Đặc điểm hình thái, sinh học của bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 61)

3.3.1. Đặc điểm hình thái

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của loài C. fuscipennis Reuter chúng tôi tiến hành thu mẫu, ghép cặp, nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm và đo kích thước các pha phát dục. Kết quả thể hiện ở báng 3.6 và bảng 3.7

- Pha trứng: Trứng của loài C. fuscipennis có hình quả dưa, màu vàng nhạt đến vàng sẫm. Chiều dài biến động từ 1,2 - 1,5 mm (trung bình 1,34 ± 0,02 mm), chiều rộng biến động từ 0,2 - 0,4 mm (trung bình 0,43 ± 0,01 mm) (bảng 3.6). Trứng thường được đẻ rời từng quả và đẻ bám vào thành hộp thí nghiệm.

- Pha thiếu trùng: Thiếu trùng của loài C. fuscipennis có 5 tuổi.

+ Thiếu trùng tuổi 1: Có màu nâu nhạt, kích thước nhỏ với chiều dài cơ thể biến động từ 1,6 - 2,1 mm (trung bình 1,8 ± 0,03 mm) (bảng 3.6). Thiếu trùng tuổi 1 sống chủ yếu bằng dinh dưỡng còn sót lại từ trứng.

+ Thiếu trùng tuổi 2: Có màu nâu sẫm hơn so với tuổi 1 và bắt đầu xuất hiện mầm cánh. Phân biệt với tuổi 1, ở phần bụng tuổi 2 có xuất hiện 2 - 3 nốt chấm màu đen. Kích thước chiều dài cơ thể biến động từ 2,3 – 3,6 mm (trung bình 2,79 ± 0,04 mm) (bảng 3.6). Thiếu trùng tuổi 2 bắt đầu tìm kiếm thức ăn.

+ Thiếu trùng tuổi 3: Có màu nâu sẫm, mầm cánh xuất hiện rõ ràng. Ở phần bụng có 3 nốt chấm đen rất rõ, phía cuối bụng có những nốt chấm đen nhỏ xếp cạnh nhau. Phần mảnh lưng ngực trước đã bắt đầu phân hóa thành hai mảnh trước và sau, được phân cách bằng đường rãnh ngang sâu. Kích thước chiều dài cơ thể biến động từ 3,1 – 4,3 mm (trung bình 3,31 ± 0,07 mm) (bảng 3.6).

+ Thiếu trùng tuổi 4: Có màu nâu sẫm, cơ thể bắt đầu hoàn thiện dần, phần gốc đốt ngực hiện rõ mầm cánh, phần bụng phình rộng ra hai bên. Giữa bụng có 4 nốt màu chấm đen rõ ràng. Đầu và ngực phát triển mạnh, bụng chưa phân đốt rõ ràng, cơ quan sinh dục chưa nhìn rõ. Kích thước chiều dài cơ thể biến động từ 4,2 –

6,2 mm (trung bình 5,22 ± 0,08 mm) (bảng 3.6). Thiếu trùng tuổi 4 có khả năng sử dụng thức ăn cao.

+ Thiếu trùng tuổi 5: Đã phát triển khá hoàn thiện và gần giống với con trưởng thành. Phần bụng đã phân đốt, phình to. Mầm cánh hiện rất rõ, giữa bụng xuất hiện 4 chấm đen nổi rõ. Cơ quan sinh dục đã hình thành và nhìn thấy rõ ràng. Kích thước chiều dài cơ thể biến động từ 6,3 – 8 mm (trung bình 7,19 ± 0,07 mm) (bảng 3.6). Thiếu trùng tuổi 5 có khả năng sử dụng thức ăn cao, chúng rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm thức ăn và ăn vật mồi.

