Phân loại chuẩn kiến thức, kĩ năng theo thang bậc nhận thức của Bloom

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 30)

Theo hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục của B.S. Bloom đã xác định ba lĩnh vực của các hoạt động giáo dục:

- Lĩnh vực nhận thức (cognitive dommain) thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận, bao gồm việc thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiểu diễn dịch và quy nạp và sự đánh giá có phê phán.

- Lĩnh vực hành động (psychomator domain) liên quan đến những kĩ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay, sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp.

- Lĩnh vực cảm xúc (affective domain) liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, bao hàm cả những mối quan hệ như yêu ghét, thái độ nhiệt tình, thờ ơ, cũng như sự cam kết với một nguyên tắc và sự tiếp thu các ý tưởng.

Trong đó, lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất gồm:

Kiến thức là những thông tin bao gồm các sự kiện, khái niệm, nguyên lí, quy trình, quá trình, cấu trúc... yêu cầu HS phải thông hiểu, tái hiện được, sử dụng được vào thực tiễn ở những mức độ khác nhau.

Sơ đồ 1.1. Thang bậc nhận thức của Bloom

Bloom đã đưa ra nguyên tắc phân loại mục tiêu nhận thức trong đó nêu rõ các thang bậc nhận thức của HS. Nội dung KT-ĐG cần căn cứ vào cấp nhận thức của HS để xây dựng chuẩn cần đo trong KT-ĐG từ đó xác định được mục tiêu cần KT-ĐG cho từng lần KT. 1. Nhận biết 2. Thông hiểu 3. Vận dụng 4. Phân tích 5. Tổng hợp 6. Đánh giá

Bảng 1.2. Các mức độ nắm vững kiến thức theo thang nhận thức Bloom

Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện

Nhận biết Nhắc lại sự kiện Nhắc lại định luật, công thức Thông

hiểu

Trình bày hoặc hiểu được ý nghĩa của các sự kiện

Tìm được một trong các đại lượng liên quan trong một công thức

Vận dụng Vận dụng các nguyên lí vào các trường hợp phức hợp

Thiết kế được phương án khi có đủ các thông số cần thiết

Phân tích

Vận dụng các nguyên lí vào các trường hợp phức hợp để trình bày một giải pháp mới

Thiết kế được phương án khi phải tìm các thông số cần thiết

Tổng hợp

Vận dụng các nguyên lí vào các trường hợp để đưa ra các giải pháp mới và so sánh nó với các giải pháp đã biết khác

Tìm được lỗi trong các phương án

Đánh giá

Vận dụng các nguyên lí vào các trường hợp để đưa ra các giải pháp mới và so sánh nó với các giải pháp đã biết

Thiết kế được phương án mới

Kỹ năng: Biểu hiện ở những hoạt động quan sát được và những phản ứng thực hiện theo mục đích bao gồm: Kỹ năng nhận thức (Giải quyết vấn đề, ra quyết định, tư duy lôgic, tư duy phê phán, sáng tạo...) và kỹ năng tâm vận (Những dấu hiệu cụ thể, quan sát được, có quy trình riêng, có thể chia thành hai hay nhiều bước, có thể thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn, có điểm ban đầu và kết thúc, xác định kết quả cuối cùng là sản phẩm, bán sản phẩm, dịch vụ hoặc quyết định, có thể phân công được...).

Bảng 1.3. Các mức độ hình thành kỹ năng theo Harrow

Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện

Bắt chước Quan sát và sao chép rập khuôn Làm được so với mẫu nhưng còn nhiều lệch lạc

Làm được Quan sát thực hiện được như hướng dẫn

Làm được cơ bản đúng như mẫu, nhưng vẫn còn sai sót nhỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm chính xác

Quan sát và thực hiện được chính

xác như hướng dẫn Làm được chính xác như mẫu Làm biến hoá

Thực hiện được các kỹ năng trong hoàn cảnh và tình huống khác nhau

Làm được chính xác như mẫu trong các hoàn cảnh khác nhau

Làm thuần thục

Đạt trình độ cao về tốc độ và sự chính xác, ít cần sự can thiệp của ý thức

Làm được chính xác như mẫu, kỹ năng cũng như bản năng

Thái độ là cảm nhận của con người và ứng xử của họ đối với một công việc, những thái độ thể hiện có thể có tính chất cá nhân hoặc hành vi cá nhân.

