0,24 lít B 0,32 lít C 0,24 lit hoặc 0,32 lít D 0,34 lít

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 61)

- Dạng 1: Dạng bài tập về nhôm tác dụng với dung dịch kiềm Dạng 2: Dạng bài tập về nhôm tác dụng với phi kim.

A.0,24 lít B 0,32 lít C 0,24 lit hoặc 0,32 lít D 0,34 lít

Sai lầm: Hầu hết HS thường giải theo cách sau: - Phương trình hóa học:

AlCl3 + 3 NaOH → 3 NaCl + Al(OH)3

Ban đầu: 0,1 1.V (mol) Phản ứng: 0,08 0,24 ← 6, 24

78 = 0,08 (mol) - Qua số mol của Al(OH)3 thu được ta thấy AlCl3 dư, nên NaOH hết, vậy NaOH tính theo kết tủa Al(OH)3, do đó nNaOH = 3. nAl OH( )3 = 3. 0,08 = 0,24 (mol)

Vậy: VY = 0,28 (lít).

Phân tích: Hầu hết HS đã mắc một sai lầm là không nghĩ đến tính lưỡng tính của Al(OH)3 nên đã không xét thêm một trường hợp nữa là dd NaOH tác dụng hết với Al(OH)3 để thu được kết tủa cực đại, sau đó một phần kết tủa Al(OH)3 tan ra theo phản ứng:

AlCl3 + 3 NaOH → 3 NaCl + Al(OH)3

Ban đầu: 0,1 1.V (mol) Phản ứng: 0,1 0,3 → 0,1 (mol)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

0,02 → 0,02 (mol)

Vậy n NaOH = 0,32 mol → V = 0,32 lít

Do đó bài toán này có 2 kết quả đúng là: V dung dịch Y bằng 0,24 lít và 0,32 lít.

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước được dung dịch X, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 2,5 gam kết tủa. Tính thể tích CO2 ở đktc đã tham gia phản ứng.

Phân tích: HS thường chỉ giải một trong hai trường hợp sau: CaO + H2O → Ca(OH)2

0,2 → 0,2 (mol) → nCaCO3 = 0,025 (mol) ‹ n Ca(OH)2 = 0,2 (mol) Trường hợp 1: nCO2 (min) = nCaCO3 = 0,025 (mol) → V = 0,56 lít Trường hợp 2: nCO2(max) = 2nCa(OH)2 - n CaCO3 = 2*0,2-0,025 = 0,375 (mol) → V = 8,4 lít.

Bài toán thường gặp khi chất khử có các kim loại từ Zn trở về trước. Đối với phần kim loại kiềm- kim loại kiềm thổ- nhôm, trong các bài toàn thường gặp trường hợp kim loại Al hoặc Mg, khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng có thể có NH4NO3 trong hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng.

Ví dụ 1: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là:

A. NO2 B. N2O C. NO D. N2

Phân tích:

nMg = 0,28 mol nMgO=0,02 mol

→ mMg(NO3)2 = (0,28 + 0,02) * 148 = 44,4 (gam) ‹ 46,0 gam. → Muối khan ngoài Mg(NO3)2 còn có NH4NO3.

mNH4NO3 = 46-44,4 = 1,6(gam) → nNH4NO3 = 0,02 (mol) Ta có: Mg→ Mg2+ + 2e N+5 + ne → X 0,28 → 0,56 0,04n ← 0,04

N+5 + 8e → N-3 (NH4NO3) 0,16 ← 0,02

Áp dụng bảo toàn electron: 0,56 = 0,04n + 0,16 → n = 10 → khí X là N2 → đáp án D

Ví dụ 2: Cho 1,68 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 xM. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 0,448 lít khí NO duy nhất. Tính x và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y.

Phân tích:

nMg = 0,07 mol; nNO = 0,02 mol; nHNO3 = 0,5x mol Ta có: Mg→ Mg2+ + 2e N+5 + 3e → N+2 0,07 → 0,14 0,06 ← 0,02 (mol) Ta thấy: 0,14 > 0,06 → ngoài NO là sản phẩm khử còn có NH4NO3. N+5 + 8e → N-3 0,08 → 0,01 (mol) Vậy muối thu được sau phản ứng gồm: Mg(NO3)2 và NH4NO3

m = m Mg(NO3)2 + m NH4NO3 = 0,07*148 + 0,01*80 = 11,16 gam Áp dụng bảo toàn nguyên tố đối với nguyên tố N:

nHNO3 = nN(NH4NO3) + nN(NO) + nMg(NO3)2 = 0,01*2 + 0,02 + 0,07*2 = 0,18 → 0,5x = 0,18 → x= 0,36 (M).

2.2. Biên soạn bộ câu hỏi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để kiểm tra -đánh giá kết quả học tập chủ đề Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm đánh giá kết quả học tập chủ đề Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm

2.2.1. Xác định bảng trọng số của bộ câu hỏi2.2.1.1. Nguyên tắc xác định 2.2.1.1. Nguyên tắc xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lập bảng trọng số hai chiều: một chiều là nội dung hay khối kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh theo thang nhận thức của Bloom. Trong chương trình phổ thông chương trình chuẩn thường chỉ quan tâm đánh giá theo 3 mức độ nhận thức:

+ Bậc 1: Nhận biết + Bậc 2: Thông hiểu + Bậc 3: Vận dụng.

Việc xác định trọng số của bộ câu hỏi có thể thực hiện theo các bước sau: + Xác định trọng số cho từng khối kiến thức căn cứ vào số tiết quy định trong chương trình, căn cứ vào mức độ quan trọng của từng khối kiến thức để xác định số điểm cho từng khối kiến thức đó.

+ Xác định trọng số điểm cho từng hình thức câu hỏi. + Xác định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức.

Để đảm bảo phân phối điểm sau khi kiểm tra có dạng chuẩn hoặc tương đối chuẩn, nên chia ba mức độ nhận thức bậc 1, bậc 2 và bậc 3 theo tỉ lệ 3:4:3. Giáo viên cũng có thể xác định tỉ lệ trên sao cho phù hợp với đặc điểm bộ môn hoặc phân phối chương trình.

2.2.1.2. Bảng trọng số của bộ câu hỏi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng đểKTĐG kết quả học tập của học sinh KTĐG kết quả học tập của học sinh

Nội dung

Các mức độ cần đánh giá

Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Kim loại kiềm và hợp chất

quan trọng của kim loại kiềm 9 3 12 4 9 4 41

Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

18 3 24 4 18 6 73

Nhôm và hợp chất của nhôm 12 3 16 4 12 6 53

Tổng hợp kim loại kiềm - kim

loại kiềm thổ - nhôm 6 3 8 4 6 6 33

2.2.2. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo chuẩn kiến thức,kĩ năng (Chủ đề: Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm) kĩ năng (Chủ đề: Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm)

2.2.2.1. Nguyên tắc xây dựng

Bộ câu hỏi trong đề tài này được xây dựng trên các cấp độ tư duy là nhận biết, thông hiểu, vận dụng (vận dụng ở mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao) để giải quyết nhiệm vụ của chương học, cụ thể là theo các nguyên tắc sau:

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 61)