phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, phù hợp với xu thế phát triển, kế hoạch chiến lược của nhà trường.

Ngoài ra, các biện pháp đề xuất không được mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý muốn đem lại tính khả thi và hiệu quả thì phải đảm bảo tính đồng bộ.

3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh phải dựa trên điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của dạy học tiếng anh ở nhà trường hiện tại và tương lai. Trên cơ sở điều kiện khách quan và chủ quan, nhà trường sẽ tiến hành thực hiện từng biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp để giải quyết được những khó khăn của nhà trường.

Tính thực tiễn của các biện pháp còn phải được thể hiện ở khả năng triển khai các biện pháp mà tác giả đề xuất. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng của người CBQL.

3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo của Nhà trường, tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh. Những biện pháp nêu ra nhằm từng bước đổi mới chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để với một thực trạng CSVC, một đội ngũ GV, HS hiện có nhà trường có thể tạo ra chất lượng dạy học môn Tiếng Anh tốt nhất. Bởi vậy nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp phải mang lại hiệu quả cao trong hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm nhất định.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông Nam Phù Cừ Trung học phổ thông Nam Phù Cừ

3.2.1. Các biện pháp nâng cao nhận thức của GV, HS và cha mẹ HS

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của GV về vai trò của Tiếng Anh và dạy Tiếng Anh

*Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng và đặc điểm dạy học tiếng anh theo yêu cầu đổi mới của việc dạy tiếng Anh hiện nay. Từ đó, mỗi GV sẽ tích cực tự bồi dưỡng năng lực và chuyên môn nghiệp vụ hơn nữa nhằm đáp ứng được yêu cầu mới về nâng cao chất lượng hoạt động dạy tiếng Anh.

*Nội dung và cách thức tiến hành

- Nâng cao nhận thức cho GV về vai trò và yêu cầu của tiếng anh trong xu thế phát triển xã hội của xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

- Nâng cao nhận thức cho GV về xu hướng phát triển giáo dục, các nghị quyết của Đảng, chủ trương của Bộ GD & ĐT về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn tới. Đồng thời, nâng cao nhận thức của GV về xu hướng dạy học tiếng Anh hiện đại.

- Nâng cao nhận thức của GV về vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới PPDH và phương pháp kiểm tra, đánh giá HS, hình thức đánh giá để GV tiếng Anh có sự điều chỉnh kịp thời trong hoạt động giảng dạy của mình.

+ Cách thức tiến hành

BGH tổ chức tọa đàm về đổi mới GD & ĐT hiện nay. Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng Anh trong bối cảnh hiện nay; nêu rõ xu hướng phát triển xã hội và xu hướng phát triển giáo dục, đổi mới giáo dục.

CBQL nhà trường lập kế hoạch và giao cho TCM tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề về vai trò của Tiếng Anh trong xã hội hiện nay.

BGH nhà trường quán triệt cho GV Tiếng Anh về mục tiêu dạy học Tiếng Anh ở THPT. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường cần chú trọng vào việc tuyên truyền cho GV nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 70)