Bảng 1.4. Các cấp độ hình thành thái độ theo Bloom

Mức độ Định nghĩa Sự thực hiện

Tiếp nhận Có mong muốn tham gia vào các hoạt động

Chú ý nghe giảng, tham gia các hoạt động trong lớp Có trả lời, đáp ứng Thể hiện tán thành hay không, chưa có lí lẽ Hoàn thành bài tập về nhà, tuân thủ theo nội quy của Nhà trường

Có lí lẽ, lượng giá Trở thành có giá trị với bản

thân Tin và bảo vệ cái đúng

Được tổ chức hệ thống

Xây dựng thành hệ thống các giá trị

Cân bằng giữa các giá trị, giải quyết được các xung đột về giá trị

Hình thành đặc trưng

Hình thành đặc trưng, bản sắc riêng

Phối hợp trong các nhóm hoạt động hình thành thói quen Trong giáo dục môn Hóa học, ta có thể phân loại các mục tiêu giáo dục về kiến thức, kỹ năng và thái độ theo 6 mức độ của nhận thức dựa theo Bloom như sau:

- Cấp độ nhận biết: Nhớ lại hoặc nhận ra các khái niệm cơ bản theo đúng dạng đã được học, không bắt buộc phải thể hiện sự am hiểu, sử dụng được hoặc biến đổi nó.

- Cấp độ thông hiểu: Am hiểu các tài liệu đã được học ở dạng đơn lẻ, không đòi hỏi phải chỉ ra mối liên hệ giữa chúng.

- Cấp độ vận dụng: Sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết được vấn đề cụ thể.

- Cấp độ phân tích: Phân tích, tách ra cái toàn thể thành các phần riêng lẻ - Cấp độ tổng hợp: Tạo ra ý tưởng mới từ việc liên kết các ý tưởng khác nhau. - Cấp độ đánh giá: Phán xét, phê phán, phán đoán giá trị của tài liệu hoặc phương pháp khi ứng dụng vào tình huống cụ thể.

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào 3 cấp độ nhận thức mà học sinh cần đạt được theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học Trung học phổ thông.

1.3.2.1. Nhận biết

Nhận biết làsự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; là sự nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lí thuyết phức tạp. Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng. HS phát biểu đúng một định nghĩa, định lí, định luật nhưng chưa giải thích và vận dụng được chúng.

Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các yêu cầu: - Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, định lí, định luật, tính chất.

- Nhận dạng được (không cần giải thích) các khái niệm, hình thể, vị trí tương đối giữa các đối tượng trong các tình huống đơn giản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.

1.3.2.2. Thông hiểu

Thông hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng. Thông hiểu là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà HS đã học hoặc đã biết. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng).

Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu:

- Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân các khái niệm, định lí, định luật, tính chất, chuyển đổi được từ hình thức ngôn ngữ này sang hình thức ngôn ngữ khác (ví dụ: từ lời sang công thức, kí hiệu, số liệu và ngược lại).

- Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, định nghĩa, định lí, định luật.

- Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.

- Sắp xếp lại các ý trả lời câu hỏi hoặc lời giải bài toán theo cấu trúc lôgic.

1.3.2.3. Vận dụng

Vận dụng là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới như vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra. Vận dụng là khả năng đòi hỏi HS phải biết khai thác kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lí hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.

Đây là mức độ cao hơn mức độ thông hiểu ở trên, yêu cầu áp dụng được các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lí, định lí, định luật, công thức để giải quyết một vấn đề trong học tập hoặc của thực tiễn.

Có thể cụ thể hoá mức độ vận dụng bằng các yêu cầu: - So sánh các phương án giải quyết vấn đề.

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được.

- Giải quyết được những tình huống mới bằng cách vận dụng các khái niệm, định lí, định luật, tính chất đã biết.

- Biết khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống đơn giản, đơn lẻ quen thuộc sang tình huống mới, phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 30)