Thực trạng hoạt động học môn Tiếng Anh của học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 52)

Tác giả đã tiến hành khảo sát 180 HS của trường THPT Nam Phù Cừ về thực trạng hoạt động học môn tiếng Anh hiện nay. Kết quả như sau:

* Về động cơ học tập

Khi được hỏi về sự yêu thích môn tiếng Anh, chỉ có 13.9 % HS trả lời rằng các em rất thích và đam mê môn học này; 42.7 % HS không có thái độ rõ ràng (bình thường) và 19.9 % ghét môn tiếng Anh. Phần lớn HS học môn tiếng Anh bởi vì đây là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục hiện nay.

Qua khảo sát, 87.2 % HS cho rằng tiếng Anh là môn học khó. 12.8 % HS cho rằng môn Tiếng Anh cũng bình thường như các môn học khác. Không có HS nào phát biểu môn tiếng Anh là môn dễ học. Do đó, đa số các em đều sợ học môn tiếng Anh.

Khi được khảo sát về mục đích học tiếng Anh, chỉ có 1.6 % HS học tiếng Anh vì muốn tìm hiểu kiến thức và để giao tiếp. 71.7 % HS cho biết các

em học tiếng Anh để thi đại học và tốt nghiệp. Và 26.7 % HS không xác định được mục đích học tiếng Anh của riêng mình. Những HS này học tiếng Anh vì đây là môn học bắt buộc trong chương trình. Như vậy, đa số HS đều chưa xây dựng được động cơ học môn tiếng Anh. Do đó, việc giúp HS xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ học môn tiếng Anh là vấn đề quan trọng nhằm cải thiện tình trạng học môn tiếng Anh hiện nay của HS.

* Về thái độ và phương pháp học tập

Theo kết quả điều tra, khoảng thời gian tự học tiếng Anh ở nhà của HS được thể hiện như sau:

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thời gian học tiếng Anh tại nhà hằng ngày của học sinh trường THPT Nam Phù Cừ

29.4% 38.3% 6.7% 3.3% 0.5% 21.7%

Không dành thời gian Dưới 30 phút/ngày 30-60 phút/ngày 60-90 phút/ngày 90-120 phút/ngày Học khi nào thích Biểu đồ trên cho thấy, hằng ngày, đa số HS không dành nhiều thời gian đề học tiếng Anh tại nhà. Có tới 29.4 % HS không dành thời gian học tiếng Anh ở nhà. 38.3 % trong số HS được hỏi cho biết các em chỉ dành tối đa 30 phút / ngày để học tiếng Anh. Chỉ có 3.3 % HS dành từ 60 - 90 phút / ngày và 0.5 % HS dành 90 - 120 phút/ ngày để học tiếng anh hàng ngày. Số HS còn lại thì học theo ý thích, không có kế hoạch cụ thể.

Các GV cũng cho biết: có khoảng 76.5 % Hs không thường xuyên dành thời gian học tiếng Anh ở nhà. Hiệu quả của việc học tiếng Anh ở nhà của HS cũng không có hiệu quả cao.

Khảo sát về thái độ học tập và mức độ thực hiện các hoạt động học tập cũng thu được các kết quả như sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động học môn tiếng Anh của học sinh trường THPT Nam Phù Cừ

Nội dung Mức độ thực hiện ﴾%)

Tx Ktx Kbg

Làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài trước khi

đến lớp 10.1 60.5 29.4

Chú ý nghe giảng và ghi chép bài trên lớp 26.8 62.7 10.5 Tham gia tích cực các hoạt động học tập

do GV tổ chức 56.1 32.8 11.1

Nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo

về các nội dung đã được học 5.6 20.5 73.9

Hệ thống hóa các kiến thức đã học theo

từng bài, chủ đề, dạng bài tập 3.33 12.8 83.87

Tham gia các lớp học ngoài nhà trường,

ngoài giờ chính khóa 26.1 23.9 50

Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các hoạt động học môn tiếng Anh của học sinh trường THPT Nam Phù Cừ

