Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng An hở trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 57)

Trung học phổ thông Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giáo viên 2.3.1.1. Quản lý việc phân công công tác cho giáo viên

Trong số 5 GV của nhà trường, có 01 GV được đánh giá có trình độ chuyên môn Giỏi, 02 GV có trình độ chuyên môn khá, 02 GV có trình độ chuyên môn TB. Khả năng hoạt động xã hội hoặc làm các công tác kiêm nhiệm của các GV cũng có sự chênh lệch rõ ràng. Do đó, nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc phân công công tác cho GV tiếng Anh. Các GV có năng lực giảng dạy tốt đồng thời có khả năng làm chủ nhiệm tốt, tích cực tham gia và hoàn thành tốt các công tác khác như công tác Đoàn thanh niên, công đoàn .... Trong khi đó, một số Gv có năng lực giảng dạy còn nhiều hạn chế, khả năng làm các công tác kiêm nhiệm yếu. Nếu phân công công tác theo khả năng, năng lực của GV và nhu cầu cùa HS thì sẽ dẫn tới hiện tượng, các GV có uy tín phải làm việc quá nhiều, các GV có năng lực yếu thì làm việc quá ít. Trong khi đó, chế độ lương và tiền công giữa các GV không có sự phân biệt. Tuy nhiên, để đảm bảo chế độ mặt bằng làm việc theo quy định của nhà nước, lãnh đạo nhà trường phải phân công công tác cho GV theo quy định. Điều này tạo tâm lí không thoải mái cho một bộ phận HS và sự thiếu đồng đều trong việc dạy và kết quả học tập môn tiếng Anh.

2.3.1.2. Quản lý việc lập kế hoạch công tác của giáo viên

Lập kế hoạch cá nhân và KHGD là một công việc quan trọng giúp GV định hướng nội dung các công việc, mục tiêu phấn đấu, và biện pháp thực hiện các công việc đề ra. Qua khảo sát ý kiến của CBQL nhà trường, ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo các GV tiếng Anh lập KHGD môn tiếng Anh của khối 10, khối 11, và khối 12.

Kết quả điều tra cho thấy: đa số CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cá nhân. Tuy nhiên, việc xây dựng các yêu cầu cụ thể, quy định chi tiết về nội dung của bản kế hoạch cá nhân, KHGD của GV mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. BGH nhà trường chưa xây dựng các yêu cầu cụ thế, quy định chi tiết về việc xây dựng kế hoạch cá nhân và KHGD.

Về nội dung của các bản kế hoạch, hầu hết các bản kế hoạch cá nhân đều do tổ trưởng chuyên môn tập hợp và lưu lại như một công tác hành chính thông thường, khâu xem xét và duyệt kế hoạch cuối cùng của BGH nhà trường còn hạn chế. Điều này dẫn đến một thực trạng là có không ít bản kế hoạch chỉ mang tính hình thức, thậm chí sao chép biện pháp thực hiện của người khác.

Việc tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cá nhân, KHGD của GV được các nhà quản lý đánh giá là quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc kiểm tra kế hoạch của GV chỉ dừng lại ở việc kiểm tra về số lượng, chưa có sự đánh giá sâu về chất lượng. Đặc biệt là, sau khi kết thúc năm học, chưa có sự đối chiếu giữa các hoạt động và kết quả thực tế của GV và HS với nội dung của kế hoạch để đánh giá mức độ thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, nội dung cần điều chỉnh của kế hoạch đã được xây dựng.

Tính đến thời điểm hiện tại, qua khảo sát, các CBQL đều chưa chú trọng vào việc sử dụng kết quả kiểm tra kế hoạch cá nhân, KHGD của GV vào đánh giá và xếp loại viên chức hàng năm. Kế hoạch cá nhân chỉ được kiểm tra và là một tiêu chí xếp loại hồ sơ GV vào đầu năm học. Tuy nhiên, việc kiểm tra còn nhiều hạn chế như đã đề cập ở trên.

