Các áp lực tới chất lượng các sông, hồ Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong nước, trầm tích và khả năng tích lũy trong động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại một số sông, hồ ở khu vực Hà Nội (Trang 41)

Hà Nội là địa phương có số lượng hồ, đầm nhiều nhất ở nước ta có hàng trăm ao, đầm, hồ lớn về diện tích và có giá trị về môi trường, văn hóa và lịch sửsâu sắc. Hệthống các ao, hồ, đầm của Hà Nội (gọi chung là hồ) ngoài chức năng điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng, còn là các điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, lễhội. Nhiều ao, hồcủa Hà Nội gắn liền với các đỉnh chùa là các địa điểm tâm linh của Hà Nội

Phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh và không bền vững trong những thập kỷ vừa qua đã tạo những áp lực to lớn lên hồ Hà Nội do ba nguồn tác động chính:

- Rác thải, nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp đã và đang đe dọa chất lượng nước và hệ sinh thái nước các hồ.

- Nạn lấn chiếm, lấp hồ gây suy giảm diện tích mặt nước, giảm khả năng chứa nước, gia tăng úng ngập, mất mỹ quan, gia tăng ô nhiễm các hồ.

- Sửdụng và bảo vệtài nguyên nước hồkhông phù hợp. */Hồ Tây

Những năm gần đây mặt nước của hồTây bị thu hẹp dần và bị ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thịhóa. Nhiều tổchức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đãđầu tư và phát triển dịch vụ, du lịch như Câu lạc bộHà Nội, Công viên nước, Du thuyền hồTây... Một sốdiện tích ven bờ hồ đãđược kè với mục đích tránh sạt lở và lấn chiếm nhưng hồ vẫn là nơi chứa các chất xả thải. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Môi trường Biển cùng Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy: nước hồ Tây đang bịô nhiễm khá nặng. Vùng ven bờ, đặc biệt là khu vực phía nam hồ, gần hồTrúc Bạch, vềmùa khô mức độ ô nhiễm của một sốchỉtiêu có thểcao gấp 1000 lần so với mùa mưa [31].

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do một lượng nước thải lớn của thành phố đổ trực tiếp vào hồ qua một số cống chính như cống Cây Sy ở đường Thanh Niên, cống Tàu Bay gần vườn hoa Lý Tự Trọng và cống Đõ phường Thụy Khuê cộng với nước thải và một phần rác thải của các nhà hàng, khách sạn quanh hồ, trên hồ và cưdân xung quanh.

Theo các điều tra, khảo sát, một sốtham sốchất thải lơ lửng (các kim loại nặng độc hại, độ đục, độkiềm, HCO3-, vi khuẩn yếm khí, các coliform,...) thải vào hồTây từcác cống nước thải quanh hồtrong mùa kiệt có giá trị rất cao, từ vàitrăm đến vài chục nghìn mg/l (Ban quản lý dựán HồTây, 2001) [27].

Vấn đề ô nhiễm nước hồ Tây do các nguồn chất thải không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, môi trường sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh đến các loài sinh vật sinh sống trong hồ cũng như các khu vực dân cư ven hồ

*/ Hồ Linh Đàm

Tại bản đồ đo vẽ năm 2004, thì hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có diện tích mặt nước là 74,7 ha (không kể các hồ ao nhỏ trong làng Linh Đường). Khu đầm hồ là không gian trữ nước cho những trận mưa lớn, dồn nước từ phía nội thành đổ về. Công năng chính là hồ điều hòa, phục vụ cho chương trình thoát nước của thành phố. Nhưng từ khi khu ĐTM Linh Đàm mọc lên, lòng hồ không những bị thu hẹp dần mà nước hồ cũng chuyển sang mầu đen do hồ đang chịu tác động của các nguồn nguồn nước thải của hàng nghìn hộdânở khu ĐTM Linh Đàm (Q.Hoàng Mai) đang xả thẳng ra hồLinh Đàmvà sông Tô Lịch.

Theo kết quả khảo sát xung quanh khu vực hồ Linh Đàm đoạn qua khu vực ĐTM Linh Đàm, có hàng chục miệng cống bê tôngđược nối từ khu ĐTM này đang xả những dòng nước đen ngòm ra hồ và sông, nhất là đoạn bờ qua khu vực bán đảo Linh Đàm (hồ Linh Đàm) và bờ sông qua phố Kim Giang (sông Tô Lịch).

