- Sửdụng phần mềm EXCEL đểvẽ đồthị.
- Phân tích tương quan đểxác định mối tương quan giữahàm lượng kim loại nặng trong mẫu trầm tích và mẫu nhuyễn thểbằng phần mềm EXCEL và phần mềm MINITAB
+ Dựa vào các kết quảphân tích
+ Dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn: Sốliệu được so sánh
QCVN 08 : 2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 43 : 2012/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
QCVN 14 : 2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
QCVN 8 - 2:2011/BYT, Quy chuẩn kỹthuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên*/ Vị trí địa lý */ Vị trí địa lý
Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,30 theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,530đến 21,230vĩ tuyến Bắc, 105,440 đến 106,020kinh Đông. Vị trítiếp giáp vớicác tỉnh:
- Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; - Phía nam giáp tỉnh Hà Nam và Hoà Bình;
- Phía đông giáp các tỉnhBắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; - Phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và làđầu mối giao thông quan trọng củaViệt Nam (Địa lý thủ đô Hà Nội, 2014)[25].
*/ Khí hậu
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhậnđược lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùađông 15,2ºC.
Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùathay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn (Địa lý thủ đô Hà Nội, 2014)[25]
*/ Địa hình:
Hà Nội có hai dạng địa hình chính làđồng bằng và đồi núi. Địa hìnhđồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…(Địa lý thủ đô Hà Nội, 2014)[25].
*/ Sông ngòi:
Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.
Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng (Địa lý thủ đô Hà Nội,2014) [25].
3.1.2. Kinh tế xã hội
*/ Dân số, lao động việc làm và đời sống dân cư
- Dân số: Ước tính dân số toàn thành phố năm 2013 là 7146,2 nghìn người tăng 2,7% so với năm 2012, trong đó dân số thành thị là 3089,2 nghìn người chiếm 43,2% tổng số dân và tăng 4,4%; dân số nông thôn là 4057 nghìn người tăng 1,4% (Tổng cục thống kê, 2013) [26].
- Lao động - việc làm: những tháng cuối năm, do tình hình kinh tế có chuyển biến tốt nên sảnxuất kinh doanh cũng có chiều hướng tăng lên đã làm tăng thu nhập cho người dân. Tính đến trung tuần tháng 10 năm 2013, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 128,6 nghìn người, các quận, huyện, thị xã đã xét duyệt 2.650 dự án vay vốn Quĩ quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 370 tỷ đồng, tạo việc làm cho 24 nghìn lao động (Tổng cục thống kê, 2013) [26].
- Tình hình đời sống dân cư: Năm 2013, đời sống của nhân dân Thủ đô đã giảm bớt được phần nào khó khăn do giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu không tăng nhiều. Một số huyện tích cực thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa, đã cho phép chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng cây khác có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống... do đó thu nhập của người lao động ổn định, đời sống của người dân được nâng cao(Tổng cục thống kê, 2013) [26].
*/ Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2013, kinh tế xã hội Hà Nội tiếp tục gặp nhiều khó khăn: nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị giảm làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại; tiến độ thu ngân sách nhà nước đạt thấp so với dự toán…Tuy nhiên, do những chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Chính phủ và các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Thành phố phần nào đã phát huy hiệu quả, đã tích cực tác động đến tình hình kinh tế- xã hội của Thành phố.
Kinh tế Hà Nội năm 2013 duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 12%; tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 13,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng0,2%...(Tổng cục thống kê, 2013) [26].
3.1.3. Các áp lực tới chất lượng các sông, hồ Hà Nội
Hà Nội là địa phương có số lượng hồ, đầm nhiều nhất ở nước ta có hàng trăm ao, đầm, hồ lớn về diện tích và có giá trị về môi trường, văn hóa và lịch sửsâu sắc. Hệthống các ao, hồ, đầm của Hà Nội (gọi chung là hồ) ngoài chức năng điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng, còn là các điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, lễhội. Nhiều ao, hồcủa Hà Nội gắn liền với các đỉnh chùa là các địa điểm tâm linh của Hà Nội
Phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh và không bền vững trong những thập kỷ vừa qua đã tạo những áp lực to lớn lên hồ Hà Nội do ba nguồn tác động chính:
- Rác thải, nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp đã và đang đe dọa chất lượng nước và hệ sinh thái nước các hồ.
- Nạn lấn chiếm, lấp hồ gây suy giảm diện tích mặt nước, giảm khả năng chứa nước, gia tăng úng ngập, mất mỹ quan, gia tăng ô nhiễm các hồ.
- Sửdụng và bảo vệtài nguyên nước hồkhông phù hợp. */Hồ Tây
Những năm gần đây mặt nước của hồTây bị thu hẹp dần và bị ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thịhóa. Nhiều tổchức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đãđầu tư và phát triển dịch vụ, du lịch như Câu lạc bộHà Nội, Công viên nước, Du thuyền hồTây... Một sốdiện tích ven bờ hồ đãđược kè với mục đích tránh sạt lở và lấn chiếm nhưng hồ vẫn là nơi chứa các chất xả thải. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Môi trường Biển cùng Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy: nước hồ Tây đang bịô nhiễm khá nặng. Vùng ven bờ, đặc biệt là khu vực phía nam hồ, gần hồTrúc Bạch, vềmùa khô mức độ ô nhiễm của một sốchỉtiêu có thểcao gấp 1000 lần so với mùa mưa [31].
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do một lượng nước thải lớn của thành phố đổ trực tiếp vào hồ qua một số cống chính như cống Cây Sy ở đường Thanh Niên, cống Tàu Bay gần vườn hoa Lý Tự Trọng và cống Đõ phường Thụy Khuê cộng với nước thải và một phần rác thải của các nhà hàng, khách sạn quanh hồ, trên hồ và cưdân xung quanh.