(a) Trứng (b) Tuổi 1

(c) Tuổi 2 (d) Tuổi 3

(e) Tuổi 4 (f) Tuổi 5

Hình 3.4. Đặc điểm hình thái của trứng và thiếu trùng các tuổi của loài

C. fuscipennis (Nguồn: Trương Xuân Lam và Nguyễn Duy Hồng)

C. fuscipennis Reuter Pha phát dục Chỉ tiêu Kích thước (mm) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trứng Chiều dài 1,2 1,5 1,34 ± 0,02 Chiều rộng 0,3 0,5 0,43 ± 0,01 Tuổi 1 Chiều dài 1,6 2,1 1,8 ± 0,03 Chiều rộng 0,4 0,7 0,63 ± 0,02 Chiều rộng ngực 0,3 0,5 0,43 ± 0,01 Tuổi 2 Chiều dài 2,3 3,6 2,79 ± 0,05 Chiều rộng 0,6 0,9 0,75 ± 0,02 Chiều rộng ngực 0,4 0,7 0,6 ± 0,01 Tuổi 3 Chiều dài 3,1 4,3 3,31 ± 0,07 Chiều rộng 0,8 1,2 0,97 ± 0,02 Chiều rộng ngực 0,6 0,8 0,71 ± 0,01 Tuổi 4 Chiều dài 4,2 6,2 5,22 ± 0,08 Chiều rộng 1,5 2,1 1,77 ± 0,03 Chiều rộng ngực 0,7 0,9 0,82 ± 0,01 Tuổi 5 Chiều dài 6,3 8 7,19 ± 0,07 Chiều rộng 1,6 3,1 2,17 ± 0,06 Chiều rộng ngực 1,2 1,7 1,33 ± 0,02

- Pha trưởng thành (hình 3.5): Trưởng thành có màu nâu đen. Phần đầu thon dài và mảnh với vòi chích hút hơi cong, chiều dài phần đầu đối với trưởng thành cái biến động từ 5 - 6,3 mm (trung bình 5,51 ± 0,06 mm), trưởng thành đực biến động từ 3,1 - 4 mm (trung bình 3,56 ± 0,04 mm). Mảnh lưng đốt ngực trước không có gai, chiều dài phần ngực đối với trưởng thành cái biến động từ 5,2 – 6,5 mm (trung bình 5,66 ± 0,07 mm), trưởng thành đực biến động từ 3,2 – 4,2 mm (trung bình 3,71 ± 005 mm). Phần bụng có màu nâu, hơi thon, độ rộng trưởng thành cái biến động từ 5,5 – 7,6 mm (trung bình 6,37 ± 0,13 mm), trưởng thành đực biến động từ 3,2 -5,1 mm (trung bình 4.11 ± 0,08 mm). Mép bên cơ thể hơi uốn cong với vân xen kẽ (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Kích thước trưởng thành loài C. fuscipennis

Chỉ tiêu

Kích thước (mm)

Trưởng thành cái Trưởng thành đực

Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Chiều dài phần đầu 5 6,3 5,51±0,06 3,1 4 3,56±0,04 Chiều dài phần ngực 5,2 6,5 5,66±0,07 3,2 4,2 3,71±0,05 Độ rộng phần ngực 5 7,2 6,05± 0,11 3,1 4,4 3,99±0,07 Chiều dài cơ thể 14,2 17,1 15,7±0,14 12,2 15,1 13,77±0,13 Độ rộng nhất phần bụng 5,5 7,6 6,37±0,13 3,2 5,1 4,11±0,08

Trưởng thành đực Trưởng thành cái

Bộ phận sinh dục ngoài trưởng thành đực

Bộ phận sinh dục ngoài của trưởng thành cái

Hình 3.5. Trưởng thành và bộ phận sinh dục ngoài của loài Coranus fuscipennis Reuter

3.3.2. Đặc điểm sinh học của loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter

Để nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài bọ xít bắt mồi (BXBM)

C. fuscipennis chúng tôi tiến hành thu mẫu, ghép cặp, nuôi sinh học trong phòng thí nghiệm (Nhiệt độ: 27 -30,60C, ẩm độ: 74,2 - 80 %) và theo dõi các chỉ tiêu về thời gian phát dục của các pha trứng, thiếu trùng, thời gian sống của trưởng thành, khả năng đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở. Kết quả theo dõi được thể hiện ở các bảng 3.8, bảng 3.9, bảng 3.10 và bảng 3.11

Bảng 3.8: Thời gian phát dục các pha của BXBM Coranus fuscipennis Reuter

(Nhiệt độ: 27 -30,60C, ẩm độ: 74,2 - 80 %)

Các pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) Thời gian phát dục trung bình (ngày) Ngắn nhất Dài nhất Trứng (N = 107) 4 8 6,08 ± 0,09 Tuổi 1 (N = 96) 4 7 5,53 ± 0,08 Tuổi 2 (N = 78) 4 7 5,41 ± 0,08 Tuổi 3 (N = 56) 5 7 6 ± 0,09 Tuổi 4 (N = 52) 5 8 6,54 ± 0,12 Tuổi 5 (N = 46) 7 10 8,02 ± 0,11

Thời gian tiền đẻ trứng

(N = 20) 4 5 4,9 ± 0,07

Vòng đời 33 52 42,78 ± 0,64

Hình 3.6.: Vòng đời của loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter (Nguồn: Trương Xuân Lam và Nguyễn Duy Hồng)

Qua bảng 3.8 cho thấy, trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ 27 - 30,60C, ẩm độ 74,2 - 80 % thời gian phát dục của trứng loài C. fuscipennis biến động từ 4 – 8 ngày (trung bình 6,08 ± 0,09 ngày).