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế- xã hội diễn ra rất mạnhđem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tếquốc dân. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại, thì tình trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt động trên gây ra đang ở mức báo động. Môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trong khu vực đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người lao động cũng như người dân sống quanh vùng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến môi trường bịô nhiễm, hầu hết là do việc xả thải vào môi trường không đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình gây nên tình trạng mất cân bằng, dẫn đến ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đó chủ yếu là do các hoạtđộng: nước thải từsinh hoạt và đô thị; từcông nghiệp; từcác làng nghềvà tiểu thủ công nghiệp; từ nông nghiệp, thuỷsản và từ các nguồn khác (bệnh viện, dịch vụ).

*/ Tình trạng ô nhiễm nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy những năm gần đây đang chịu áp lực mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các khu công nghiệp, khu khai thác và chếbiến. Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bịô nhiễm tới mức báo động.

Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại thị xã Phủ Lý. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1070 km2. Trên diện tích đó khu vực ảnh hưởng của thành phố Hà Nội bao gồm một phần diện tích của huyện Thanh Trì và Từ Liêm và một số huyện mới sát nhập trước đây thuộc tỉnh Hà Tây. Phần diện tích của lưu vực còn lại là thuộc địa phận tỉnh Hà Nam.

Nước sông Tô Lịch thường xuyên xảvào sông Nhuệvới lưu lượng trung bình từ 11- 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nước sông Nhuệ bị ô nhiễm. Ngoài ra, dọc theo sông Nhuệ còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghềthủcông sản xuất và chếbiến kim loại. Những kim loại này thường theo dòng chảy xuống nước và lắng đọng xuống bùn đáy sông.

Theo thống kê của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục môi trường), mỗi ngày sông Nhuệ - Đáy phải gánh trên 2,5 triệu m3 nước thải từ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất Công nghiệp 610.000 m3/ngày, nước thải sinh hoạt 630 m3/ngày, nước thải bệnh viện 15.500 m3/ ngày... chưa kể đến nước thải của hoạt động du lịch, hoạt động sản xuất của làng nghề... (Tống Khánh Thượng, 2005)[25], (Trung tâm Quan trắc môi trường, 2013) [24].

3.2. Đặc điểm thủy lý hóa các sông, hồ nghiên cứu

Ý nghĩa của các chỉtiêu thủy lí hóa đãđược phân tích và đánh giá:

- pH: Độ pH ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của các chất trong nước cũng như ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh học của các kim loại nặng, Đặc biệt nếu pH giảm, một số kim loại trở nên dễ tan do đó khả năng hoạt động sinh học cao hơn (Trịnh ThịThanh, 2000)[18]

- Nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tốsinh thái quan trọng, Nóảnh hưởng đến hàm lượng oxi hòa tan, tốc độ hoạt động của các vi khuẩn phân hủy và các động vật trong ao, hồ, do đó ảnh hưởng tới toàn bộxích thức ăn trong ao, hồ( Trần Yêm và cộng sự, 1998) [28], (Trịnh ThịThanh, 2000) [18].

- DO: Về hàm lượng DO (hàm lượng oxi hòa tan trong nước): Khí oxi rất cần thiết cho hoạt động sống của các sinh vật. Hàm lượng oxi hòa tan giữ vai trò quan trọng trong hệsinh thái thủy vực và là chỉ thịquan trọng thểhiện chất lượng nước. Hàm lượng DO càng cao chứng tỏ nước càng sạch. Các yếu tố ảnh hưởng đến DO (Trần Yêm và cộng sự, 1998) [23]:

+ Sựkhuếch tán oxi từ không khí vào nước. +Sựbổsung oxi do quá trình quang hợp.

+ Sựtiêu hao oxi do quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ bởi các sinh vật yếm khí, lượng oxi tiêu hao do quá trình này là lớn nhất.

+ Sự tiêu hao oxi do quá trình phân hủy hóa học các chất hữu cơ và vô cơ bằng các phảnứng oxi hóa khử, các phảnứng này cũng tiêu hao một lượng lớn oxi trong nước.

+ Sựhao hụt oxi do quá trình hô hấp của các thủy sinh vật.

