Xác định khả năng ăn mồi của loài Coranus fuscipennis Reuter trong phòng thí

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 70)

phòng thí nghiệm và thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi trong nhà lưới 3.4.1. Xác định khả năng ăn mồi của loài C. fuscipennis Reuter trong phòng thí nghiệm

Để đánh giá khả năng ăn mồi của loài C. fuscipennis, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ 27 -30,60C và ẩm độ 74,2 - 80 %, vật mồi là sâu non của loài cuốn lá đậu O. indicata, sâu đục quả đậu M. vitrata và sâu non ngài gạo C. cephalonica. Thứ nghiệm khả năng ăn mồi qua các giai đoạn phát triển khác nhau từ tuổi 2 đến trưởng thành, hàng ngày bổ sung vật mồi. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở bảng 3.12 và bảng 3.13

Bảng 3.12. Khả năng ăn mồi của thiếu trùng BXBM Coranus fuscipennis (Nhiệt độ: 27 -30,60C, ẩm độ: 74,2 - 80 %)

Vật mồi

Khả năng ăn mồi (con/ngày)

Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Cả giai đoạn Sâu non ngài

gạo C.cephalonica 0,58±0,08 0,83±0,18 1,42±0,15 2,89±0,28 5,72±0,69

Sâu cuốn lá

đậu O.indicata 0,99±0,05 1,57±0,13 2,28±0,26 3,81±0,28 8,65±0,72

Sâu đục quả đậu M.

Vitrata 0,47±0,05 0,87±0,12 1,07±0,18 2,31±0,24 4,72±0,59

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, ở các tuổi ấu trùng khác nhau thì sức ăn các loại vật mồi là khác nhau. Thiếu trùng tuổi 1 nhỏ và yếu, chúng thường sống tập trung, ít di chuyển, thiếu trùng tuổi 2 trở đi di chuyển và tìm kiếm con mồi. Đối với thiếu trùng tuổi 2, sức ăn còn ít, khả năng ăn sâu non ngài gạo trung bình 0,58 ± 0,08 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 0,99 ± 0,05 con/ngày, sâu đục quả đậu 0,47 ± 0,05 con/ngày. Sang tuổi 3 thì khả năng ăn của loài C. fuscipennis cao hơn, đối với vật mồi là sâu non ngài gạo khả năng ăn trung bình 0,83 ± 0,18 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 1,57 ± 0,13 con/ngày, sâu đục quả đậu 0,87 ± 0,12 con/ngày. Ở tuổi 4, khả năng ăn trung bình sâu non ngài gạo 1,42 ± 0,15 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 2,28 ± 0,26 con/ngày, sâu đục quả đậu 1,07 ± 0,18 con/ngày. Khả năng ăn của thiếu trùng lớn nhất đối với tuổi 5, đối với vật mồi là sâu non ngài gạo 2,89 ± 0,28 con/ngày, đối với sâu cuốn lá đậu là 3,81 ± 0,28 con/ngày, sâu đục quả đậu 2,31 ± 0,24 con/ngày. Như vậy, cả giai đoạn ấu trùng từ tuổi 2 đến tuổi 5, ấu trùng loài C. fuscipennis có khả năng ăn sâu non ngài gạo 5,72 ± 0,69 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 8,65 ± 0,72 con/ngày, sâu đục quả đậu 4,72 ± 0,59 con/ngày. Trong đó, ấu trùng tuổi 4 và 5 có

khả năng ăn nhiều nhất và khả năng ăn trung bình của ấu trùng tuổi 2 – 5 cao nhất đối với vật mồi là loài sâu cuốn lá đậu O. indicata.

