C. Na CO và NaOH D Na O, NaOH và Na C O.
A. 0,032M B 0,048M C 0,06M D 0,04M
2.2.3.2. Bài tập TL, mức độ thông hiểu
* Bài tập về Kim loại kiềm và một số hợp chất quan trọng của Kim loại kiềm
Câu 13. Viết 3 PTHH của 3 loại phản ứng hóa học khác nhau để chứng minh tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là tính khử mạnh.
Câu 14. Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4. Nêu và giải thích bằng PTHH hiện tượng xảy ra từ thí nghiệm trên.
Câu 15. Nêu và giải thích các ứng dụng của NaHCO3 trong công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm.
Câu 16. Trình bày cơ chế của quá trình điện phân nóng chảy NaCl
* Bài tập về Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của Kim loại kiềm thổ
Câu 17. Cho nguyên tố X có Z = 20.
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và cấu hình electron của ion có thể tạo ra từ X.
b. Xác định vị trí trong BTH của nguyên tố X
Câu 18. Hoàn thành các PTHH sau: a. Mg + HNO3 (loãng) →
b. Mg + H2SO4 (đặc) → c. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → d. Ca(HCO3)2 + HNO3 →
Câu 19. Nêu các phương pháp hóa học để làm mềm nước cứng tạm thời. Viết các PTHH minh họa.
Câu 20. Giải thíchcáchiện tượngsau đây bằng các phản ứng hóa học: a. Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang đá vôi.
b. Sự đóng cặn trong đáy ấm, phích nước. c. Núi đá vôi bị bào mòn trong tự nhiên
* Bài tập về Nhôm và hợp chất của Nhôm
Câu 21. Giải thích cơ chế xảy ra khi cho vật bằng nhôm tan trong dung dịch kiềm
Câu 22. Viết các PTHH chứng minh tính lưỡng tính của Al2O3 và Al(OH)3
Câu 23. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau: a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
b. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2
Câu 24. Viết các phản ứng có thể xảy ra khi điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực anot bằng than chì.
* Bài tập tổng hợp Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm
Câu 25. Cho các chất sau: Al, Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3, Na2CO3, BaSO4, Ca(HCO3)2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho lần lượt từng chất vào dung dịch KOH và dung dịch HCl.
Câu 26. Cho các chất sau: Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3, Na2CO3, BaSO4, Ca(HCO3)2, AlCl3. Viết PTHH xảy ra (nếu có) khi cho từng chất tác dụng được với dung dịch H2SO4
Câu 27. Nêu và so sánh tính chất hóa học cơ bản của Na, Al và Mg. Lấy các phản ứng hóa học chứng minh.
Câu 28. Hoàn thành các PTHH sau: a. Na2CO3 + HNO3 (loãng) → b. Al(OH)3 + NaOH → c. Ca(HCO3)2 + HCl →
d. NaAlO2+ HCl (vừa đủ) + H2O →