2.3.1.3. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Thực hiện chương trình môn học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu nhà trường phổ thông. Để quản lý việc thực hiện chương trình môn học đạt kết quả, CBQL phải quản lý cùng lúc các yếu tố sau: thời khóa biểu, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, vở ghi của HS, PPCT, KHGD, sổ ky giáo án hàng tuần của TCM. Đây là công cụ để theo dõi, kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học thường xuyên; kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện chương trình dạy học của GV.

Qua khảo sát, đa số các CBQL và GV tiếng Anh của nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý tiến độ thực hiện CTGD của GV. Muốn quản lý tốt việc thực hiện chương trình, việc quản lý sổ đầu bài, sổ

báo giảng, vở ghi HS, sổ ký giáo án hàng tuần, KHGD, PPCT ...rất quan trọng.

Số liệu khảo sát cho thấy có tới 48 % CBQL và GV cho biết sự theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng của GV và sổ ghi đầu bài của lớp chưa được thực hiện thường xuyên. BGH chưa thường xuyên rà soát việc thực hiện CTGD của GV thông qua đối chiếu giữa sổ đầu bài và sổ báo giảng GV. Một số GV dạy tiếng Anh cũng cho biết, họ thường đổi thứ tự các tiết dạy. Tuy nhiên, sổ báo giảng vẫn được ghi theo đúng thứ tự phân phối chương trình.

Bảng 2.7. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

QT IQT KQT T K TB Y

Theo dõi việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng của GV và sổ ghi đầu bài của lớp

62.5 25 12.5 25 25 37.5 12.5 Đánh giá việc thực hiện tiến độ

giảng dạy qua vở ghi của HS 75 25 0 0 12.5 12.5 75 Kiểm tra việc thực hiện tiến độ

giảng dạy thông qua số ký giáo án hàng tuần của tổ chuyên môn

37.5 62.5 0 0 12.5 62.5 25 Thường xuyên đối chiếu sổ báo

giảng với sổ đầu bài, KHGD, vở ghi HS để kiểm tra việc thực hiện chương trình

75 25 0 0 0 62.5 37.5

Thanh tra đột xuất việc thực hiện

chương trình giảng dạy 100 0 0 0 25 50 25

Sử dụng kết quả kiểm tra thực hiện CTGD trong đánh giá thi đua và xếp loại viên chức hàng năm.

100 0 0 0 37.5 37.5 25 Tại trường THPT Nam Phù Cừ, giáo án của GV được ký duyệt vào thứ

đã soạn, số tiết thiếu, đánh giá, nhận xét giáo án. Như vậy, CBQL có thể kiểm tra việc thực hiện tiến độ giảng dạy thông qua số ký giáo án hàng tuần của TCM. Tuy nhiên, đôi khi, tổ trưởng chưa kiểm soát kỹ giáo án, hoặc ký giáo án chưa thường xuyên theo quy định. Lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng chuyên môn cho biết, việc kiểm tra tiến trình giảng dạy của GV thông qua sổ ký giáo án hàng tuần của TCM rất ít được tiến hành. Do đó, việc theo dõi tiến trình giảng dạy của GV thông qua sổ ký giáo án chưa thực sự phát huy tác dụng, còn nặng tính hình thức.

Việc kiểm tra vở ghi HS sẽ là đưa ra minh chứng xác thực nhất về việc thực hiện phân phối chương trình. 75 % CBQL và GV cho biết BGH nhà trường thực hiện việc kiểm tra tiến độ giảng dạy qua vở ghi của HS còn ở mức độ yếu. Nếu không có sự việc nào đặc biệt, CBQL nhà trường không tiến hành kiểm tra vở ghi hoặc lấy ý kiến HS về thực trạng tiến độ giảng dạy môn tiếng Anh.

