Nhôm và hợp chất của nhôm

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 54)

C. RO2 D R2O

2.1.2.3.Nhôm và hợp chất của nhôm

Cấp độ Hoạt động, thao tác

cần đánh giá Minh họa công cụ đo

Nhận biết Nhớ lại:

- Vị trí, cấu hình electron của nhôm.

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của nhôm. - Tính chất hóa học cơ bản của nhôm và hợp chất của nhôm.

- Chuẩn cần đo: Xác định được vị trí, cấu hình của nhôm.

- Câu hỏi: Nguyên tử của nguyên tố nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:

A. -3s23p1 B. -2s1 C. -3s2 D. -2s22p1

- Chuẩn cần đo: Xác định được một số đặc tính vật lí của nhôm, công thức một số quặng chứa nhôm và một số ứng dụng của nhôm, hợp chất nhôm.

- Câu hỏi: Quặng nào sau đây chứa nhôm: A. Hematit B. Boxit

C. Xiđerit D. Đôlômit

- Chuẩn cần đo: Xác định được những tính chất hóa học cơ bản của nhôm và hợp chất của nhôm.

- Câu hỏi 1: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính:

A. Al2O3 B. Al(OH)3 C. AlCl3 D. NaHCO3 Thông hiểu - Hiểu được nhôm là

kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch kiềm, oxit kim loại.

- Hiểu được tính chất hóa học của một số hợp

- Chuẩn cần đo: Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của nhôm.

- Câu hỏi: Nhôm tác dụng được với chất nào sau đây mà không tạo ra khí:

A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch H2SO4 loãng D. dung dịch CuSO4

- Chuẩn cần đo: Viết được phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hợp chất nhôm.

chất: Al(OH)3, Al2O3, muối của nhôm: Al3+, AlO2-, cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.

- Hiểu được nguyên tắc và phương pháp điều chế nhôm.

- Câu hỏi 1: Có hai lọ không ghi nhãn đựng dung dịch AlCl3 và dung dịch NaOH. Không dùng thêm chất nào khác, làm thế nào để nhận biết mỗi chất.

- Câu hỏi 2: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl và lắc liên tục. Hiện tượng xảy ra là:

A. có kết tủa xuất hiện sau đó kết tủa tan. B. có kết tủa xuất hiện và kết tủa không tan. C. không có kết tủa xuất hiện.

D. không có kết tủa xuất hiện, sau đó kết tủa xuất hiện.

- Chuẩn cần đo: Viết được phương trình hóa học sản xuất nhôm, hiểu được vai trò của criolit trong quá trình sản xuất nhôm.

- Câu hỏi: Trong quá trình sản xuất nhôm từ quặng boxit, ở cực dương của bình điện phân xảy ra:

A. Sự oxi hóa ion O2- B. Sự khử ion O2- C. Sự oxi hóa ion Al3+ D. Sự khử ion Al3+ Vận dụng - Vận dụng linh hoạt các

khâu ở phần nhận biết và thông hiểu để vận dụng vào từng bài tập cụ thể.

- Tính toán theo phương trình, tính thành phần hỗn hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chuẩn cần đo: Kết hợp được các tính chất hóa học, phương pháp điều chế của nhôm và hợp chất của nhôm vào bài tập định tính hoặc định lượng

- Câu hỏi 1: Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tốt đa là:

A. 1 B. 2

C. 4 D. 3

- Câu hỏi 2: Cho 3,12 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 54)