Bảng 3.4. Hàm lượng kim loại nặng trong nước
Địa điểm lấy mẫu
Đợt lấy mẫu
Các chỉ tiêu kim loại nặng (mg/l)
Cd Cu Pb As Zn Hồ Tây Đợt 1 0,0002 0,023 0,014 0,023 0,202 Đợt 2 0,0002 0,026 0,015 0,025 0,185 Hồ Linh Đàm Đợt 1 0,0002 0,036 0,013 0,011 0,06 Đợt 2 0,0002 0,038 0,016 0,015 0,066 Sông Nhuệ- Đáy Đợt1 0,0001 0,014 0,007 0,011 0,018 Đợt 2 0,0001 0,026 0,009 0,008 0,03 QCVN 08:2008 B1 0,01 0,5 0,05 0,05 1,5 B2 0,01 1 0,05 0,1 2 */Hàm lượng Cadimi (Cd):
Hình 3.3. Hàm lượng Cd trong nước
Hàm lượng Cd trong nước lấy tại các điểm trên Hồ Tây, Hồ Linh Đàm và sông Nhuệ Đáy nằm trong giới hạn cho phép tại QCVN 08:2008 cột B đối với mục đích tưới tiêu và giao thông đường thủy. Hàm lượng Cd tại các điểm lấy tại Hồ Tây và Hồ Linh Đàm trung bình khoảng 0,002mg/l, còn ở sông Nhuệ Đáy hàm lượng Cd khoảng 0,001mg/l.
Như vậy, kết quả phân tích Cd trong nước cho thấy xu thế tích lũy cao hơn trong các hồ ở Hà Nội và tích lũy thấp ở các khu vực trên sông Nhuê Đáy.Cũng quaBảng 3.4 và hình 3.3 cho thấy hàm lượng Cd không có sự biến đổi qua 02 thời điểm lấy mẫu.
*/Hàm lượng đồng (Cu)
Theo kết quả trongBảng 3.4và hình 3.4 cho thấy, kết quả phân tích hàm lượng Cu trong nước ở cả 3 địa điểm nghiên cứu được tìm thấy đều thấp hơn giới hạn cho phép quy định tại cột B1 và B2 của QCVN 08:2008. Hàm lượng Cu được tìm thấy cao nhất tại Hồ Linh Đàm (trung bình khoảng 0,04mg/l) và thấp nhất tại sông Nhuệ Đáy (khoảng 0,01mg/l ở đợt 1)
Hàm lượng Cu trong mẫu nước tại các Hồ Tây và Hồ Linh Đàm không có sự biến đổi nhiều qua các đợt khảo sát, trong khí đó tại nước sông Nhuệ Đáycho thấy sự biến đổi rõ rệt qua 2 đợt lấy mẫu (hàm lượng Cu trong mẫu nước đợt2 cao khoảng gấp 2 lần đợt 1) điều này có thể giải thích do sự thay đổi mạnh của các điều kiện tự nhiên, dòng chảy ...
*/Hàm lượng chì (Pb)
Hình 3.5. Hàm lượng Pb trong nước
Theo kết quả trên Bảng 3.4 và hình 3.5 cho thấy, kết quả phân tíchhàm lượng Pb ở cả 3 địa điểm nghiên cứu đều thấp hơn giới hạn cho phép quy định tại cột B của QCVN 08:2008 từ 3 – 7 lần. Trong đó, hàm lượng Pb thấp nhất trong các mẫu nước lấy tại sông Nhuệ Đáy. Hàm lượng Pb dao động tương ứng là 0,008 – 0,019mg/l tại các điểm nghiên cứu ở Hồ Tây, 0,005 – 0,022mg/l tại Hồ Linh Đàm và khoảng từ 0,001 –0,018mg/l.
Hàm lượng Pb trong mẫu nước tại các địa điểm nghiên cứu không có sự biến đổi lớn qua các đợt khảo sát. Tuy nhiên, các kết quả cũng đã cho thấy hàm lượng Pb trong các mẫu lấy tại đợt 2 trên cả 3 địa điểm nghiên cứu đều cao hơn đợt 1, cho thấyxu thế gia tăng mức độ ô nhiễmvào mùa khô.
*/Hàm lượng asen (As)
Mặc dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép quy định tại cột B1 và B2 của QCVN 08:2008. Tuy nhiên từ hình 3.6 ta có thể thấy được hàm lượng As trong nước được tìm thấy tại các điểm nghiên cứu ở Hồ Tây cao hơn Hồ Linh Đàm và các sông thoát nước thuộc LVS Nhuệ-Đáytrong nội thành Hà Nội.
Hình 3.6. Hàm lượng As trong nước
Hàm lượng As trong nước không có sự dao động nhiều giữa hai đợt lấy mẫu, hàm lượng As được tìm thấy trong nước đợt 2 cao hơn đợt 1 đối với các điểm nghiên cứu ở Hồ Tây, Hồ Linh đàm và ngược lại đối với các điểm nghiên cứu ở các sông thoát nước thuộc LVS Nhuệ-Đáy trong nội thành Hà Nội.
*/Hàm lượng kẽm (Zn)
Từ Bảng 3.4 và hình 3.7 cho thấy: Hàm lượng Zn trong nước được tìm thấy tại các điểm nghiên cứu ở Hồ Tây cao hơn nhiều so với hàm lượng kẽm được tìm thấy tại các điểm nghiên cứu ở Hồ Linh Đàm và các sông thoát nước thuộc LVS Nhuệ - Đáy. Hàm lượng Zn trong 2 đợt phân tích dao động từ 0,018 - 0,202 mg/l, kết quả phân tích 2 đợt đều cho thấy hàm lượng Zn trong nước đều thấp hơn giới hạn cho phép quy định tại cột B1 và B2 của QCVN 08:2008/BTNMT.