Kết quả theo dõi thời gian phát dục pha thiếu trùng với thức ăn là sâu non bộ

cánh vảy tuổi nhỏ như sâu non ngài gạo (C. cephalonica), sâu cuốn lá đậu (O. indicata), sâu đục quả đậu (M. vitrata) trong điều kiện phòng thí nghiệm cho

thấy, thiếu trùng loài C. fuscipennis có 5 tuổi. Thời gian phát dục của tuổi 1, 2 ngắn và dài nhất ở tuổi 5. Trung bình thời gian phát dục các tuổi từ 1 đến 5 là 5,53 ± 0,08 ngày; 5,41 ± 0,08 ngày; 6 ± 0,09 ngày; 6,54 ± 0,12 ngày và 8,02 ± 0,11 ngày.

Thiếu trùng tuổi 5 sau khi lột xác sang trưởng thành, chúng tôi tiếp tục ghép đôi 20 cặp trưởng thành đực, cái và theo dõi thời gian tiền đẻ trứng. Kết quả bảng

3.6 cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ 27 -30,60C, ẩm độ 74,2 - 80 %, thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành cái kéo dài từ 4 – 5 ngày, trung bình 4,9 ± 0,07 ngày.

Như vậy, trong điều kiện 27 -30,60C, ẩm độ 74,2 - 80 %, vòng đời của loài C. fuscipennis (hình 3.6) là 42,78 ± 0,64 ngày. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Hồng và ctv. (2012) [7] về thời gian phát dục đối với loài C. fuscipennis trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 26,1 – 30,80C, ẩm độ 75,6 – 80,5% thì vòng đời trung bình dài hơn là 45,13 ± 3,73 ngày.

Cũng trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ nhiệt độ 27 -30,60C, ẩm độ 74,2 - 80 % và thức ăn là sâu non ngài gạo (C. cephalonica), sâu cuốn lá đậu (O. indicata), sâu đục quả đậu (M. vitrata), chúng tôi tiến hành theo dõi thời gian sống của trưởng thành đực và cái. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.9 cho thấy, thời gian sống của trưởng thành đực từ 37 - 84 ngày (trung bình 62,81 ± 1,91 ngày), trong khi thời gian sống của trưởng thành cái lâu hơn, từ 66 - 103 ngày (trung bình 86,08 ± 1,64 ngày).

Bảng 3.9: Thời gian sống của trưởng thành BXBM Coranus fuscipennis Reuter Pha trưởng thành Thời gian sống của trưởng thành (ngày)

Thời gian sống trung bình Ngắn nhất Dài nhất Trưởng thành đực (N = 21) 37 84 62,81 ± 1,91 Trưởng thành cái (N = 25) 66 103 86,08 ± 1,64 Nhiệt độ 27 -30,60C Ẩm độ 74,2 - 80 %

Ghi chú: N- số lượng trưởng thành theo dõi

Ở pha trưởng thành, chúng tôi tiếp tục ghép đôi 20 cặp trưởng thành và theo dõi khả năng đẻ trứng cũng như tỷ lệ nở của trứng. Kết quả thể hiện ở bảng 3.10 và bảng 3.11. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình độ 27 -30,60C, ẩm độ 74,2 - 80 % một cá thể cái loài C. fuscipennis có thể đẻ trung bình 91,75 ± 1,62 quả trứng.

Trưởng thành đẻ trứng sớm nhất sau vũ hóa 5 ngày, cao điểm đẻ trứng trong 5 ngày (từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10) sau đó giảm dần và kết thúc ở ngày thứ 16 (bảng 3.10)

Bảng 3.10: Khả năng đẻ trứng của cá thể cái BXBM Coranus fuscipennis (Nhiệt độ: 27 -30,60C, ẩm độ: 74,2 - 80 %)

Ngày thứ tự theo dõi

Khả năng đẻ trứng của cá thể cái (quả)

Thấp nhất Cao nhất Trung bình 1 0 0 0 2 0 0 0 3 0 0 0 4 0 0 0 5 0 8 0,5±0,08 6 11 18 14,5±0,34 7 13 19 16,55±0,31 8 16 23 19,05±0,29 9 12 18 15,7±0,3 10 10 17 12,75±0,36 11 5 12 8,35±0,33 12 0 6 2,85±0,36 13 0 4 1,15±0,08 14 0 2 0,25±0,04 15 0 1 0,05±0,01 16 0 1 0,05±0,01 17 0 0 0

Kết quả theo dõi số trứng nở và tỷ lệ trứng nở ở bảng 3.11 cho thấy, trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 27 -30,60C, ẩm độ 74,2 - 80 % với số trứng theo dõi là 145 quả thì có 119 quả trứng nở, tỷ lệ trứng nở biến động từ 75 - 93 %, trung bình 82,2 ± 1,73 %.

