Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến BXBM

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 43)

Coranus fuscipennis Reuter

- Sau khi tiến hành điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên cây đậu rau tại vùng Nam Đàn, Nghệ An và xác định 3 loại thuốc nông dân sử dụng nhiều nhất để phun trừ sâu hại trên cây đậu rau gồm: Vertimec 1.8EC, Sherpa 25EC, Trigard 100SL .

- Pha các loại thuốc trên theo nồng độ khuyến cáo: Sherpa 25 EC pha theo nồng độ 0,19%, Vertimex 1.8EC pha theo nồng độ 0,1%, Trigard 100SL pha theo nồng độ 0,2%.

- Tiến hành bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thuốc BVTV trên đến loài C. fuscipennis trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới.

+ Đối với trứng: Thí nghiệm ảnh hưởng của 3 loại thuốc Vertimex 1.8EC, Sherpa 25EC, Trigard 100SL tới tỷ lệ nở của trứng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với số lượng trứng là 50 quả, trứng lấy làm thí nghiệm là trứng được cá thể cái đẻ sau 1 ngày, 3 ngày và sau 5 ngày. Trứng sau khi đẻ được 1, 3 và 5 ngày cho tiếp xúc với thuốc bằng phun sương mù trên quả trứng được đặt trên giấy thấm. Công thức đối chứng cho trứng tiếp xúc với nước lã. Các công thức được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức (CT) và 3 lần nhắc lại.

CT III 1: Vertimex 1.8EC nồng độ 0,1 % CT III 2: Sherpa 25 EC nồng độ 0,19 % CT III 3: Trigard 100SL nồng độ 0,2 % CT đối chứng: Phun nước lã.

Sau khi cho trứng tiếp xúc với thuốc, tách riêng và theo dõi số trứng nở sau phun để xác định tỷ lệ nở của trứng sau phun ở thời điểm 1 ngày sau đẻ, 3 ngày sau đẻ, 5 ngày sau đẻ.

+ Đối thiếu trùng: Lựa chọn các cá thể thiếu trùng (tuổi 4, tuổi 5) khỏe mạnh. Bố trí các công thức thí nghiệm trong hộp xốp đã được trồng đậu rau (trong đó có sâu hại là thức ăn của bọ xít bắt mồi) với số lượng 15 con/hộp. Thí nghiệm gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại.

CT IV 1: Vertimex 1.8EC nồng độ 0,1 % CT IV2: Sherpa 25 EC nồng độ 0,19 % CT IV 3: Trigard 100SL nồng độ 0,2 % CT đối chứng: Phun nước lã.

Tiến hành phun thuốc bằng bình phun tay, các công thức được phun cùng thời điểm vào buổi chiều mát. Đếm số lượng cá thể bọ xít còn sống sau 1, 3, 5, 7 ngày sau khi phun theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1997 và 2000) [22, 23].

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 43)