Ở giai đoạn trưởng thành, để đánh giá khả năng ăn mồi của loài

C. fuscipennis chúng tôi tiếp tục tiến hành thử nghiệm với vật mồi là các loài sâu non ngài gạo C. cephalonica, sâu cuốn lá đậu O. indicata, sâu đục quả đậu M. vitrata. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.13

Bảng 3.13. Khả năng ăn mồi của trưởng thành BXBM Coranus fuscipennis

Vật mồi Khả năng ăn mồi trung bình (con/ngày) Trưởng thành đực Trưởng thành cái Sâu non ngài gạo

Corycera cephalonica 1,08 ± 0,07 1,48 ± 0,09

Sâu cuốn lá đậu

Omiodes indicata 1,8 ± 0,11 2,22 ± 0,07

Sâu đục quả đậu

Maruca vitrata 1,06 ± 0,13 1,3 ± 0,24

Kết quả bảng 3.13 cho thấy khả năng ăn mồi của trưởng thành đực ít hơn so với trưởng thành cái. Trung bình trưởng thành đực loài C. fuscipennis ăn sâu non ngài gạo C. cephalonica 1,08 ± 0,07 con/ngày, sâu cuốn lá đậu O. indicata 1,8 ± 0,11 con/ngày, sâu đục quả đậu M. vitrata 1,06 ± 0,13 con/ngày. Trong khi ở trưởng thành cái, trung bình khả năng ăn mồi là sâu non ngài gạo 1,48 ± 0,09 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 2,22 ± 0,07 con/ngày, sâu đục quả đậu 1,3 ± 0,24 con/ngày.

3.4.2. Thử nghiệm khả năng khống chế của loài Coranus fuscipennis đối với một số loài sâu hại đậu rau trong điều kiện nhà lưới một số loài sâu hại đậu rau trong điều kiện nhà lưới

Từ kết quả thí nghiệm trong phòng, chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng khống chế của loài C. fuscipennis đối với sâu đục quả M. vitrata và sâu cuốn lá đậu O. indicata trong điều kiện nhà lưới. Bố trí thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới là các ô lưới có diện tích mỗi ô là 2 m2. Mỗi ô lưới đều được trồng đậu rau.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức thả BXBM loài C. fuscipennis với các mật độ khác nhau bao gồm: công thức I 1 ( mật độ thả 1 con/m2), I 2 ( mật độ thả 2 con/m2), I 3 (mật độ thả 3 con/m2) và công thức đối chứng: (không thả). Cùng thời điểm thả loài C. fuscipennis, tiến hành thả vật mồi là sâu cuốn lá đậu O. indicata với số lượng thả là 50 con/ m2. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.14 và bảng 3.15.

Bảng 3.14. Khả năng khống chế sâu cuốn lá đậu trong nhà lưới của trưởng thành BXBM Coranus fuscipennis Reuter

Công thức thí nghiệm

Mật độ thả BXBM (con/m2)

Mật độ sâu cuốn lá sau khi thả loài C. fuscipennis (con/m2)

1 ngày 3 ngày 7 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I1 1 47,33 b 42,33 b 30,33 b I2 2 45,33 bc 38,33 b 23,33 c I3 3 43,67 c 25,33 c 14,67 d Đối chứng Không thả 50,00 a 48,67 a 47,00 a CV% 2,3 5,6 5,8 LSD0.05 2,56 4,31 3,35

Ghi chú: a, b, c là mức sai khác có ý nghĩa theo cột ở độ tin cậy 95%

Kết quả bảng 3.14 cho thấy, loài C. fuscipennis có khả năng khống chế làm giảm mật độ sâu cuốn lá trên các ô thí nghiệm. Với mật độ sâu cuốn lá 50 con/m2

hại cây đậu trong ô lưới thì khi thả loài C. fuscipennis ở các mật độ 1; 2 và 3 con/m2,sau 7 ngày thả mật độ sâu cuốn lá còn sống tại các công thức thí nghiệm có sự sai khác lớn. Trên công thức I3 thả với mật độ 3 con/m2 thì mật độ sâu cuốn lá giảm xuống thấp nhất còn 14,67 con/m2, công thức I2 (2 con/m2) mậtđộ sâu cuốn lá giảm xuống còn 23,33 con/m2, trong khi công thức I3 (1 con/m2) mật độ sâu giảm xuống còn 30,33 con/m2. Như vậy, loài C. fuscipennis là loài bọ xít bắt mồi có khả

năng tìm kiếm, khống chế sâu cuốn lá hại cây đậu rau và ở mật độ 3 con/m2 loài

C. fuscipennis có khả năng khống chế sâu đục quả đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với việc đánh giá khả năng khống chế sâu cuốn lá đậu của loài

