Nghiên cứu về phổ thức ăn và khả năng tiêu thụ con mồi của một số loài bọ

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 31)

xít bắt mồi

Nghiên cứu về khả năng ăn mồi của BXNVT cho thấy, với vật mồi là sâu non sâu khoang tuổi 1, 2 thì thiếu trùng BXNVT có thể ăn 3-6 con/ngày (trung bình 3,92 ± 0,32 con/ngày), trưởng thành ăn 8,13 ± 1,08 con/ngày. Vật mồi là sâu non sâu khoang tuổi 3 thì thiếu trùng ăn 2 - 3 con/ngày (trung bình 2,83 ± 0,26 con/ngày),

trưởng thành ăn 6,27 ± 1,04 con/ngày. Vật mồi là sâu non sâu đo Plusia sp. tuổi 2, 3 thì thiếu trùng ăn 3,76 ± 0,27 con/ngày, trưởng thành 10,89 ± 1,12 con/ngày (Trương Xuân Lam, 2002a) [10].

Trong điều kiện thí nghiệm (nhiệt độ 28,5 - 300C, ẩm độ 79- 82%) 2 loài bọ xít ăn sâu Sycanus falleni Sycanus croceovittatus được nuôi bằng sâu khoang

S. litura cho thấy, trung bình thiếu trùng loài Sycanus falleni ăn 3 - 8 con/ngày, pha trưởng thành: 8 - 14 con/ngày; thiếu trùng loài Sycanus croceovittatus ăn 2 - 9 con/ngày pha trưởng thành ăn: 9 - 13 con. Khi nuôi bằng ngài gạo Corcyra cephalonica cho thấy: trung bình thiếu trùng loài Sycanus falleni ăn hết 7,04 con/ngày, pha trưởng thành: 16,01 con/ngày; thiếu trùng loài Sycanus croceovittatus ăn 6,67 con/ngày, pha trưởng thành: 15,05 con/ngày. Ở thế hệ F1 với thức ăn là ngài gạo thì 6 cá thể cái của loài Sycanus falleni ban đầu đã sinh sản và phát triển thành 234 cá thể trưởng thành với tỉ lệ giới tính (cái : đực) là 1 : 1,4 và tỷ lệ sống sót đạt 53,91%. Ở thế hệ F2 với 8 cá thể cái có ban đầu thì loài

S. falleni đã sinh sản và phát triển thành 211 cá thể trưởng thành và tỷ lệ giới tính (cái : đực) là 1 : 1,6 với tỷ lệ sống sót đạt 44,51% (Trương Xuân Lam, 2008) [14].

Trương Xuân Lam và ctv (2011) [15] chỉ ra tỷ lệ nở của trứng đạt cao nhất là nuôi loài Sycanus croceovittatus bằng ấu trùng ngài gạo Corcyra cephalonica (trung bình 97,71%), nuôi bằng sâu khoang Spodoptera litura có thời gian phát dục của trứng ngắn nhất (trung bình 12,8 ngày). Tỷ lệ nở của trứng đạt cao nhất là nuôi loài

Sycanus falleni nuôi bằng sâu đo, sâu cuốn lá, châu chấu, cào cào và thiếu trùng bọ xít xanh (trung bình 60,81%) và thời gian phát dục của trứng dài nhất (trung bình 18,9 ngày). Cả 3 loại thức ăn đều ảnh hưởng không đáng kể đến tỷ lệ sống sót của các tuổi thiếu trùng của 2 loài bọ xít bắt mồi (trung bình 60 - 78%). Thời gian phát dục của thiếu trùng dài nhất là nuôi loài Sycanus croceovittatus bằng thức ăn tổng hợp (trung bình 59,07 ngày) và đạt ngắn nhất là nuôi loài Sycanus falleni bằng sâu khoang Spodoptera litura (trung bình 49,37 ngày).

Một phần của tài liệu Thành phần côn trùng bắt mồi trên cây đậu rau ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài coranus fuscipennis reuter và thử nghiệm khả năng khống chế sâu hại đậu rau (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)