Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 35)

Nam Đàn là một trong những huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của Nghệ An. Huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, kéo dài từ 18034’ đến 18047’ vĩ bắc và trải rộng từ 1050 24’ đến 105037’ kinh đông, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ.

Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn tương đối khắc nghiệt. Hằng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,228 mm, thấp nhất là 1,402 mm, trung bình là 1,428 mm. Bão lụt thường xảy ra vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéo dài trong một thời gian dài.

Với nhiều tài nguyên phong phú như tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, sinh vật. Trong đó, tài nguyên đất, nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nam Đàn có 13 loại đất được chia thành 5 nhóm:

+ Nhóm cát thô ven sông: có diện tích 384 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích toàn huyện, phân bố rãi rác ở các xã ven sông Lam.

+ Nhóm đất phù sa : Nhóm đất phù sa phân bố ở các xã phía Nam của huyện và được hình thành do sự bồi đắp phù sa sông Lam, có phản ứng trung tính đến ít chua, thuận lợi cho canh tác lúa nước, trồng Ngô. Nhóm đất phù sa có diện tích 10.282 ha chiếm 34,84% diện tích toàn huyện.

+ Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích 2.485ha, chiếm 8,41% diện tích toàn huyện. Nhóm đất này do bị rửa trôi nên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng.

+ Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 11.302 ha, chiếm 38,28% diện tích toàn huyện. Phù hợp trồng cây ăn quả, trồng rừng và trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu đỗ.

+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 112ha, chủ yếu sử dụng cấy 1 vụ lúa.

Nguồn nước mặt chủ yếu gồm hệ thống sông ngòi và hồ đập. Đặc biệt thuận lợi là địa phận nằm ở hạ lưu sông Lam chảy qua với chiều dài 16km, diện tích lưu vực là 23.000km2. Đây chính là nguồn nước dồi dào và chất lượng tốt, được dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, huyện đã dần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển từ độc canh trồng cây lúa sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Huyện đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ - cây trồng, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cải tạo vườn tạp, phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản, trang trại, vườn đồi. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiêp trên địa bàn năm 2005 đạt

356.756 triệu đồng (giá năm 1994), năm 2009 là 449.072 triệu đồng (theo giá CĐ 94) vằ năm 2010 là 468.513 triệu đồng (giá năm 1994). [26]

Như vậy, có thể thấy với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Nam Đàn đã tạo thuận lợi để sản xuất nông nghiệp phát triển và mở rộng. Trong đó có việc mở rộng và đầu tư thâm canh (đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi,…) trong sản xuất rau hàng hóa. Đấy cũng chính là những tác động không nhỏ đến hệ sinh thái đồng ruộng về lâu dài

CHƯƠNG II

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Một số loài sâu hại là vật mồi của các loài côn trùng bắt mồi trên đậu rau, các loài sâu hại chính trên cây đậu rau như loài sâu cuốn lá đậu Omiodes indicata, sâu đục quả đậu Maruca vitrata và sâu xanh bướm trắng Pieris rapae, sâu tơ

Plutella xylostella, ngài gạo Corcyra cephalonica được sử dụng như là vật mồi của bọ xít để thực hiện các nghiên cứu sinh học trong phòng thí nghiệm.

- Một số loại thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng là Sherpa 25EC, Vertimex 1.8EC, Trigard 100SL.

- Các loại hóa chất giết và bảo quản côn trùng: Cồn 700, Formol 10%, Ethyl acetate, Naphthalene, Xyanuakaly, Axelen,

- Các dụng cụ điều tra và thực nghiệm nuôi bọ xít trong phòng thí nghiệm bao gồm:

Vợt bắt côn trùng đường kính 35-40 cm, L=70-80 cm.

Các hộp thí nghiệm là các lọ nhựa có đường kính từ 10-20 cm và cao từ 20- 30 cm.

Ống nghiệm với kích cỡ từ D=10, =12, D=10-15 và =15. Đĩa petri và lọ tam giác nút mài với thể tích V=70-100 cm3.

Các loại lọ độc giết côn trùng bằng độc tố Ethyl acetate, Naphthalene..vv. Đệm bông đựng mẫu (10x20 cm).

Các lọ bảo quản mẫu.

Panh, kéo, bút lông, kim mổ.

Các lồng lưới có kích thước 30x30x40 cm, 50x50x100 cm.