C. fuscipennis trong điều kiện nhà lưới, chúng tôi tiến hành thử nghiệm đối với sâu đục quả đậu M. vitrata với mật độ 50 con/m2, Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Khả năng khống chế sâu đục quả đậu trong nhà lưới của BXBM Coranus fuscipennis Reuter

Công thức

Mật độ thả loài

C. fuscipennis

(con/m2)

Mật độ sâu đục quả sau thả loài C. fuscipennis (con/m2)

1 ngày 3ngày 7 ngày

II1 1 47,67 b 44,67 b 34,67 b II2 2 46,33 b 36,00 c 26,33 c II 3 3 44,00 c 29,67 d 17,33 d Đối chứng Không thả 50 a 49,33 a 47,67 a CV% 2,3 4,4 5,7 LSD0.05 2,2 3,54 3,09

Ghi chú: a, b, c là mức sai khác có ý nghĩa theo cột ở độ tin cậy 95%

Kết quả bảng 3.14 cho thấy loài C. fuscipennis có khả năng khống chế làm giảm mật độ sâu đục quả trên các ô thí nghiệm trong nhà lưới. Với mật độ sâu đục quả 50 con/m2 hại cây đậu trong nhà lưới thì khi thả loài C. fuscipennis ở các mật độ 1; 2 và 3 con/m2,sau 7 ngày thả mật độ sâu đục quả còn sống tại các công thức thí nghiệm có sự sai khác lớn. Trên công thức II3 thả với mật độ 3 con/m2 thì mật độ sâu đục quả giảm xuống thấp nhất còn 17,33 con/m2, công thức II2 (2 con/m2) mật độ sâu đục quả giảm xuống còn 26,33 con/m2, trong khi công thức II1 (1 con/m2) mật độ sâu giảm xuống còn 34,67 con/m2.

Như vậy, loài C. fuscipennis là loài bọ xít bắt mồi có ý nghĩa trên cây đậu rau, chúng có khả năng tìm bắt, ăn các loài sâu đục quả đậu cũng như sâu cuốn lá đậu và ở mật độ 3 con/m2 loài C. fuscipennis có khả năng khống chế sâu đạt hiệu quả cao nhất.

3.5. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đối với BXBM Coranus fuscipennis Reuter fuscipennis Reuter

Hiện nay, ở nhiều vùng chuyên canh rau nước ta nói chung, ở Nghệ An nói riêng, việc lạm dụng thuốc trừ sâu bệnh đang diễn ra rất phổ biến. Hệ lụy đã và đang để lại rất nhiều ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của con người, môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái và tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích trên đồng ruộng.

Xu hướng chính trong bảo vệ thực vật là quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM) mà việc sử dụng biện pháp sinh học thay thế biện pháp sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại là then chốt, trong đó những hướng đang được ưu tiên, quan tâm và ứng dụng rộng rãi là bảo vệ, duy trì và lợi dụng các loài thiên địch.

Tại vùng trồng đậu rau tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh hại trong suốt cả mùa vụ đang diễn ra rất phổ biến. Tiến hành điều tra tình hình sử dụng thuốc của nông dân tại vùng trồng đậu rau nơi đây, kết quả cho thấy có 3 loại thuốc người dân thường sử dụng để phun trừ sâu hại trên cây đậu rau là Vertimex 1.8EC, Sherpa 25EC, Trigard 100SL.

Để đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thuốc trên đến loài C. fuscipennis chúng tôi tiến hành đánh giá thí nghiệm ảnh hưởng của 3 loại thuốc Vertimex 1.8EC, Sherpa 25EC, Trigard 100SL tới tỷ lệ nở của trứng trong điều kiện phòng thí nghiệm và tỷ lệ chết của ấu trùng loài C. fuscipennis trong điều kiện nhà lưới.