Trong tất cả các yếu tố trên, nếu kiểm tra riêng rẽ từng yếu tố sẽ không đảm bảo tính chính xác. CBQL cần thường xuyên đối chiếu sổ báo giảng với sổ đầu bài, KHGD và vở ghi HS để kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV. 100 % CBQL và GV được hỏi đều nói rằng, nhà trường chưa làm được việc này một cách có hiệu quả. BGH nhà trường thường chỉ tổ chức kiểm tra hồ sơ, giáo án của GV nói chung, chưa có kiểm tra theo chuyên đề về thực hiện CTGD. Tuy nhiên, việc kiểm tra hồ sơ, giáo án của GV mới chỉ dừng lại ở kiểm tra cho đủ số lượng các loại hồ sơ, chưa xác minh được về chất lượng, chưa có sự đối chiếu, so sánh giữa các yếu tố, đặc biệt là các báo cáo, hồ sơ của GV với vở ghi thực tế của HS để có kết quả kiểm chứng chính xác. Công tác kiểm tra việc thực hiện CTGD mới chỉ tiến hành qua hồ sơ của GV mà chưa có đối chứng từ HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác thanh tra đột xuất việc thực hiện CTGD cũng chưa được BGH nhà trường thực hiện thường xuyên. Đa số các phiếu điều tra đánh giá kết quả

ở mức trung bình và yếu. Điều này cho thấy thực trạng quản lý việc thực hiện CTGD của nhà trường còn nặng về hành chính, sổ sách mà thiếu thực tế.

Kết quả kiểm tra việc thực hiện CTGD chưa được chú trọng trong đánh giá thi đua và xếp loại viên chức hàng năm. Việc kiểm tra này chỉ là một tiêu chí trong đánh giá, xếp loại của kiểm tra hồ sơ GV theo đợt chứ không được coi là một tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm.

2.3.1.4. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Thông qua quản lý bài soạn và chuẩn bị bài lên lớp, CBQL có thể thấy được sự lựa chọn, quyết định riêng biệt của từng GV về nội dung, phương pháp, hình thức lên lớp. Từ đó, CBQL có thể khuyến khích các hoạt động sáng tạo, các phương pháp giảng dạy hay và kịp thời điều chỉnh những sai lệch, hạn chế nhằm phát huy năng lực của GV và nâng cao hiệu quả bài dạy.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

QT IQT KQT T K TB Y

Đề ra những quy định cụ thể,

thống nhất về việc soạn giáo án 62.5 37.5 0 12.5 62.5 25 0 Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc

soạn giáo án của GV 75 25 0 37.5 62.5 0 0

Bồi dưỡng phương pháp soạn bài

và chuẩn bị giờ lên lớp 37.5 62.5 0 0 37.5 62.5 0 Sử dụng kết quả kiểm tra giáo án

trong đánh giá, xếp loại GV 50 50 0 12.5 62.5 25 0

Theo kết quả khảo sát, đa số các CBQL và GV nhất trí rằng: Việc đề ra các quy định cụ thể, thống nhất về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc soạn giáo án của GV có vai trò quan trọng trong quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV. Trong khi đó, việc bồi dưỡng

phương pháp soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp và việc sử dụng kết quả kiểm tra giáo án trong đánh giá, xếp loại GV được đa số những người tham gia khảo sát cho là ít quan trọng. Đánh giá về việc đề ra các quy định cụ thể về việc soạn giáo án, 50 % CBQL và GV đã cho rằng việc này đã được lãnh đạo nhà trường thực hiện ở mực độ khá. BGH nhà trường đã thảo luận với tổ trưởng chuyên môn về việc thống nhất mẫu giáo án theo đặc thù từng môn học và chung toàn trường.

Việc thanh tra giáo án định kỳ và đột xuất của CBQL nhà trường cũng được đánh giá ở mức độ khá. Nhà trường đã tiến hành kiểm tra định kỳ giáo án của GV và thanh tra đột xuất các GV. Tuy nhiên, đôi khi việc kiểm tra còn mang tính hình thức, chú trọng vào số lượng đủ / thiếu chứ chưa chú trọng vào chất lượng của giáo án. Một số tổ trưởng chuyên môn chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong việc ký duyệt giáo án của tổ viên nên vẫn còn trường hợp GV lên lớp không có giáo án hoặc giáo án chưa được ký duyệt. Tình trạng này, BGH nhà trường có nắm bắt được thông tin nhưng chưa có biện pháp xử lí triết để.

