Tình hình nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong động vật hai mảnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong nước, trầm tích và khả năng tích lũy trong động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại một số sông, hồ ở khu vực Hà Nội (Trang 25)

mảnh vỏ trên thế giới

Loài hai mảnh vỏ là một thành phần quan trọng của hệ sinh vật đáy có đời sống tĩnh, phân bố rộng, kích thước tương đối lớn, việc lấy mẫu dễ dàng. Các KLN tích lũy trong bộ phận cơ thể được hấp thụ từ bùn đáy, nước và thức ăn, nên chúng có thể phản ánh được mức độ và sự tác động của ô nhiễm kim loại nặng đến môi trường và hệ sinh thái.

Từ những năm 40 của thế kỷ XX, đã có những nghiên cứu về sự tích lũy của KLN trong mô của các loài động vật thân mềm. Sự tập trung cao của hàm lượng dạng vết của các KLN được tìm thấy trong một vài loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Nghiên cứu của Goldberg (1975) và Phillips (1976), loài Mytilus galloprovincialis được sử dụng rộng rãi như sinh vật chỉ thị ô nhiễm ở các khu vực ven biển dựa trên khả năng tích lũy các kim loại Hg, Cd, Pb, Zn, Cu, Ni, Mn, Cr. Nghiên cứu của Aysun Turkmen và cộng sự ở Vịnh Iskenderun, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy có sự tích lũy khá cao các kim loại như Zn, Ni, Cd, Fe, Cu, Cd, Mn, Cr, Coở hai loài Chama pacifica và Ostrea stentina.

Nghiên cứu của el - Sikaily A và cộng sự ở một số vùng duyên hải Địa Trung Hải và duyên hải biển Đỏ thuộc Ai Cập, cho thấy rằng Cd, Co, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb và Zn được tích lũy khá cao trong Modiolus auriculatus và Donax trunculu.

Theo nghiên cứu của L.Rojas de Astudillo và cs. (2005)ở vùng biển của Trinidad và Venezuela nghiên cứu về sự tích lũy KLN trong 2 loài Crassostrea spp và Perna viridis cho thấy có sự tích lũy các kim loại Cd, Cu, Cr, Hg, Ni, Zn trong mô cơ thể chúng.

Một số nghiên cứu khác ở Canada, Brazil, Ghana, Thái Lan, Malaysia, Philipin... cho thấy khả năng tích lũy KLN ở các loài nhuyễn thể khá cao (Nguyễn Văn Khánh và cộngsự, 2009) [7].

Theo Munir Zuya Lugal (2005) sử dụng những sinh vật tích tụ cụ thể là các loài 2 mảnh vỏ làm sinh vật chỉ thị quan trắc là rất hiệu quả. Vì chúng có khả năng tích lũy KLN trong mô cao hơn gấp nhiều lần so với môi trường mà chúng sinh sống. Ví dụ: Sò, hến có khả năng tích lũy Cd trong mô cao gấp 100.000 lần trong môi trường chúng sinh sống. Tính độc hại của nó còn tồn tại lâu dài qua chuỗi thức ăn, là sự đe dọa đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Quá trình và mức độ tích lũy KLN trong mô của các loài nhuyễn thể phụ thuộc vào đặc điểm dinh thái riêng của từng loài, cơ chế lấy thức ăn, dạng tồn tại của kim loại, kích thước của loài nhuyễn thể (Munir Ziya Lugal Goksu và cộng sự, 2003) [32].

Động vật hai mảnh vỏ thường được sử dụng để đánh giá ô nhiễm kim loại nặng vì chúng có nhiều ưu điểm như phân bố rộng, số lượng nhiều, dễ định dạng, tích tụ cao các chất ô nhiễm, có đời sống tĩnh tại nên dễ thu mẫu. Những loài động vật hai mảnh vỏ đãđược sử dụng rộng rãi trong nhiều chương trình quan trắc ô nhiễm trên thế giới(Nguyễn Văn Khánh và cộng sự, 2009) [7].