Bảng 3.11. Tỷ lệ trứng nở của trứng BXBM Coranus fuscipennis

Số trứng theo dõi (quả) Số trứng nở (quả) Tỷ lệ trứng nở (%) Thấp nhất Cao nhất Trung bình 145 119 75 93 82,2 ± 1,73 Nhiệt độ 27 -30,60C Ẩm độ 74,2 - 80 %

3.4. Xác định khả năng ăn mồi của loài Coranus fuscipennis Reuter trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi trong nhà lưới phòng thí nghiệm và thử nghiệm khả năng khống chế vật mồi trong nhà lưới 3.4.1. Xác định khả năng ăn mồi của loài C. fuscipennis Reuter trong phòng thí nghiệm

Để đánh giá khả năng ăn mồi của loài C. fuscipennis, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ 27 -30,60C và ẩm độ 74,2 - 80 %, vật mồi là sâu non của loài cuốn lá đậu O. indicata, sâu đục quả đậu M. vitrata và sâu non ngài gạo C. cephalonica. Thứ nghiệm khả năng ăn mồi qua các giai đoạn phát triển khác nhau từ tuổi 2 đến trưởng thành, hàng ngày bổ sung vật mồi. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở bảng 3.12 và bảng 3.13

Bảng 3.12. Khả năng ăn mồi của thiếu trùng BXBM Coranus fuscipennis (Nhiệt độ: 27 -30,60C, ẩm độ: 74,2 - 80 %)

Vật mồi

Khả năng ăn mồi (con/ngày)

Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5 Cả giai đoạn Sâu non ngài

gạo C.cephalonica 0,58±0,08 0,83±0,18 1,42±0,15 2,89±0,28 5,72±0,69

Sâu cuốn lá

đậu O.indicata 0,99±0,05 1,57±0,13 2,28±0,26 3,81±0,28 8,65±0,72

Sâu đục quả đậu M.

Vitrata 0,47±0,05 0,87±0,12 1,07±0,18 2,31±0,24 4,72±0,59

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, ở các tuổi ấu trùng khác nhau thì sức ăn các loại vật mồi là khác nhau. Thiếu trùng tuổi 1 nhỏ và yếu, chúng thường sống tập trung, ít di chuyển, thiếu trùng tuổi 2 trở đi di chuyển và tìm kiếm con mồi. Đối với thiếu trùng tuổi 2, sức ăn còn ít, khả năng ăn sâu non ngài gạo trung bình 0,58 ± 0,08 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 0,99 ± 0,05 con/ngày, sâu đục quả đậu 0,47 ± 0,05 con/ngày. Sang tuổi 3 thì khả năng ăn của loài C. fuscipennis cao hơn, đối với vật mồi là sâu non ngài gạo khả năng ăn trung bình 0,83 ± 0,18 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 1,57 ± 0,13 con/ngày, sâu đục quả đậu 0,87 ± 0,12 con/ngày. Ở tuổi 4, khả năng ăn trung bình sâu non ngài gạo 1,42 ± 0,15 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 2,28 ± 0,26 con/ngày, sâu đục quả đậu 1,07 ± 0,18 con/ngày. Khả năng ăn của thiếu trùng lớn nhất đối với tuổi 5, đối với vật mồi là sâu non ngài gạo 2,89 ± 0,28 con/ngày, đối với sâu cuốn lá đậu là 3,81 ± 0,28 con/ngày, sâu đục quả đậu 2,31 ± 0,24 con/ngày. Như vậy, cả giai đoạn ấu trùng từ tuổi 2 đến tuổi 5, ấu trùng loài C. fuscipennis có khả năng ăn sâu non ngài gạo 5,72 ± 0,69 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 8,65 ± 0,72 con/ngày, sâu đục quả đậu 4,72 ± 0,59 con/ngày. Trong đó, ấu trùng tuổi 4 và 5 có

khả năng ăn nhiều nhất và khả năng ăn trung bình của ấu trùng tuổi 2 – 5 cao nhất đối với vật mồi là loài sâu cuốn lá đậu O. indicata.

