Đặc trưng của hoạt động dạy học Tiếng Anh trong trường THPT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 33)

Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007, chương trình SGK mới được đưa vào dạy học ở bậc THPT. Chương trình mới đòi hởi sự thay đổi toàn diện quan điểm dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, CSVC phục vụ công tác dạy học, vai trò của GV và HS trong quá trình học tập ... Trong đó, PPDH là một yếu tố được thay đổi lớn nhất. Chương trình mới yêu cầu GV - HS tiến hành các hoạt động dạy học tiếng Anh chủ yêu theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach). Nó được thể hiện cụ thể là:

- Thứ nhất, tính giao tiếp của tiếng Anh vừa là mục tiêu trực tiếp vừa là phương thức chủ yếu giúp HS hình thành năng lực giao tiếp.

- Thứ hai, để hình thành các kỹ năng giao tiếp, HS được làm quen và luyện tập sử dụng các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp.

- Thứ ba, các hoạt động dạy học tiếng Anh phải được thiết kế đa dạng, phong phú và hấp dẫn, tạo cơ hội cho HS giao tiếp thông qua các hoạt động như phỏng vấn (interview), đóng vai (role-play), thuyết trình (presentation)....

- Thứ tư, HS không chỉ ngồi đối diện với GV, nghe và ghi chép bài giảng mà HS phải thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động đã được GV thiết kế theo cặp, nhóm một cách tự giác nhằm hình thành, rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tăng cường sự tương tác giữa GV - HS, giữa HS - HS.

Về CSVC và các phương tiên dạy học, GV và HS đều phải biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như: tranh ảnh, băng đĩa, máy tính, máy chiếu, phòng Lab, ....các phần mềm thiết kế giáo án như: power point, violet, ....

Phương pháp kiểm tra, đánh giá HS cũng được thay đổi, phù hợp với mục tiêu và phương pháp giảng dạy. Việc kiểm tra, đánh giá HS cũng được tiến hành trong suốt quá trình học của HS theo hướng liên tục và đa dạng. Kết quả học tập của HS phải được đánh giá dựa vào tiến trình học tập chứ không chỉ dựa vào kết quả các bài kiểm tra của HS. Nội dung kiểm tra, đánh giá HS phải đảm bảo tất cả các kỹ năng giao tiếp. Nội dung các câu hỏi cũng phải đảm bảo mức độ phân hóa giữa yêu cầu đạt chuẩn và nâng cao, đảm bảo sự cân đối giữa các chủ đề mà HS đã được học nhằm tạo ra sự đánh giá chính xác và toàn điện đối với HS.

1.3.4. Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh trong trường trung học phổ thông

1.3.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Người quản lí phải chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng nề nếp, kỷ cương của hoạt động dạy học trên cơ sở thực hiện các hướng dẫn, quy định của các cấp quản lí nhà trường và quy định của nhà trường. Đồng thời, cán bộ quản lí nhà

trường cần bám sát nhiệm vụ của một GV và chuẩn nghề nghiệp GV để chỉ đạo hoạt động dạy của GV.

Trong quản lý hoạt động dạy của người dạy, cần tập trung vào quản lý các nội dung sau:

+ Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV trên cơ sở phát huy mặt mạnh của từng người. Muốn thực hiện tốt việc phân công giảng dạy cho GV, người quản lý cần nắm vững chất lượng đội ngũ: biết được điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh cá nhân, nguyện vọng, .... của từng cán bộ GV để có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho GV và nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân. Việc phân công công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng của GV sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc. Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng Anh, cần lưu ý đến việc huy động sự phối hợp giữa các GV để tổ chức các hoạt động dạy học và ngoại khóa tiếng anh cho HS. Mỗi GV có một ưu thế về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, do đó, sự phân công GV dựa trên cơ sở khả năng phối hợp với nhau trong các hoạt động là rất quan trọng nhằm tạo cơ hội cho HS có môi trường giao tiếp tốt hơn.

+ Quản lý tốt việc thực hiện CTGD: quản lý GV dạy đúng, dạy đủ các bài, đúng tiến độ và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng PPCT của bộ GD và theo đúng lịch từ đầu năm học. Người quản lý thực hiện công việc này thông qua kiểm tra các kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng hàng tuần, sổ đầu bài và các loại hồ sơ có liên quan khác. Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng anh cần lưu ý: đổi mới việc thực hiện CTGD theo tinh thần của đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia.