Thí nghiệm ảnh hưởng của 3 loại thuốc Vertimex 1.8EC, Sherpa 25EC, Trigard 100SL tới tỷ lệ nở của trứng trong điều kiện phòng thí nghiệm, được thực hiện với số lượng trứng là 50 quả, trứng lấy làm thí nghiệm là trứng được cá thể cái đẻ sau 1 ngày, 3 ngày và sau 5 ngày. Trứng sau khi đẻ được 1,3 và 5 ngày cho tiếp

xúc với thuốc bằng cách phun sương mù trên quả trứng được đặt trên giấy thấm. Sau khi cho trứng tiếp xúc với thuốc, tách riêng và theo dõi để xác định tỷ lệ nở của trứng. Công thức đối chứng cho trứng tiếp xúc với nước lã. Kết quả thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thuốc hóa học tới tỷ lệ nở của trứng BXBM

Coranus fuscipennis Reuter Công thức

thí nghiệm Tên thuốc

Tỉ lệ nở của trứng sau khi phun thuốc ở các ngày sau đẻ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 ngày 3 ngày 5 ngày

III 1 Vertimex 1.8EC

nồng độ 0,1 % 87,33 b 80,67 c 60,67 d

III 2 Sherpa 25EC

nồng độ 0,19 % 89,33 a 82,67 c 64,67 c

III 3 Trigard 100SL

nồng độ 0,2 % 91,33 a 86,67 b 80,67 b

Đối chứng Không phun 92,67 a 91,33 a 90,67 a

CV% 1,3 1,5 1,7

LSD0.05 2,31 2,58 2,58

Ghi chú: a, b, c, d là mức sai khác có ý nghĩa theo cột ở độ tin cậy 95%

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy, ảnh hưởng của ba loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ nở của trứng bọ xít bắt mồi C. fuscipennis đã có sựkhác nhau giữa các công thức và thời điểm phun. Ở thời điểm phun trứng 1 ngày sau đẻ, tỷ lệ nở trứng ở các công thức III1 (CT) phun thuốc Vertimec 1.8 EC là 87,33 %, CT III2 sử dụng thuốc Sherpa 25 EC tỷ lệ nở 89,33% và CT III3 phun thuốc Trigard 100SL tỷ lệ nở là là 91,33%. Tỷ lệ trứng nở của loài C. fuscipennis giảm dần ở các thời điểm phun trứng sau 3 ngày đẻ và cho đến 5 ngày đẻ thì tỷ lệ nở của trứng loài C. fuscipennis ở công

thức III1 là 60,67 %, công thức III2 là 64,67%, và công thức III3 là 80,67%. Trong khi công thức đối chứng, tỷ lệ nở của trứng là 90,67%

Như vậy, qua thí nghiệm trên cho thấy cả 3 loại thuốc nông dân thường sử dụng để phòng trừ sâu hại cây đậu rau đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ nở của trứng. Ở thời điểm trứng đẻ sau 1 ngày, do bên ngoài vỏ trứng có chất bảo vệ nên hạn chế được sự ảnh hưởng của thuốc, ở thời điểm 3 và 5 ngày sau đẻ là thời điểm trứng gần nở, lớp bảo vệ đó dần mất đi do đó thuốc dễ dàng tác động hơn, dẫn đến tỷ lệ nở thấp hơn. Mặt khác, do ở công thức III1 và III2 sử dụng hai loại thuốc Vertimec 1.8 EC nồng độ 0,1 % có độ độc thuộc nhóm 1b và Sherpa 25EC nồng độ 0,19 % thuộc độ độc nhóm 2 nên tỷ lệ nở trứng thấp hơn so với tỷ lệ nở của trứng ở công thức III3 sử dụng thuốc có độ độc thuộc nhóm 3 Trigard 100SL nồng độ 0,2 %.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đối với thiếu trùng loài Coranus fuscipennis Reuter

Công thức

thí nghiệm Tên thuốc

Tỉ lệ chết của thiếu trùng loài

C. fuscipennis sau xử lý thuốc (%) 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày IV1 Vertimec 1.8 EC nồng độ 0,1 % 71,11 a 77,78 a 91,11 a 100 a IV2 Sherpa 25 EC nồng độ 0,19 % 55,55 b 71,11 a 80,00 b 91,11 b IV3 Trigard 100 SL nồng độ 0,2 % 24,45 c 37,78 b 46,67 c 57,78 c