Ở giai đoạn trưởng thành, để đánh giá khả năng ăn mồi của loài

C. fuscipennis chúng tôi tiếp tục tiến hành thử nghiệm với vật mồi là các loài sâu non ngài gạo C. cephalonica, sâu cuốn lá đậu O. indicata, sâu đục quả đậu M. vitrata. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.13

Bảng 3.13. Khả năng ăn mồi của trưởng thành BXBM Coranus fuscipennis

Vật mồi Khả năng ăn mồi trung bình (con/ngày) Trưởng thành đực Trưởng thành cái Sâu non ngài gạo

Corycera cephalonica 1,08 ± 0,07 1,48 ± 0,09

Sâu cuốn lá đậu

Omiodes indicata 1,8 ± 0,11 2,22 ± 0,07

Sâu đục quả đậu

Maruca vitrata 1,06 ± 0,13 1,3 ± 0,24

Kết quả bảng 3.13 cho thấy khả năng ăn mồi của trưởng thành đực ít hơn so với trưởng thành cái. Trung bình trưởng thành đực loài C. fuscipennis ăn sâu non ngài gạo C. cephalonica 1,08 ± 0,07 con/ngày, sâu cuốn lá đậu O. indicata 1,8 ± 0,11 con/ngày, sâu đục quả đậu M. vitrata 1,06 ± 0,13 con/ngày. Trong khi ở trưởng thành cái, trung bình khả năng ăn mồi là sâu non ngài gạo 1,48 ± 0,09 con/ngày, sâu cuốn lá đậu 2,22 ± 0,07 con/ngày, sâu đục quả đậu 1,3 ± 0,24 con/ngày.

3.4.2. Thử nghiệm khả năng khống chế của loài Coranus fuscipennis đối với một số loài sâu hại đậu rau trong điều kiện nhà lưới một số loài sâu hại đậu rau trong điều kiện nhà lưới

Từ kết quả thí nghiệm trong phòng, chúng tôi tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng khống chế của loài C. fuscipennis đối với sâu đục quả M. vitrata và sâu cuốn lá đậu O. indicata trong điều kiện nhà lưới. Bố trí thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới là các ô lưới có diện tích mỗi ô là 2 m2. Mỗi ô lưới đều được trồng đậu rau.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức thả BXBM loài C. fuscipennis với các mật độ khác nhau bao gồm: công thức I 1 ( mật độ thả 1 con/m2), I 2 ( mật độ thả 2 con/m2), I 3 (mật độ thả 3 con/m2) và công thức đối chứng: (không thả). Cùng thời điểm thả loài C. fuscipennis, tiến hành thả vật mồi là sâu cuốn lá đậu O. indicata với số lượng thả là 50 con/ m2. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.14 và bảng 3.15.

Bảng 3.14. Khả năng khống chế sâu cuốn lá đậu trong nhà lưới của trưởng thành BXBM Coranus fuscipennis Reuter

Công thức thí nghiệm

Mật độ thả BXBM (con/m2)

Mật độ sâu cuốn lá sau khi thả loài C. fuscipennis (con/m2)

1 ngày 3 ngày 7 ngày

I1 1 47,33 b 42,33 b 30,33 b I2 2 45,33 bc 38,33 b 23,33 c I3 3 43,67 c 25,33 c 14,67 d Đối chứng Không thả 50,00 a 48,67 a 47,00 a CV% 2,3 5,6 5,8 LSD0.05 2,56 4,31 3,35

Ghi chú: a, b, c là mức sai khác có ý nghĩa theo cột ở độ tin cậy 95%

Kết quả bảng 3.14 cho thấy, loài C. fuscipennis có khả năng khống chế làm giảm mật độ sâu cuốn lá trên các ô thí nghiệm. Với mật độ sâu cuốn lá 50 con/m2

hại cây đậu trong ô lưới thì khi thả loài C. fuscipennis ở các mật độ 1; 2 và 3 con/m2,sau 7 ngày thả mật độ sâu cuốn lá còn sống tại các công thức thí nghiệm có sự sai khác lớn. Trên công thức I3 thả với mật độ 3 con/m2 thì mật độ sâu cuốn lá giảm xuống thấp nhất còn 14,67 con/m2, công thức I2 (2 con/m2) mậtđộ sâu cuốn lá giảm xuống còn 23,33 con/m2, trong khi công thức I3 (1 con/m2) mật độ sâu giảm xuống còn 30,33 con/m2. Như vậy, loài C. fuscipennis là loài bọ xít bắt mồi có khả

năng tìm kiếm, khống chế sâu cuốn lá hại cây đậu rau và ở mật độ 3 con/m2 loài

C. fuscipennis có khả năng khống chế sâu đục quả đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)