- Nồng độNH4+ : Nồng độNH4+ là một trong những chỉ tiêu về mức độ chất dinh dưỡng của thủy vực, Trong đó dạng NH4+, NO3- là hai dạng bền nhất và thực vật có thể hấp thụ được. Sự phân hủy của rác thải, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm amoni, nitrít, nitrát. Sự hiện diện của các hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước (Vũ Trung Tạng, 2000) [17]

- Nhu cầu oxi hóa sinh học (BOD5): Nhu cầu oxi hóa sinh học là lượng oxi cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước, Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện môi trường hiếu khí, BOD5 là chỉ số đánh giá hàm lượng của các chất hữu cơ dễbị phân hủy sinh học trong 5 ngày tại 20oC (Trần Yêm và cộng sự, 1998) [23].

- Nhu cầu oxi hóa hóa học COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần đểoxy hoá toàn bộcác chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết đểoxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễphân huỷbởi vi sinh vật (Trần Yêm và cộng sự, 1998) [23].

Để đánh giá chất lượng nguồn nước, trong khuân khổ đề tài đã tiến hành lấy và đo đạc các thông số thủy hóa lý các hồ nghiên cứu 01 đợt. Các quy trình kỹ thuật sử dụng để lấy mẫu, đo đạc tuân thủ theo Thông tư số: 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ TN&MT Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa và sử dụng QCVN 08: 2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước Hồ Tây, Hồ Linh Đàm và QCVN 14: 2008/BTNMT để đánh giá chất lượng nước các sông thoát nước thuộc lưu vực sông Nhuệ-Đáy trong nội thành Hà Nội.

3.2.1. Hồ Tây

Theo kết quả đo đạc hiện trường tại 5 điểm trên HồTây cho thấy:

Độ pH: ĐộpH của hồ dao động không nhiều trong khoảng 7,6 –7,8 nằm trong chỉ tiêu cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT. Đây là mức thích hợp đối với sự phát triển của thủy sinh vật. Điều đó chứng tỏ các nguồn nước đổ vào hồkhông gây hiện tượng axít hóa.

Nhiệt độ: Tại các điểm nghiên cứu ở Hồ Tây nhiệt độ đều tương đương với nhiệt độ của môi trường tại thời điểm thu mẫu. Vì vậy hồ không bị ô nhiễm nhiệt

Thông số DO giao động từ 2,5 mg/l đến 3,7 mg/l, tại cả 5 điểm đều đạt Quy chuẩn cho phép đối với nước mặt ở cột B2 và không đạt ở cột B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

Bảng 3.1. Kết quả đo các thông số thủy hóa lý Hồ Tây

TT hiệu Ngày lấy mẫu pH Nhiệt độ (oC) DO (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) NH4 + (mg/l) 1 HT1 05/09/2013 7,6 26,1 2,8 39,8 68 0,856 2 HT2 05/09/2013 7,6 26,3 3,2 39,9 87 1,098 3 HT3 08/09/2013 7,8 26,6 2,6 30,2 33 1,361 4 HT4 08/09/2013 7,7 26,4 3,7 31,1 42 0,978 5 HT5 08/09/2013 7,7 26,3 2,5 38,7 73 1,004 QCVN 08:2008 B1 5,5-9 Nhiệt độ tự nhiên của thủy vực ≥ 4 15 30 0,5 B2 5,5-9 ≥ 2 25 50 1

Thông số BOD5 có giá trị đo được trong khoảng 30,2 ÷ 39,9 mg/l, các kết quả đo được tại các điểm không có sự khác nhau nhiều, 100% kết quả đo được tại các điểm trên Hồ Tây đều không đạt theo QCVN 08.

Thông số COD có giá trị đo được trong khoảng 33 ÷ 87 mg/l, 100% kết quả đo được không đạt QCVN 08 ở cột B1. 2/5 kết quả đạt ngưỡng QCVN 08 ở cột B2 (Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).

Thông sốNH4+ có giá trị đo được trong khoảng 0,856 ÷ 1,361 mg/l. Như vậy 100% kết quả đo được không đạt QCVN 08 ở cột B1. 2/5 kết quả đạt ngưỡng QCVN 08ởcột B2.