Kính hiển vi soi nổi Olympus SZX7, kính lúp 2 mắt và kính lúp cầm tay. Các loại bình phun thuốc bằng tay, ống đong ml và xylanh.

Vải màn, giấy bản, bông thấm nước và bông không thấm nước. Sổ sách ghi chép số liệu thí nghiệm và số liệu điều tra.

Phiếu điều tra trên cánh đồng và nuôi sâu trong phòng thí nghiệm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thực nghiệm 2.2.1. Phương pháp thực nghiệm

2.2.1.1. Điều tra xác định thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi trên ruộng đậu rau rau

Trên cây đậu rau tại địa điểm nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra sơ bộ để khái quát chung tình hình trong khu vực. Sau khi điều tra sơ bộ thì tiến hành xác định và chọn lựa các điểm có vị trí ngẫu nhiên, có tính chất đại diện cho toàn bộ vùng nghiên cứu.

Điều tra theo phương pháp điều tra cơ bản chung của Viện Bảo vệ thực vật (1997) [22]. Tiến hành điều tra trên các ruộng đậu rau tại Nam Đàn – Nghệ An theo phương pháp tự do. Tại các điểm đã chọn, tiến hành điều tra theo phương pháp tự do không cố định điểm điều tra, điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điều tra thành phần loài được thực hiện 1 tuần/1 lần, sử dụng vợt côn trùng có đường kính từ 35-40cm, L=70-80 cm, vợt đập có đường kính vòng vợt là 60cm, chiều dài vợt trên 3m hoặc tay để thu mẫu. Tiến hành thu bắt toàn bộ các loài côn trùng bắt mồi xuất hiện trên ruộng đậu rau điều tra ở các điểm đã lựa chọn và khu vực lân cận (bờ mương, bờ cỏ xung quanh ruộng rau, khu vực trồng đậu rau). Song song với biện pháp điều tra ngẫu nhiên, tiến hành đặt các bẫy hố = 10 cm và H = 15 cm được chôn dưới mặt đất của các luống đậu rau, gần bờ ruộng, gần tàn dư quanh bờ với mật độ bẫy là 50 bẫy/ 500 m2, sử dụng dung dịch xà phòng để giữ mẫu vào bẫy. Ngoài việc điều tra trên các ruộng đã chọn chúng tôi còn tiến hành điều tra trên các ruộng lân cận, trên bờ cỏ dại và trên một số loại cây đậu rau khác xung quanh khu vực trồng rau để theo dõiquan sát ghi nhận vật mồi của loài bọ xít nghiên cứu.

Các cá thể côn trùng bắt mồi thu được, một phần xử lý chết bằng lọ độc (chứa Clofukaly) và lưu giữ trong các đệm bông (10x20 cm) hoặc ngâm trong cồn 700 để định loại, lưu mẫu; một phần được theo dõi sống trong các hộp nuôi có kích thước ở trong phòng thí nghiệm nhằm tiến hành các thực nghiệm xác định sức ăn mồi của chúng. Các mẫu côn trùng bắt mồi thu được đều tiến hành ghi nhãn theo tiêu chuẩn chung của phân loại học.

Những loài côn trùng bắt mồi trên đậu rau quen thuộc đã được các tài liệu khác công bố, chúng tôi chỉ cần căn cứ vào sự hiện diện của chúng trên địa điểm điều tra để đưa tên chúng vào bảng danh lục thiên địch sâu hại đậu rau. Với các đối tượng mới phát hiện, chỉ ghi nhận chúng là thiên địch nếu thấy rõ chúng tấn công và ăn thịt vật mồi là sâu hại đậu rau. Mức độ phổ biến các loài được lượng hóa theo tần suất bắt gặp (%).

2.2.1.2. Điều tra diễn biến số lượng tập hợp côn trùng bắt mồi, loài BXBM C. fuscipennis và vật mồi của chúng (các loài sâu hại chính trên cây đậu rau) fuscipennis và vật mồi của chúng (các loài sâu hại chính trên cây đậu rau)

Để xác định biến động số lượng và mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi, loài

C. fuscipennis Reuter và vật mồi của chúng ngoài đồng ruộng, tiến hành chọn các ruộng điều tra đại diện cho vùng nghiên cứu. Các điểm nghiên cứu có điều kiện canh tác giống nhau được trồng ngoài đồng. Mỗi đợt điều tra, tiến hành chọn 5 ruộng điều tra, mỗi ruộng điều tra chọn 5 điểm điều tra theo đường chéo góc ruộng, mỗi điểm có diện tích 1 m2. Tiến hành điều tra định kỳ 7-10 ngày một lần, các điểm điều tra lần sau không trùng với điểm điều tra trước đó theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (Tập I và III Viện bảo vệ Thực vật, 1997 và 2000) [22][23]. Mật độ của các loài BXBM được tính là con/m2.