1.3.3. Tình hình nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong động vật haimảnh vỏ ở Việt Nam mảnh vỏ ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu về sinh vật tích tụ còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Đào Việt Hà (2002), hàm lượng KLN trong Vẹm xanh (Perna viridis) tại Đầm Nha Phu (Khánh Hòa) là: từ 0,003 - 0,21 ug/g (tính theo khối lượng tươi) đối với Cd; từ 0,14 -1,114 ug/g đối với Pb; và từ 0,54 - 1,81 ug/g đối với Cu.

Nghiên cứu của Đặng Thúy Bình và cộng sự nghiên cứu tại đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa) cho thấy hàm lượng As tích lũy trong Vẹm xanh (Perna viridis)

là 1,76 ug/g; so sánh với tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì hàm lượng As trong Vẹm xanh đã vượt quá 1,76 lần. Theo nghiên cứu của Lê Thị Mùi (2007) về sự tích tụ chì và đồng của một số loài nhuyễn thể tại một số điểm ven biển Đà Nẵng cho thấy hàm lượng trung bình trong khoảng 1,13 - 2,12 ug/g đối với chì và 7,15 -16,52 ug/g đối với đồng.

Một nghiên cứu khác của Đoàn Thị Thắm nghiên cứu về sự tích lũy kẽm trong một số loài vẹm, nghêu, sò tại một số điểm ven biển Đà Nẵng cho thấy ở loài Vẹm xanh (Perna viridis) có hàm lượng kẽm là 12,94 - 14,57 ug/g;ở loài Nghêu lụa (Paphia Undulata) từ 5,99 - 10,54 ug/g, ở loài Sò lông (Anadara

Subcrenata) từ 6,38 - 10,96 ug/g, loài Nghêu trắng (Meretrix lyrata) từ 6,97 - 8,17 ug/g.

Nghiên cứu xác định hàm lượng Pb, Cd, Zn của Ngô Văn Tứ, Nguyễn Kim Quốc Việt ở Đầm Lăng Cô cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong Vẹm xanh (Perna viridis) là 0,67 ± 0,52 ug/g (khối lượng tươi) đối với Pb, 0,14 ± 0,10 ug/g tươi đối với Cd, 33,2 ± 16,9 ug/g đối với kẽm; so sánh với tiêu chuẩn cho phép cho thấy hàm lượng Pb, Cd, Zn trong nghiên cứu này thấp hơn. Nguyễn Kim Phương và cộng sự đã có nghiên cứu về sự tích lũy kim loại nặng Ag, Cd, Pb và Hg từ môi trường tự nhiên lên các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Nguyễn Văn Khánh và cộng sự, 2009) [5], (Nguyễn Văn Khánh và cộng sự, 2009) [7], (Hoàng Thanh Hải, 2013) [3], (Ngô Văn Tứ và cộng sự,2009) [22].

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các loài hai mảnh vỏ có khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong mô với hàm lượng cao hơn môi trường bên ngoài, nơi chúng sinhsống qua quá trình tích lũy sinh học. Qua phân tích hàm lượng kim loại nặng tích lũy trong mô của những sinh vật này từ đó có thể đánh giá các kim loại nặng có trong môi trường (Hoàng Thanh Hải, 2013)[3].

Phương pháp sử dụng động vật hai mảnh vỏ có khả năng phát hiện biến đổi của chất lượng nước nhưng lại không thể giải thích nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó và cần phải có sự hỗ trợ của phương pháp phân tích lý hóa để xác định hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể.

Ở miền Trung một số tác giả như Lê Thị Mùi, Ngô Văn Tứ, Nguyễn Kim Quốc Việt và Đoàn Thị Thắm đã có một số nghiên cứu về khả năng tích lũy kim loại nặng của một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích lý hóa hàm lượng kim loại nặng có trong cơ thể các loài nhuyễn thể, mà chưa có sự đánh giá sự ảnh hưởng của thời gian sống, môi trường đến khả năng tích lũy của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Việc phân tích tương quan để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến khả năng tích lũy kim loại nặng là vấn đề cần thiết vì nó có ý nghĩa lớn đối với khả năng sử dụng loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ để đánh giá ô nhiễm kim loại nặng(Lê Thị Mùi, 2008) [10], (Ngô Văn Tứ và cộng sự, 2009) [22], (Đoàn Thị Thắm, 2008)[19].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong nước, trầm tích và khả năng tích lũy trong động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại một số sông, hồ ở khu vực Hà Nội (Trang 25)