Việc bồi dưỡng phương pháp soạn giáo án cho GV chưa được nhà trường chú trọng và việc thực hiện chưa đạt yêu cầu. Nhà trường chưa tổ chức được các chuyên đề về soạn giáo án cho GV tiếng Anh. Đây là một môn đặc thù, hình thức tổ chức các hoạt động tìm hiểu kiến thức và thiết bị dạy học có nhiều sự khác biệt với các môn học khác. Do đó, việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp cũng đòi hỏi sự sáng tạo của GV.

Công tác thanh tra, kiểm tra giáo án của GV đã được lãnh đạo nhà trường thực hiện tương đối tốt và đã sử dụng kết quả kiểm tra giáo án trong đánh giá, xếp loại GV. Việc xếp loại giáo án theo từng loại A, B, C tương ứng với các mức điểm cộng / trừ trong tính điểm thi đua đã có tác dụng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của GV khi soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp.

Quản lý nề nếp dạy học tốt góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhà trường có độ ổn định cao về tổ chức hoạt động sư phạm, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học của GV. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp dạy học phù hợp, chuẩn bị và sử dụng các TBDH cũng góp phần vào sự thành công của các giờ lên lớp.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý nề nếp lên lớp và sử dụng các TBDH của GV

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

QT IQT KQT T K TB Y

Xây dựng quy định cụ thể việc

thực hiện giờ lên lớp của GV 100 0 0 87.5 12.5 0 0 Thường xuyên giám sát và kiểm

tra việc thực hiện quy định về lên lớp của GV

100 0 0 62.5 25 12.5 0 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất,

thanh tra chuyên môn để đánh gia chất lượng giảng dạy của GV

100 0 0 25 37.5 37.5 0 Tổ chức dạy thay, dạy bù các tiết

GV xin nghỉ, tiết thiếu kịp thời 100 0 0 75 25 0 0 Tổ chức lấy ý kiến của HS về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá GV 87.5 12.5 0 0 12.5 75 12.5

Kiểm tra việc sử dụng các TBDH

của GV 75 12.5 12.5 0 25 62.5 12.5

Bồi dưỡng PPDH, kỹ năng sử

dụng TBDH hiện đại 75 25 0 0 37.5 62.5 0

Kiểm tra việc ứng dụng CNTT

trong giảng dạy của GV 62.5 25 12.5 0 25 75 0 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp

lên lớp và sử dụng các TBDH để đánh giá thi đua và xếp loại GV

75 25 0 0 37.5 62.5 0 Các số liệu điều tra cho thấy, việc xây dựng các quy định cụ thể về việc thực hiện giờ lên lớp của GV đều được cho là một vấn đề quan trọng. Các

CBQL và GV cũng đánh giá việc này ở nhà trường đạt mức độ Tốt. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã thường xuyên giám sát và kiểm tra việc thực hiện quy định về lên lớp của GV. Đây được đánh giá là một việc làm quan trọng trong việc duy trì kỷ luật lao động tại nhà trường.

100 % CBQL và GV đánh giá việc tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất, thanh tra chuyên môn để đánh gia chất lượng giảng dạy của GV có vai trò rất quan trọng. 25 % CBQL và GV đánh giá công tác này tại nhà trường đạt mức Tốt. Tuy nhiên, sự kiểm tra này chưa được thực hiện thường xuyên. Việc đánh giá giờ dạy đôi khi chưa thực sự khách quan, còn mang tính động viên, đôi khi chưa bám sát chất lượng giờ dạy thực tế.

Nhà trường đã làm tốt công tác tổ chức dạy thay, dạy bù các tiết GV xin nghỉ, tiết thiếu kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện CTGD theo quy định.

87.5 % CBQL và GV đồng ý rằng tổ chức lấy ý kiến của HS về đánh giá GV là một biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong đánh giá GV. Tuy nhiên, việc thực hiện phần việc này mới chỉ đạt ở mức trung bình. Nhà trường chưa chủ động tổ chức khảo sát lấy ý kiến của HS về GV đang giảng dạy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường trung học phổ thông nam phù cừ tỉnh hưng yên (Trang 57)