Đối chứng Phun nước lã 0 0 0 0

CV% 4,4 6,2 4,8 4,2

LSD 0.05 5,03 8,71 7,95 7,94

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy, ảnh hưởng của ba loại thuốc thí nghiệm đến tỷ lệ chết của bọ xít bắt mồi C. fuscipennis đã có sự khác nhau ngay sau 1 ngày phun. Ở công thức IV1 (CT) phun thuốc Vertimec 1.8 EC, tỷ lệ chết là 71,11%, CT IV2 sử dụng thuốc Sherpa 25 EC tỷ lệ chết là 55,53 % và CT IV3 phun thuốc Trigard 100SL tỷ lệ chết là 24,45%. Tỷ lệ chết của loài C. fuscipennis tăng dần ở 3 ngày sau phun (NSP), 5 NSP và cho đến 7 ngày sau phun thì tỷ lệ chết của loài C. fuscipennis

ở công thức IV1 là 100%, công thức IV2 là 91,11%, trong khi công thức IV3 tỷ lệ chết thấp nhất với 57,78%.

Như vậy, qua thí nghiệm trên cho thấy cả 3 loại thuốc nông dân thường sử dụng để phòng trừ sâu hại cây đậu rau đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài C. fuscipennis, trong đó hai loại thuốc Vertimec 1.8 EC thuộc độ độc nhóm 1b với nồng độ 0,1 % và Sherpa 25EC thuộc độ độc nhóm 2 với nồng độ 0,19 % có ảnh hưởng mạnh nhất đến loài C. fuscipennis, trong khi thuốc Trigard 100SL với nồng độ 0,2 % ít ảnh hưởng hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

1. Điều tra trên sinh quần ruộng cây đậu rau vụ Đông năm 2013 tại vùng Nam Đàn, Nghệ An đã ghi nhận được 32 loài côn trùng bắt mồi thuộc 7 bộ với 16 họ. Trong đó, bộ cánh khác (Heteroptera) có số lượng loài chiếm nhiều nhất (16 loài) chiếm 50 % tổng số loài xác định được.

2. Loài BXBM C. fuscipennis phát dục qua 3 pha gồm: trứng, thiếu trùng (có 5 tuổi) và trưởng thành. Trong điều kiện nhiệt độ 27 - 30,6 0C, ẩm độ 74,2 - 80%, vòng đời của loài C. fuscipennis là 42,78 ± 0,64 ngày. Đối với trưởng thành, thời gian sống của trưởng thành đực là 62,81 ± 1,91 ngày, thời gian sống của trưởng thành cái dài hơn 86,08 ± 1,63 ngày. Ở điều kiện này, cả giai đoạn thiếu trùng loài

C. fuscipennis từ tuổi 2 đến tuổi 5 có khả năng ăn sâu non ngài gạo 5,72 ± 0,69 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 8,65 ± 0,72 con/ngày, sâu đục quả đậu 4,72 ± 0,59 con/ngày. Trong đó, ấu trùng tuổi 4 và 5 có khả năng ăn nhiều nhất.

3. Thử nghiệm khả năng khống chế của loài C. fuscipennis ở các mật độ 1, 2 và 3 con/m2 đối với sâu cuốn lá đậu O. indicata, sâu đục quả đậu M. vitrata (mật độ 50 con/m2) trong điều kiện nhà lưới cho thấy, với mật độ thả loài C. fuscipennis là 3 con/m2, sau 7 ngày theo dõi, mật độ sâu giảm xuống thấp nhất tương ứng 14,67 con/m2 đối với sâu cuốn lá đậu O. indicata và 7,33 con/m2 đối với sâu đục quả đậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

M. vitrata.

4. Trên cây đậu rau vụ Đông năm 2013, mật độ trung bình của tập hợp nhóm côn trùng bắt mồi là 0,33 ± 0,03 con/m2, loài BXBM C. fuscipennis là 0,17 ± 0,02 con/m2. Trong cả giai đoạn phát triển của đậu rau, nhóm côn trùng bắt mồi đạt mật độ cao nhất là 0,6 con/m2, loài C. fuscipennis đạt mật độ cao nhất là 0,52 con/m2

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 70)