Nội dung Mức độ thường xuyên Mức độ thực hiện

Tx Ktx Rik Kbg T K TB Y

Làm bài tập ở nhà, chuẩn bị

bài trước khi đến lớp 8.9 25.6 32.7 32.7 2.3 26.8 35.2 35.7 Chú ý nghe giảng và ghi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tham gia các hoạt động học

tập do GV tổ chức 31.3 39.7 18.2 10.8 29.3 26.7 30.7 13.3 Nghiên cứu thêm các tài liệu

tham khảo về các nội dung đã được học 3.4 11.3 35.7 49.6 3.1 10.5 36.2 50.2 Hệ thống hóa các kiến thức đã học theo từng bài, chủ đề, dạng bài tập 2.9 12.3 12.7 72.1 1.8 10.5 14.4 73.3

Số liệu ở bảng 2.4 và bảng 2.5. cho thấy: đa số HS không làm bài tập ở nhà và không có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Chỉ có 10.1 % HS thường xuyên chuẩn bị bài. Trong khi đó, có tới 29.4 % HS không bao giờ chuẩn bị bài trước giờ học. Nhận xét về việc làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài trước khi đến lớp của HS, các GV cho rằng có tới 58.3 % HS không thường xuyên hoặc rất ít khi làm công việc này và 32.7 % HS đến lớp mà không có sự chuẩn bị cho bài học. Mức độ thực hiện công việc này cũng được đa số các GV cho là mang tính hình thức, 70.9 % chỉ đạt mức TB hoặc yếu. Đối với nhiều HS, thời gian học tiếng Anh ở nhà chỉ là lúc các em chép lời giải các bài tập trong sách để học tốt.

Việc tham gia các hoạt động học tập trên lớp cũng không mang tính tích cực. Có 62.7 % HS thú nhận rằng họ thường xuyên không chú ý nghe giảng và ghi chép bài trên lớp; 10.5 % HS không bao giờ ghi chép bài. Đa số các GV cũng đánh giá mức độ chú ý và ghi chép bài của HS chỉ đạt mức TB. Họ cũng cho biết, có 33.9 % Hs các lớp không thường xuyên ghi chép bài hoặc không bao giờ ghi chép bài học. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của HS.

Khi GV tổ chức các hoạt động cặp, nhóm, đóng vai, ....vv, có tới 39.7 % HS không thường xuyên tích cực tham gia, 10.8 % HS không bao giờ tham gia. Các GV cho rằng 44% HS có không tích cực tham gia các hoạt động mà GV tổ chức hoặc tham gia để chồng đối, mang nặng tình hình thức. Nếu HS

có tham gia thì cũng không đạt hiệu quả cao. Chỉ có 29.3 % HS được đánh giá là thực sự tích cực tham gia các hoạt động cặp nhóm đạt hiệu quả như mong muốn.

Ngoài thời gian học trên lớp, chỉ có 14.7 % HS dành thời gian để nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo về các nội dung đã học. Các GV cũng có ý kiến rằng: rất ít HS chịu nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo. Việc chọn lựa sách tham khảo của HS đôi khi chưa mang tính chọn lọc cao.

GV cũng cho biết: khoảng 97 % HS của họ không biết cách và không thường xuyên hệ thống hóa các kiến thức đã được học theo từng chủ đề, dạng bài tập ... nhằm nâng cao hiệu quả học tập. 83.87 % HS nói rằng các em không bao giờ tổng hợp và hệ thống hóa các kiến thức đã được học theo các dạng.

Cũng theo kết quả khảo sát, có 26.1 % HS dành thời gia tham gia các lớp học thêm, các câu lạc bộ tiếng Anh hoặc theo học các khóa học online để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.

Các kết quả điều tra trên cho thấy, HS trường THPT Nam Phù Cừ chưa đầu tư thời gian, công sức và chú tâm vào việc học tiếng Anh. Do đó, các em đã không đạt được kết quả cao trong môn tiếng Anh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 52)