Nghiên cứu về thành phần các loài bọ xít bắt mồi

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 28)

Việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi trên các cây trồng đã được thực hiện trong nhiều năm qua ở nước ta trên một số cây trồng như ngô, đậu tương, bông và rau họ thập tự. Tuy nhiên, những nghiên cứu có tính chất hệ thống về nhóm bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau còn ít được quan tâm tới.

Năm 1981, kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam đã thu thập được 81 loài BXBM thuộc 6 họ trên các cây trồng, trong đó đã xác định được tên 53 loài còn 28 loài chưa xác định được tên. Họ bọ xít ăn sâu Reduviidae có số loài nhiều nhất (71 loài), tiếp theo là họ bọ xít năm cạnh Pentatomidae có 6 loài. Các họ còn lại gồm: họ bọ xít đỏ Pyrhocoridae có 1 loài (giống Antilochus), họ bọ xít mù Miridae có 1 loài (giống Cyrtorhinus), họ bọ xít dài Lygaeidae có 1 loài (giống Geocoris) và họ bọ xít đo nước Hydrometridae có 1 loài (giống Hydrometra) (Ủy ban khoa học Nhà nước, 1981) [21].

Phạm Văn Lầm (1997) [17] cho biết trong 40 loài côn trùng bắt mồi (thuộc 6 họ) của sâu hại cây ngô ở Hà Nội và vùng phụ cận, thì nhóm BXBM có 9 loài (chiếm 22,5%). Trong đó họ bọ xít ăn sâu Reduviidae có 3 loài, họ bọ xít Pentatomidae có 2 loài, họ bọ xít mù Miridae, họ Nabidae, họ bọ xít đỏ Pyrrhocoridae và họ bọ xít dài Lygaeidae mỗi họ có 1 loài

Hung Ha Quang et al., (1999) [35] đã ghi nhận được 5 loài thuộc họ Pentatomidae và họ Reduviidae trên lúa tại Gia Lâm-Hà Nội.

Có 77 loài thiên địch trên sinh quần rau họ thập tự ngoại thành Hà Nội được ghi nhận, trong đó có 60 loài bắt mồi. Côn trùng bắt mồi khá đa dạng thuộc nhiều bộ khác nhau, bộ cánh cứng có 36 loài, bộ hai cánh có 3 loài, bộ cánh nửa có 4 loài

thuộc 2 họ Reduviidae và Anthocoridae. Thức ăn chủ yếu của chúng là sâu non bộ cánh vảy (Hồ Thị Thu Giang, 2002) [6]

Kết quả nghiên cứu của Trương Xuân Lam (2005) [13] cho thấy, trong thành phần loài của nhóm bọ xít bắt mồi thuộc họ Reduviidae (Heteroptera) ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh ghi nhận 7 họ bọ xít trong đó có 28 loài bọ xít bắt mồi họ Reduviidae thuộc 15 giống. Trong đó ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam 4 loài gồm: Sirthenea dimidiate Horvath, Lestomerus sp., Peirates leturoides Wolff và Ectomocoris biguttulus Stal. 12 loài bọ xít ăn sâu thuộc phân họ Peirarinae (Hemiptera: Reduviidae) được ghi nhận và có khoá định loại. 3 loài bao gồm

Sirthenea dimidiate Horvath, Peirates leturoides Wolff và Ectomocoris biguttulus

Stal được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam (Lam Trương Xuan et al., 2006) [42]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần côn trùng bắt mồi của sâu hại rau rất phong phú, tuy nhiên việc nghiên cứu đánh giá vai trò của các loài thiên địch còn tản mạn và chưa được hệ thống, nhất là các nghiên cứu về thành phần loài BXBM trên cây đậu rau còn ít được quan tâm. Hơn nữa, các nghiên cứu hầu như tập trung về thành phần loài, mô tả một số đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng ở khu vực phía Bắc và phía Nam.

1.2.2.3. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và sinh học của một số loài BXBM

Nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm hình thái và sinh học của các loài bọ xít bắt mồi phải ở nước ta phải kể đến những nghiên cứu về loài bọ xít hoa bắt mồi

Cantheconidae furcellata (họ Pentatomidae). Đây là loài côn trùng bắt mồi được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái trong điều kiện phòng thí nghiệm và đạt được các kết quả tương đối đầy đủ.

Theo Phạm Văn Lầm và ctv, (1994) [16], khi nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi (1 nguồn là loài nhập nội từ Thái Lan và 1 nguồn là loài nội địa) với thức ăn là sâu khoang thì kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phát dục của các pha thay đổi tùy theo thời gian thí nghiệm trong năm, kéo dài hơn ở mùa đông và ngắn hơn ở mùa

hè. Trứng của loài bọ xít này phát dục từ 4,8 – 20,3 ngày, thiếu trùng có 5 tuổi, thiếu trùng tuổi 1, 2 chỉ uống nước và bắt đầu từ tuổi 3 mới bắt mồi. Thời gian phát dục của giai đoạn thiếu trùng từ 14,1 – 33,8 ngày. Thiếu trùng tuổi 5 vũ hóa thành trưởng thành thường giao phối sau 3,7 – 8,1 ngày. Một bọ xít cái có thể đẻ từ 132,3 – 191,9 quả trứng và tuổi thọ của chúng có thể đạt 56,2 ngày trong mùa đông và 15,4 – 21,3 ngày ở mùa thu và mùa hè. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành của loài bọ xít này trung bình 20,3 – 59,1 ngày.

