Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 108)

- Ma trận đề kiểm tra theo hình thức TN

3. Nhôm Nêu được vị trí, cấu hình

3.6.1. Đối với giáo viên

Phát phiếu điều tra cho GV bộ môn Hóa học của 2 Trường THPT trên về nội dung và phương thức KT-ĐG và bộ câu hỏi đã xây dựng, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.5. Kết quả thăm dò GV về nội dung và phương thức KT-ĐG theo chuẩn KT-KN

STT Câu hỏi Không

1 KT theo chuẩn KT-KN có phù hợp với THPT không? 100% 0% 2 Việc thiết kế đề KT theo chuẩn KT-KN có dễ thực

hiện không? 96,8% 3,2%

3 Việc KT - ĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn KT-

KN có giúp đổi mới phương pháp dạy học không? 94,5% 5,5% 4 Bộ câu hỏi đã thiết kế có phù hợp với chuẩn KT-KN

của môn học không? 90 % 10%

5 Bộ câu hỏi đã thiết kế có phù hợp với nội dung kiến

thức của chương trình không? 94,5 % 5,5%

6 Bộ câu hỏi đã thiết kế có phù hợp với các yêu cầu về

mức độ tư duy của HS không? 92,4 % 7,6%

7

Theo quý thầy (cô) việc xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với từng chủ đề kiến thức môn học có cần thiết không?

100% 0%

Như vậy, đa số GV đánh giá cao phương thức KT-ĐG theo chuẩn KT-KN, và đều khẳng định việc KT-ĐG theo chuẩn KT-KN sẽ giúp đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học của HS. Đa số GV đánh giá cao nội dung mà bộ câu hỏi đã xây dựng, phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, phù hợp với nội dung kiến thức của chương trình và phù hợp với các yêu cầu về mức độ tư duy của HS. GV bộ môn Hóa Học ở cả hai trường trên đều thấy sự cần thiết phải xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tương ứng với từng chủ đề kiến thức của môn học.

Để có cơ sở khẳng định về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề xuất, chúng tôi tiếp tục phỏng vấn GV về vấn đề KT-ĐG theo chuẩn KT-KN, kết quả như sau:

Quy trình tiêu chí hoá chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ giúp giải quyết được khó khăn khi tìm hiểu về chuẩn KT-KN; thang phân loại chuẩn kĩ năng thực hành theo 5 mức (bắt chước, làm theo mẫu, thao tác, làm chuẩn xác, và tự động hoá) khả thi và dễ áp dụng; bảng tiêu chí hoá sẽ giúp thống nhất cách hiểu những thuật ngữ, động từ thường dùng trong chuẩn chương trình; GV dần sẽ có được kĩ năng thiết kế tiêu chí, chỉ số phù hợp với yêu cầu của chương trình môn học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng, GV đề nghị:

+ Nên tiêu chí hoá chuẩn KT-KN và yêu cầu thái độ cho tất cả các chủ đề đã quy định trong chương trình lớp học, môn học, thể hiện qua hệ thống bài tập tương ứng với từng nội dung kiến thức trong chương trình môn Hóa Học THPT.

+ Cần nêu dấu hiệu đặc trưng để phân biệt chuẩn KT và chuẩn KN, kĩ năng tư duy và kĩ năng thực hành để vận dụng các thang phân loại cho đúng.

+ Cần chuyển giao chính thức quy trình tiêu chí hoá chuẩn KT-KN thông qua các khoá tập huấn CBQL, GV ở cả ba cấp học nói chung và THPT nói riêng.

- Đối với việc quy chuẩn KT-KN về thang đánh giá

Đã trang bị những kĩ thuật cơ bản nhất để: chuyển những chuẩn KT-KN đã được tiêu chí hoá thành các câu hỏi, chuyển đổi năng lực của HS (thể hiện ở câu trả lời) qua thang định khoảng và thang định hạng. Để việc thiết kế thang đánh giá của GV khả thi hơn đề nghị các chuyên gia:

+ Cần thiết kế khung mẫu rubric cho các dạng câu hỏi tự luận điển hình (chứng minh, giải thích, tính toán,...) phù hợp với các môn học. Thiết kế khung mẫu Rubric đánh giá năng lực đầu ra của HS như: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực nghe, nói, đọc, viết; năng lực hoạt động hợp tác;... Nên tập huấn kĩ thuật thiết kế và hướng dẫn cách sử dụng thang điểm chấm điểm Rubric.

+ Thể chế hoá việc xác định điểm chuẩn của bài kiểm tra bằng quy trình Angoff, đưa nội dung này vào tập huấn giáo viên.

- Đối với quy trình KT - ĐG kết quả học tập của HS

Quy trình ĐG kết quả học tập do các chuyên gia đề xuất có tính chất chỉ ra tuần tự các bước để đánh giá được kết quả học tập của học sinh dựa theo chuẩn KT- KN của chương trình. Nó sẽ giúp CBQL, GV lập được kế hoạch đánh giá kết quả học tập khoa học, khả thi và đảm bảo thống nhất trên toàn quốc. Một số góp ý cụ thể của GV là:

+ Hệ thống các phương pháp đánh giá và loại hình đánh giá đề tài đã nêu tương đối phong phú, giúp cho việc thu thập thông tin, chứng cứ về kết quả học tập của HS đa dạng, chính xác và toàn diện hơn. Cần phải được thể chế hoá bằng quy chế đánh giá xếp loại của bộ GD & ĐT.

+ Bộ cần có văn bản yêu cầu Sở GD & ĐT, trường phải thử nghiệm bộ công cụ đánh giá ở kì thi cuối học kì I, cuối năm học trước khi tiến hành chính thức. Thể chế hoá việc chuyển đối điểm thô thành điểm quy chuẩn V, xác định điểm “đạt chuẩn KT-KN” nhằm đảm bảo tính khoa học của kết quả đánh giá.

+ Cần tập huấn cho CBQL, GV về quy trình ĐG kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng (chủ đề kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm) (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w