Song song với việc điều tra mật độ của các loài côn trùng bắt mồi, loài

C. fuscipennis thì tiến hành điều tra mật độ của một số loài sâu hại có mặt trên

đậu rau, đặc biệt chú ý tới các loài hại phổ biến có mặt như: sâu cuốn lá Omiodes indicata, sâu đục quả đậu Maruca vitrata. Tiến hành theo dõi mối quan

côn trùng bắt mồi, loài C. fuscipennis dưới ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái kể trên bằng cách đếm toàn bộ số lượng côn trùng bắt mồi, vật mồi ghi vào phiếu điều tra. Mật độ được tính theo đơn vị là con/m2. Việc điều tra được tiến hành vào thời gian nhất định trong ngày (6 giờ - 8 giờ) vào mùa hè và 7 giờ đến 10 giờ vào mùa đông).

2.2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của BXBM Coranus fuscipennis Reuter

Nuôi bọ xít bắt mồi trong hộp nhựa sạch đường kính từ 15-20cm và cao 15- 25cm ( hộp nuôi) có sẵn lá cây đậu rau hoặc lá rau, cho chúng ăn thêm bằng mật ong pha loãng 10% và 50% và nước lã nhằm mục đích thu trứng của chúng để nuôi lấy sâu non có bông giữ ẩm, đậy vải màn để thông không khí đối với hộp nuôi. Mỗi hộp nuôi đều có ký hiệu cụ thể (ngày nuôi, thức ăn, tuổi nuôi riêng...vv) tương ứng với các phiếu theo dõi. Cá thể trưởng thành được nuôi mỗi hộp nuôi một cặp (1 đực, 1 cái). Thiếu trùng được nuôi theo cá thể trong mỗi hộp nuôi để theo dõi thời gian phát dục hoặc nuôi theo nhóm với số lượng 5 cá thể trong một hộp nuôi để nghiên cứu tập tính cạnh tranh mồi cũng như ảnh hưởng của vật mồi tới chúng. Các hộp nuôi được đặt trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ: 27 -30,60C, ẩm độ 74,2 - 80 %. Số lượng theo dõi đối với trứng là từ 100 – 150 quả trứng cho 1 lần thí nghiệm, với thiếu trùng từ 25 –45 cá thể thiếu trùng/ 1 lần thí nghiệm và 20-25 cá thể trưởng thành/ 1 lần thí nghiệm. Vật mồi để nuôi BXBM bao gồm sâu khoang, sâu cuốn lá đậu thu thập chủ yếu ở ngoài cánh đồng trồng đậu rau, trồng rau và ấu trùng của ngài gạo

Corcyra cephalonica được nuôi trong phòng thí nghiệm với thức ăn là cám gạo trộn với bột ngô.

Hàng ngày theo dõi và cung cấp con mồi cho BXBM với số lượng con mồi từ 5- 7 cá thể/ngày/1 hộp nuôi. Thường xuyên thay các cá thể con mồi chết và bổ sung con mồi sống, đồng thời vệ sinh lọ nuôi, thay bông giữ ẩm, thay lá đậu rau.

Các chỉ tiêu theo dõi: Kích thước (mm) của trứng (chiều dài, chiều rộng), kích thước thiếu trùng (gồm chiều dài, chiều rộng, độ rộng ngực), kích thước trưởng

thành (gồm chiều dài phần đầu, chiều dài phần ngực, độ rộng phần ngực, chiều dài cơ thể, độ rộng nhất phần bụng). Thời gian phát dục của các pha (ngày), thời gian sống của trưởng thành (ngày), khả năng đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng, tỷ lệ nở của trứng (%), theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1997 và 2000) [22,23].