+ Quản lý việc lên lớp của GV: Nó bao gồm việc soạn giáo án, chuẩn bị các đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động học tập trong 1 tiết học, các điều kiện khác .... GV lên lớp phải đảm bảo theo đúng phân phối chương trình môn học. Bài soạn phải đảm bảo đủ kiến thức, khoa học, chính xác, thể hiện rõ công việc của thầy và trò. Các hoạt động phải được tổ chức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS.... Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng Anh cần

lưu ý: đổi mới các PPDH theo tinh thần của đề án dạy học ngoại ngữ. Trong đó, cần chú ý hơn tới việc rèn các kỹ năng giao tiếp và tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho HS,

+ Quản lý hồ sơ của GV: Hồ sơ chuyên môn là phương tiện giúp CBQL nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các GV trong tổ bộ môn. Đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ. Có nhiều cách gọi tên các loại hồ sơ. Tuy nhiên, về cơ bản, GV phải có sổ ghi chép các nội dung sau: sổ dự giờ, sổ điểm, sổ công tác (sổ họp), sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng, ....

+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá HS: thông qua hoạt động kiểm tra, đánh gia HS của GV (kết quả học tập), người quản lí sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học của bộ môn. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có thể thông qua việc kiểm tra định kỳ sổ điểm cá nhân của GV về việc thường xuyên kiểm tra và đảm bảo cơ số điểm cho HS không. Đồng thời, thông qua các đề thi, đề kiểm tra, người quản lý có thể đánh giá được: việc kiểm tra, đánh giá HS có đảm bảo tính chính xác không, đánh giá đúng năng lực học tập của người học không; có đảm bảo các kiến thức cần có sau khi học xong chương trình đó không... Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng Anh cần lưu ý: đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tiếng Anh theo các tiêu chuẩn cần đạt đối với HS của đề án dạy học ngoại ngữ và chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay, tăng cường kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của HS.

+ Quản lý công tác bồi dưỡng của GV: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho GV có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Do đó, người quản lý cần thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý công tác bồi dưỡng GV. Nhiệm vụ này có thể tổ chức thực hiện theo hình thức bồi dưỡng tập trung hoặc tổ chức cho GV tự bồi dưỡng. Tuy nhiên dù thực hiện theo hình thức nào, người quản lý cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

- Khảo sát năng lực, trình độ, nguyện vọng bồi dưỡng của giáo viên - Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng cho GV nhằm đáp ứng chuẩn theo quy định.

- Đánh giá quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với yêu cầu đặt ra.

1.3.4.2. Quản lý hoạt động học của HS

Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập. Việc quản lý hoạt động học tập của HS là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc học tập trên lớp, hoạt động tự học ở nhà, và các hoạt động GDNGLL, các hoạt động hướng nghiệp,...

Trong quản lý hoạt động học của HS, cần chú ý đến những vấn đề sau: + Xây dưng quy định về tinh thần, thái độ học tập: Chăm chỉ, chuyên cần, học bài, làm bài đầy đủ, tham gia các hoạt động khác....

+ Quản lí phương thức tổ chức học tập ở trường, tự học ở nhà thông qua lực lượng chuyên trách (GVCN; Cán bộ lớp ….)

+ Xây dựng quy định về sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng, thiết bị học tập cho việc học tập có hiệu quả.

1.3.4.3. Quản lý CSVC và các nguồn lực phục vụ hoạt động dạy học tiếng Anh

Để tăng cường hiệu quả học tập phải đảm bảo điều kiện về CSVC như: lớp học, phòng tự học, thư viện, tài liệu tham khảo và các thiết bị cho HS học ngoại ngữ như: đài cát xét, máy chiếu, hệ thống thiết bị nghe nhìn, đĩa CD, ... Việc quản lý các CSVC phục vụ cho hoạt động dạy học môn tiếng Anh cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo đầy đủ các CSVC phục vụ hoạt động dạy học

- Quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, trang thiêt bị dạy học

CBQL cần xây dựng kế hoạch mua sắm các CSVC, TBDH. Đồng thời, có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV kỹ năng sử dụng các TBDH đó nhằm giúp GV khai thác tối đa hiệu quả hoạt động của các phương tiện dạy học.

1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiếng anh ở phổ thông và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường THPT 1.3.5.1. Các yếu tố khách quan

Trong thời đại hội nhập ngày nay, ngoại ngữ và tin học là hai yêu cầu quan trọng để con người có thể theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng là phương tiện để người Việt Nam có thể giao tiếp với người dân trên toàn thế giới, tiếp thu những nền khoa học kỹ thuật tiến bộ, những nét văn hóa tiên tiến của nhân loại. Từ đó chúng ta có thể học hỏi, hợp tác với thế giới trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, tiếng Anh càng có vị trí quan trọng trong việc giao lưu với các nước khác trên toàn thế giới. Nó đồng thời cũng trở thành yêu cầu tất yếu của nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội hiện nay. Năm 2008, thủ tướng chính phủ cũng đã ký duyệt “ Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020” trong đó nêu rõ mục tiêu chung của dạy và học ngoại ngữ là biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt Nam....