3.2.2. Hồ Linh Đàm

Bảng 3.2. Kết quả đo các thông số hóa lý - Hồ Linh Đàm

TT hiệu Ngày lấy mẫu pH Nhiệt độ (oC) DO (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) NH4 + (mg/l) 1 LĐ 1 20/9/2013 8,4 28,1 2,1 40,0 67,2 0,67 2 LĐ 2 20/9/2013 8,4 28,6 4,3 29,0 58,6 0,82 3 LĐ 3 20/9/2013 8,0 28, 6 2,1 26,0 43,1 1,22 4 LĐ4 23/9/2013 8,5 28,5 2,6 45,6 72,4 0,96 5 LĐ 5 23/9/2013 8,2 28,6 2,3 57,2 81,0 1,02 QCVN 08:2008 B1 5,5-9 Nhiệt độ tự nhiên của thủy vực ≥ 4 15 30 0,5 B2 5,5-9 ≥ 2 25 50 1

Như đối với nước Hồ Tây, các phép đo đạc mẫu nước tại Hồ Linh Đàm cũng được đánh giá theo QCVN 08:2008, cụthế:

Độ pH: Độ pH của hồ dao động trong khoảng 8,0 – 8,5 nằm trong chỉ tiêu cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT.

Nhiệt độ: Tại các điểm nghiên cứu Hồ Linh Đàm nhiệt độ đều tương đương với nhiệt độ của môi trường tại thời điểm thu mẫu. Vì vậy hồkhông bị ô nhiễm nhiệt

Thông số DO giao động từ 2,1 ÷ 4,3 mg/l, trong đó điểm cao nhất là 4,3 mg/l đạt QCVNở cột B1, còn cácđiểm khác đạt Quy chuẩn cho phép đối với nước mặtở cột B2 và không đạtở cột B1 (QCVN 08).

Thông số BOD5 có giá trị đo được trong khoảng 26,0 ÷ 57,2 mg/l, các kết quả đo được tại các điểm không có sự khác nhau nhiều, 100% kết quả đo được tại các điểm trên Hồ Linh Đàm đều không đạt QCVN 08.

Thông số COD có giá trị đo được trong khoảng 43,1 ÷ 81,0 mg/l, 100% kết quả đo được không đạt QCVN 08 ở cột B1. 1/5 kết quả đạt ngưỡng QCVN 08 ở cột B2 (Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp).

Thông số NH4+ có giá trị đo được trong khoảng 0,67 ÷ 1,22 mg/l. Như vậy 100% kết quả đo được không đạt QCVN 08 ở cột B1. 3/5 kết quả đạt ngưỡng QCVN 08ởcột B2.

3.2.3. Các sông thoát nước thuộc LVS Nhuệ-Đáy trong nội thành Hà Nội

Bảng 3.3. Kết quả đo các thông số hóa lý các sông thoát nước thuộc LVS Nhuệ - Đáy trong nội thành Hà Nội

TT Ký hiệu Ngày lấy

mẫu pH Nhiệt độ (oC) DO (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) NH4 + (mg/l) 1 NĐ 1 30/09/2013 7,2 25 2,9 25 89 10,4 2 NĐ 2 30/09/2013 7,1 26 1,3 44 108 21 3 NĐ 3 30/09/2013 7,1 26 2,4 24 86 23 4 NĐ 4 30/09/2013 7,0 26 3,1 47 127 31,4 5 NĐ 5 26/09/2013 7,2 25 2,5 37 105 27,7 6 NĐ 6 26/09/2013 7,2 26 1,6 45 105 21,3

Từkết quảtrên cho thấy:

Ôxy hòa tan (DO)

Ôxy hoà tan tại các điểm trên các sông nội thành Hà Nội bao gồm Sông Tô lịch (Nghĩa Đô, Cầu Mới), sông Lừ (Phương Liệt, Định Công), sông Sét (cầu Sét) sông Kim Ngưu (Tựu Liệt) nằm trong khoảng từ1,3-3,1 mg/L trong đó điểm cao nhất tại Tựu Liệt, điểm thấp nhất tại Cầu Mới. 4/6 điểm nghiên cứu đạt Quy chuẩn cho phép đối với nước mặt ởcột B2 và không đạt ởcột B1

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong nước, trầm tích và khả năng tích lũy trong động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại một số sông, hồ ở khu vực Hà Nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)