Nuôi loài bọ xít hoa bắt mồi trong điều kiện nhiệt độ từ 26,1 – 29,40C, ẩm độ từ 72 - 85% cho thấy vòng đời của loài bọ xít này từ 22 – 31 ngày (giai đoạn trứng 5 -7 ngày, thiếu trùng 11-20 ngày, từ lột xác thành trưởng thành đến đẻ trứng 5-7 ngày). Bọ xít cái trưởng thành đẻ 1 - 9 ổ trứng, trung bình đẻ được 175,4 quả. Mỗi cá thể bọ xít ở các tuổi có thể ăn tới 37,09 con sâu khoang, trung bình ăn hết từ 2 - 3 con sâu/ngày (Vũ Quang Côn và ctv, 1994; Nguyễn Xuân Thành, 1996) [1],[2].

Kết quả nghiên cứu khi nuôi sinh sản BXNVT ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 28,5 - 300C, ẩm độ 79 - 82%) cho thấy, số trứng trung bình của 1 con cái đẻ là 397,58 ± 12,92 quả, số ổ trứng trung bình/con cái là 4,18 ± 0,10 ổ, số trứng trung bình của 1 ổ là 96,91 ± 4,63 quả (Trương Xuân Lam, 2002a) [10]

Trương Xuân Lam (2002b) [11] nghiên cứu về bọ xít bắt mồi cổ ngỗng đen

Sycanus croceovittatus Dohrn (Heteroptera, Reduviidae) kết luận: trứng của loài bọ xít Sycanus croceovittatus phát triển từ 14 - 19 ngày (trung bình 16,13 ngày); thời gian phát triển trung bình của thiếu trùng tuổi 1 là 6,68 ngày; tuổi 2 là 8,24 ngày; tuổi 3 là 10,11 ngày; tuổi 4 là 10,93 ngày; tuổi 5 là 13,27 ngày; tỷ lệ sống trong quá trình nuôi trung bình đạt được là 69,62 %.

Kết quả bước đầu nghiên cứu về loài bọ xít cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni

trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 28,5 - 300C, ẩm độ 79 - 82%) cho thấy, trưởng thành phát dục sau 8 - 18 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Một con cái có thể đẻ từ 71 - 406 quả (trung bình: 173,77 ± 10,75 quả) trong suốt thời gian sống.

Trứng của loài Sycanus falleni phát triển từ 15 - 21 ngày (trung bình: 18,27 ± 0,52 ngày) thì nở và đạt tỷ lệ nở từ 68,38 – 80,51 % (trung bình: 73.,8 ± 1,01%). Thiếu trùng của Sycanus falleni có 5 tuổi. Kích thước trung bình của thiếu trùng tuổi 1 là 2,79 ± 0,02 mm, tuổi 2 là 3,75 ± 0,01 mm, tuổi 3 là 5,81 ± 0,03 mm, tuổi 4 là 10,55 ± 0,06 mm và tuổi 5 là 14,11 ± 0,18 mm. Thời gian phát dục trung bình của thiếu trùng tuổi 1 là 6,39 ± 0,44 ngày, tuổi 2 là 8,01 ± 0,42 ngày, tuổi 3 là 9,85 ± 0,41 ngày, tuổi 4 là 10,89 ± 0,56 ngày và tuổi 5 là 13,64 ± 0,62 ngày. Vòng đời của Sycanus falleni từ 61 - 89 ngày (trung bình: 79,09 ± 3,05 ngày). (Trương Xuân Lam, 2002b) [11]

Khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Sycanus falleni Stal (Heteroptera, Reduviidae, Harpactorinae) cho thấy, ở điều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt độ và ẩm độ dao động 28,5 - 300C, 79 - 82%, tỷ lệ nở trung bình của trứng là 94,31 ± 3,34%, thời gian phát dục trung bình của pha trứng là 6,37 ± 0,24 ngày, thiếu trùng là 18,53 ± 0,75 ngày, từ lần lột xác cuối cùng đến khi đẻ trứng 9,26 ± 0,21 ngày, vòng đời bọ xít nâu C.fuscipennis 34,16 ± 1,20 ngày. Trương Xuân Lam (2002b) [11]

Theo Nguyễn Thị Thanh và ctv (2011) [18]. Ở điều kiện nhiệt độ 280C, ẩm độ 73% sức sinh sản của Andrallus spinidens cao nhất, trung bình 345,83 quả trứng/cặp. Khi nhiệt độ, ẩm độ tăng lên 310C, 82%, hoặc giảm xuống 250C, 75% thì sức sinh sản của Andrallus spinidens (274,00±6,21 và 299,00±6,56 quả trứng/cặp). Khi nhiệt độ nuôi là 350C, 87%, thì sức sinh sản của Andrallus spinidens thấp nhất (97±11,58 quả trứng/cặp).

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 28)