Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 27)

1.2.2.1. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi

Việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi trên các cây trồng đã được thực hiện trong nhiều năm qua ở nước ta trên một số cây trồng như ngô, đậu tương, bông và rau họ thập tự.

Theo kết quả nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi trên rau thập tự vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 tại Giang Biên, Long Biên, Hà Nội của Nguyễn Văn Thuận, (2009) [20] thu được 27 loài thiên địch thuộc 5 bộ và 14 họ trong đó phổ biến nhất là các loài côn trùng bắt mồi thuộc bộ Coleoptera (có 11 loài). Trong số đó, có 6 loài xuất hiện với tần suất cao là: Bọ rùa đỏ

Micraspis discolor Fabr, bọ cánh cứng ngắn Paederus fuscipes.

Kết quả nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi trên sinh quần ruộng rau học cải ở vùng Hà Nội và ngoại thành của Nguyễn Viết Tùng (1992), Nguyễn Công Thuận (1996), Phạm Văn Lầm (1999), Hồ Thị Thu Giang (2002) đã xác định được 77 loài chân khớp bắt mồi ăn và ký sinh trên sinh quần ruộng rau họ Cải, trong đó có 48 loài côn trùng bắt mồi (Dẫn theo Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Huyền, 2013) [19],

Kết quả điều tra của Nguyễn Thị Thanh và Trương Xuân Lam (2011)[18], thành phần côn trùng bắt mồi trên cây rau họ Cải tại thành phố Vinh và các vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến 2012 cho thấy, côn trùng bắt mồi xuất hiện trên sinh quần ruộng rau họ Cải thuộc 14 họ của 7 bộ côn trùng. Trong số 47 loài côn trùng bắt mồi thu được, bộ Cánh cứng (Coleoptera) chiếm tỷ lệ lớn nhất 55,32% tổng số loài xác định. Trong 47 loài côn trùng bắt mồi ghi nhận trên sinh quần ruộng rau tại Nghệ An thì có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận trên rau họ Cải là Sycanus croceovittatus Dohrn, Sycanus falleni Stal, Euborellia annulipes

Tại vụ ngô Hè Thu và Thu Đông ở Thanh Trì, Hà Nội cho thấy có 8 loài thiên địch trong đó có 5 loài ăn thịt, 3 loài ký sinh. Trong đó, bọ rùa đỏ hoạt động mạnh và có vai trò quan trọng tiêu diệt rệp. Các loài kiến đỏ, kiến đen có ý nghĩa trong việc tiêu diệt sâu non và nhộng sâu đục thân. (Đặng Đức Khương và ctv, 1986) [9]

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)