Theo các điều tra, khảo sát, một sốtham sốchất thải lơ lửng (các kim loại nặng độc hại, độ đục, độkiềm, HCO3-, vi khuẩn yếm khí, các coliform,...) thải vào hồTây từcác cống nước thải quanh hồtrong mùa kiệt có giá trị rất cao, từ vàitrăm đến vài chục nghìn mg/l (Ban quản lý dựán HồTây, 2001) [27].
Vấn đề ô nhiễm nước hồ Tây do các nguồn chất thải không những ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, môi trường sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan các loại dịch bệnh đến các loài sinh vật sinh sống trong hồ cũng như các khu vực dân cư ven hồ
*/ Hồ Linh Đàm
Tại bản đồ đo vẽ năm 2004, thì hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có diện tích mặt nước là 74,7 ha (không kể các hồ ao nhỏ trong làng Linh Đường). Khu đầm hồ là không gian trữ nước cho những trận mưa lớn, dồn nước từ phía nội thành đổ về. Công năng chính là hồ điều hòa, phục vụ cho chương trình thoát nước của thành phố. Nhưng từ khi khu ĐTM Linh Đàm mọc lên, lòng hồ không những bị thu hẹp dần mà nước hồ cũng chuyển sang mầu đen do hồ đang chịu tác động của các nguồn nguồn nước thải của hàng nghìn hộdânở khu ĐTM Linh Đàm (Q.Hoàng Mai) đang xả thẳng ra hồLinh Đàmvà sông Tô Lịch.
Theo kết quả khảo sát xung quanh khu vực hồ Linh Đàm đoạn qua khu vực ĐTM Linh Đàm, có hàng chục miệng cống bê tôngđược nối từ khu ĐTM này đang xả những dòng nước đen ngòm ra hồ và sông, nhất là đoạn bờ qua khu vực bán đảo Linh Đàm (hồ Linh Đàm) và bờ sông qua phố Kim Giang (sông Tô Lịch).
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế- xã hội diễn ra rất mạnhđem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tếquốc dân. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mang lại, thì tình trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt động trên gây ra đang ở mức báo động. Môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trong khu vực đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người lao động cũng như người dân sống quanh vùng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến môi trường bịô nhiễm, hầu hết là do việc xả thải vào môi trường không đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình gây nên tình trạng mất cân bằng, dẫn đến ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đó chủ yếu là do các hoạtđộng: nước thải từsinh hoạt và đô thị; từcông nghiệp; từcác làng nghềvà tiểu thủ công nghiệp; từ nông nghiệp, thuỷsản và từ các nguồn khác (bệnh viện, dịch vụ).
*/ Tình trạng ô nhiễm nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy những năm gần đây đang chịu áp lực mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các khu công nghiệp, khu khai thác và chếbiến. Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bịô nhiễm tới mức báo động.
Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại thị xã Phủ Lý. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1070 km2. Trên diện tích đó khu vực ảnh hưởng của thành phố Hà Nội bao gồm một phần diện tích của huyện Thanh Trì và Từ Liêm và một số huyện mới sát nhập trước đây thuộc tỉnh Hà Tây. Phần diện tích của lưu vực còn lại là thuộc địa phận tỉnh Hà Nam.
Nước sông Tô Lịch thường xuyên xảvào sông Nhuệvới lưu lượng trung bình từ 11- 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nước sông Nhuệ bị ô nhiễm. Ngoài ra, dọc theo sông Nhuệ còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghềthủcông sản xuất và chếbiến kim loại. Những kim loại này thường theo dòng chảy xuống nước và lắng đọng xuống bùn đáy sông.
Theo thống kê của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục môi trường), mỗi ngày sông Nhuệ - Đáy phải gánh trên 2,5 triệu m3 nước thải từ sản xuất nông nghiệp. Sản xuất Công nghiệp 610.000 m3/ngày, nước thải sinh hoạt 630 m3/ngày, nước thải bệnh viện 15.500 m3/ ngày... chưa kể đến nước thải của hoạt động du lịch, hoạt động sản xuất của làng nghề... (Tống Khánh Thượng, 2005)[25], (Trung tâm Quan trắc môi trường, 2013) [24].
3.2. Đặc điểm thủy lý hóa các sông, hồ nghiên cứu
Ý nghĩa của các chỉtiêu thủy lí hóa đãđược phân tích và đánh giá:
- pH: Độ pH ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của các chất trong nước cũng như ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh học của các kim loại nặng, Đặc biệt nếu pH giảm, một số kim loại trở nên dễ tan do đó khả năng hoạt động sinh học cao hơn (Trịnh ThịThanh, 2000)[18]
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tốsinh thái quan trọng, Nóảnh hưởng đến hàm lượng oxi hòa tan, tốc độ hoạt động của các vi khuẩn phân hủy và các động vật trong ao, hồ, do đó ảnh hưởng tới toàn bộxích thức ăn trong ao, hồ( Trần Yêm và cộng sự, 1998) [28], (Trịnh ThịThanh, 2000) [18].
- DO: Về hàm lượng DO (hàm lượng oxi hòa tan trong nước): Khí oxi rất cần thiết cho hoạt động sống của các sinh vật. Hàm lượng oxi hòa tan giữ vai trò quan trọng trong hệsinh thái thủy vực và là chỉ thịquan trọng thểhiện chất lượng nước. Hàm lượng DO càng cao chứng tỏ nước càng sạch. Các yếu tố ảnh hưởng đến DO (Trần Yêm và cộng sự, 1998) [23]:
+ Sựkhuếch tán oxi từ không khí vào nước.