Chính vì vậy, việc dạy học ngoại ngữ đang là một vấn đề được coi trọng trong giáo dục phổ thông hiện nay. Việc dạy học môn tiếng Anh trong các nhà trường được quan tâm và đầu tư. Ngày càng nhiều phụ huynh và HS nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ngoại ngữ trong thời đại hiện nay. Các gia đình đã có sự quan tâm và đầu tư cho con cái học ngoại ngữ. Đó là thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh. Mặt khác nó cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn về trình độ của GV, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và đánh giá HS.

Ngoài ra, từ năm học 2013 - 2014, việc thay đổi chủ trương thi tốt nghiệp, trong đó có việc thay đổi hình thức thi môn ngoại ngữ, của bộ GD & ĐT cũng đã có sự tác động lớn tới tâm lý, quan điểm, thái độ và hoạt động dạy học của GV và HS đối với môn tiếng Anh. Từ đó, dẫn tới sự thay đổi về quan điểm và cách thức quản lý của người quản lý đối với việc quản lý hoạt động dạy học bộ môn này nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của dạy học ngoại ngữ trong nhà trường THPT.

1.3.5.2. Các yếu tố chủ quan

* Cán bộ quản lý ở nhà trường:

Cán bộ quản lý nhà trường đã được đào tạo các kiến thức về quản lý. Họ nắm rõ được các mục tiêu, yêu cầu đối với việc dạy học ngoại ngữ. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ ngoại ngữ và chưa am hiểu sâu về đặc trưng và phương pháp dạy học ngoại ngữ nên việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn.

* Giáo viên dạy tiếng anh ở nhà trường:

GV dạy tiếng Anh tại các trường THPT đều là những người được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có trình độ cử nhân, được đào tạo về các phương pháp giảng dạy, được cung cấp những tri thức tâm lý học lứa tuổi và các kiến thức có liên quan khác phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên, đội ngũ GV còn chưa đồng đều về trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm. Một số GV còn thụ động trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực, chưa đầu tư thời gian và tâm huyết cho việc dạy học. Một bộ phận GV còn dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, chưa đánh giá HS theo tiến trình và đảm bảo đúng năng lực HS ....

* Học sinh học tiếng anh

Ở lứa tuổi này, HS có sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và trí tuệ. Các em cũng có sự thay đổi rất lớn về tâm sinh lý. Đa số các em đều có ý thức hơn về bản thân và có nhu cầu cao hơn trong việc thể hiện bản thân. Các em cũng có tính tự giác cao hơn, có động có học tập rõ ràng hơn và xác định cho

mình các mục tiêu cụ thể khi các em hoàn thành chương trình học THPT. Tuy nhiên, do các em vần còn đang trong giai đoạn chuyển giao giữa người lớn và trẻ con nên trong nhiều hoạt động vẫn cần có sự giám sát và uốn nắn của người lớn. Do vậy trong quá trình dạy học, GV vừa là người thầy hướng dẫn các em tiếp cận các tri thức nhưng cũng là người bạn để chia sẻ, động viên và khuyến khích các em.

Một đặc điểm đáng quan tâm nữa đối với HS ở lứa tuổi này là các em đã lựa chọn cho mình các khối thi đại học. Do đó, các em thường dành toàn bộ thời gian và công sức cho việc học các môn thi đại học mà bỏ qua các môn khác nếu các em không nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của từng môn học. Do đó, GV và những người làm công tác quản lý, công tác giáo dục trong các nhà trường cần có sự định hướng đúng cho HS của mình trong học tập.

Một bộ phận không nhỏ HS không thích và không dám học tiếng Anh bởi các em nghĩ đây là môn học khó, cần có năng khiếu chứ không chỉ là kiến thức bởi ngôn ngữ luôn rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Các em sợ học tiếng Anh bởi các em tâm niệm rằng, học tiếng Việt còn khó chứ nói gì học tiếng nước ngoài. Do đó, số lượng các em thực sự yêu thích và muốn học môn tiếng Anh là rất hạn chế.

* Môi trường dạy học tiếng anh của nhà trường:

Đại đa số các trường THPT hiện nay còn khó khăn về CSVC phục vụ việc dạy học tiếng Anh, các thiết bị dạy học đã cũ, lạc hậu, các phương tiện dạy học tiên tiến chưa được đầu tư kịp thời. Hầu hết các trường không có môi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)