2.2.1.4. Xác định khả năng ăn mồi của loài Coranus fuscipennis Reuter trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi trong nhà lưới thí nghiệm và thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi trong nhà lưới

- Phương pháp thử nghiệm khả năng ăn mồi của loài C. fuscipennis Reuter qua các giai đoạn từ tuổi 2 đến trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm. Vật mồi là ấu trùng tuổi 1,2,3 loài Corcyra cephalonica, sâu đục quả đậu Maruca vitrata

và sâu cuốn lá đậu Omiodes indicata. Hàng ngày cho số lượng con mồi từ 5-7 cá thể/ngày. Thay con mồi chết và bổ sung con mồi sống, vệ sinh lọ nuôi, thay bông giữ ẩm, thay lá đậu rau - thức ăn của sâu. Theo dõi trong 3 ngày, đếm số lượng vật mồi bị ăn và chết (chưa ăn hết). Chỉ tiêu theo dõi là khả năng ăn mồi (con/ngày), theo phương pháp nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1997 và 2000) [22,23].

- Phương pháp thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi của loài Coranus fuscipennis trong nhà lưới đối với loài sâu cuốn lá O. indicata. Bố trí thí nghiệm trong nhà lưới có diện tích 2 m2/ ô. Mỗi ô đều được trồng đậu rau. Thí nghiệm gồm 4 công thức với 3 lần nhắc lại.

Công thức I 1: Mật độ 1 con/m2

Công thức I 2: Mật độ 2 con/m2

Công thức I 3: Mật độ 3 con/m2

Công thức đối chứng: Không thả

Cùng thời điểm thả loài C. fuscipennis, tiến hành thả vật mồi sâu cuốn lá

+ Bố trí thí nghiệm tương tự đối với vật mồi là sâu đục quả M. vitrata (thả với mật độ 50 con/m2 vào thời điểm cây ra hoa). Thí nghiệm gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại.

Công thức II1: Mật độ 1 con/m2

Công thức II2: Mật độ 2 con/m2

Công thức II 3: Mật độ 3 con/m2

Công thức đối chứng: Không thả

Điều tra mật độ sâu còn sống ở 1, 3, 7 ngày sau thả. Chỉ tiêu theo dõi: mật độ sâu đục quả và mật độ sâu cuốn lá (con/m2)

2.2.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến BXBM Coranus fuscipennis Reuter Coranus fuscipennis Reuter

- Sau khi tiến hành điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên cây đậu rau tại vùng Nam Đàn, Nghệ An và xác định 3 loại thuốc nông dân sử dụng nhiều nhất để phun trừ sâu hại trên cây đậu rau gồm: Vertimec 1.8EC, Sherpa 25EC, Trigard 100SL .

- Pha các loại thuốc trên theo nồng độ khuyến cáo: Sherpa 25 EC pha theo nồng độ 0,19%, Vertimex 1.8EC pha theo nồng độ 0,1%, Trigard 100SL pha theo nồng độ 0,2%.

- Tiến hành bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thuốc BVTV trên đến loài C. fuscipennis trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới.

+ Đối với trứng: Thí nghiệm ảnh hưởng của 3 loại thuốc Vertimex 1.8EC, Sherpa 25EC, Trigard 100SL tới tỷ lệ nở của trứng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với số lượng trứng là 50 quả, trứng lấy làm thí nghiệm là trứng được cá thể cái đẻ sau 1 ngày, 3 ngày và sau 5 ngày. Trứng sau khi đẻ được 1, 3 và 5 ngày cho tiếp xúc với thuốc bằng phun sương mù trên quả trứng được đặt trên giấy thấm. Công thức đối chứng cho trứng tiếp xúc với nước lã. Các công thức được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 công thức (CT) và 3 lần nhắc lại.

CT III 1: Vertimex 1.8EC nồng độ 0,1 % CT III 2: Sherpa 25 EC nồng độ 0,19 % CT III 3: Trigard 100SL nồng độ 0,2 % CT đối chứng: Phun nước lã.

Sau khi cho trứng tiếp xúc với thuốc, tách riêng và theo dõi số trứng nở sau phun để xác định tỷ lệ nở của trứng sau phun ở thời điểm 1 ngày sau đẻ, 3 ngày sau đẻ, 5 ngày sau đẻ.

+ Đối thiếu trùng: Lựa chọn các cá thể thiếu trùng (tuổi 4, tuổi 5) khỏe mạnh. Bố trí các công thức thí nghiệm trong hộp xốp đã được trồng đậu rau (trong đó có sâu hại là thức ăn của bọ xít bắt mồi) với số lượng 15 con/hộp. Thí nghiệm gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại.

CT IV 1: Vertimex 1.8EC nồng độ 0,1 % CT IV2: Sherpa 25 EC nồng độ 0,19 %

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)