Chặt chẽ hơn trong khâu thẩm định cho vay

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 70)

Giám sát chặt chẽ hơn khâu thẩm định khi cho vay là cách ngân hàng giảm bớt những rủi ro về tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng. Hay nói cách khác là các CBTD phải nắm rõ thông tin về khách hàng vay vốn vì thông tin khách hàng vay vốn là một thông tin rất quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định giải ngân, thông tin khách hàng phải xác thực và đáng tin cậy. Đây còn là sơ sở để đảm bảo an toàn cho ngân hàng khi có các rủi ro xảy ra.

Thực tế cho thấy tại đơn vị thực tập các CBTD chưa thật sâu xát trong quá trình kiểm tra sau khi vay vốn của khách hàng, chưa đi đến tận nơi để thẩm định. Chỉ hỏi qua loa về thông tin quyền sử dụng đất của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay hoặc chỉ thẩm định kỹ càng với những món vay tương đối lớn. Nếu như khách hàng chỉ vay với một số tiền tương đối nhỏ, nhưng giá trị quyền sử dụng đất lại quá lớn, đây chưa thực sự là một sự đảm bảo của khách hàng, có thể mảnh đất thực tế chưa đạt đến giá trị đó, hoặc đang thuộc diện tranh chấp. Vì thế, CBTD cần đến tận nơi để khảo sát trong trường hợp này, hoặc đặc biệt là đối với những hồ sơ lớn cũng cần phải thẩm định kỹ càng trước khi giải ngân.

Như vậy, trong trường hợp nếu như có sai sót xảy ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng. Để khắc phục điều này CBTD cần đến nơi ở của khách hàng để đi thẩm định tài sản đảm bảo thường xuyên, phòng khi nhiều trường hợp tài sản thế chấp của khách hàng phát sinh nhiều vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ CBTD trong việc đến nơi thẩm định, đó có thể là hỗ trợ CBTD trang trải chi phí đi lại và ăn uống, vừa lại thúc đẩy động lực làm việc của các CBTD.

5.2.6 Nắm vững thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn

Ngân hàng cần phải nắm chắc các thông tin liên quan đến khách hàng để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tín dụng. Cụ thể, ngân hàng cần phải biết các thông tin sau một cách chắc chắn. Hay nói cách khác, ngân hàng cần có câu trả lời chắc chắn của những câu hỏi sau:

+ Tài sản bảo đảm của nông hộ có đủ chứng nhận về quyền sử dụng tài sản hay không?

+ Tài sản có nằm trong diện tranh chấp, có đủ điều kiện vay vốn hay không?

+ Thu nhập của khách hàng có đủ để trả nợ cho ngân hàng hay không?. Thu nhập có được từ nguồn nào?.

- 60 -

+ Uy tín của khách hàng như thế nào bằng cách thông qua tìm hiểu lịch sử tín dụng, có trả nợ vay đúng hạn hay có trả nợ nhưng để quá hạn?

+ Khi vay vốn, khách hàng có các phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay không?

+ Các mối quan hệ, địa vị của khách hàng trong xã hội như thế nào?. + Thiện chí trả nợ của khách hàng ra sao?

+ Trình độ học vấn của khách hàng như thế nào?

+ Số thành viên trong gia đình, có bao nhiêu thành viên nằm ngoài độ tuổi lao động, vì số người phụ thuộc càng nhiều thì chi phí trang trải cao hơn, khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng giảm xuống.

5.2.7 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ chính là nâng cao sự quan tâm đến khách hàng. Các dịch vụ của ngân hàng bao gồm các dịch vụ cơ bản như bảo hiểm tiền vay, dịch vụ nhắc nợ bằng tin nhắn văn bản, hay dịch vụ thẻ ATM,..Do khách hàng chính của ngân hàng là nông hộ các dịch vụ này rất khó để nông dân có thể tiếp cận. Thực trạng tại ngân hàng cho thấy, chỉ có dịch vụ bảo hiểm tiền vay là có thể phát huy vì sự tương đối đơn giản của dịch vụ này. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng chưa nắm rõ được thông tin hay đặc điểm của loại hình dịch vụ này, các CBTD cần quan tâm giải thích thật rõ ràng để nông dân được hiểu và nắm bắt.

Riêng đối với dịch vụ nhắc nợ bằng tin nhắn văn bản, nghĩa là khi gần tới hạn ngân hàng sẽ gửi tin nhắn nhắc nợ vào điện thoại di động của khách hàng. Khách hàng nông hộ công việc đồng án chiếm phần lớn thời gian của họ, thêm vào đó họ sử dụng điện thoại di động thường chỉ để nghe hoặc gọi, chức năng đọc tin nhắn họ ít khi tiếp xúc, thậm chí là họ không biết cách đọc tin nhắn. Ngân hàng cần phải thay đổi dịch vụ này sang hướng khác, thay vì dùng tin nhắn để nhắc nợ, ngân hàng có thể gọi điện trực tiếp để nhắc nợ khách hàng. Có như vậy, khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng sẽ được cao hơn, điều này tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

**KẾT LUẬN

Thông qua việc phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta thấy ngân hàng trong giai đoạn này cũng gặt hái những thành công dù trong giai đoạn này nền kinh tế lâm vào khó khăn, ngành ngân hàng cũng ảnh hưởng không ít. Thông qua việc phân tích về thực trạng công tác cho vay nông hộ, ngân hàng luôn đảm bảo tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hợp lý theo đúng tôn chỉ hoạt động của ngân hàng. Thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay từ 48 hộ được phỏng vấn trực tiếp, ta xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bao gồm thu nhập trung bình hàng năm của nông hộ, đất có bằng đỏ hay không, và trình độ học vấn của chủ hộ. Cả 3 yếu tố trên đều có sự

- 61 -

tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, ta biết được khách hàng trả nợ đúng hạn chiếm tỷ trọng cao, nguồn trả nợ chủ yếu của nông hộ là từ kết quả sản xuất nông nghiệp, thu nhập của nông hộ cũng tăng lên nhờ sự hỗ trợ của vốn ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như nhiều khách hàng còn sử dụng vốn không đúng với mục đích vay vốn đã thỏa thuận với ngân hàng, chất lượng dịch vụ chưa thực sự phát huy tính hiệu quả, khách hàng còn gặp nhiều trở ngại khi đến giao dịch tại ngân hàng.

Tóm lại, trong giai đoạn 2010 - 6/2013, NHNo & PTNT huyện Tháp Mười đã đạt được các chỉ tiêu mà cấp trên đã đề ra dù trong giai đoạn này ngành ngân hàng phải hứng chịu những tác động từ sự khó khăn của nền kinh tế, ngân hàng tập trung và đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy, vẫn còn khá nhiều bà con nông dân nghèo, không có đất chưa thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng. Trong 6 tháng cuối năm và những năm tới, ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa cho vay để kịp thời hỗ trợ vốn cho “tam nông”, vì “tam nông” chính là cứu cánh của nền kinh tế khi suy thoái. Bên cạnh đó, năm 2013 và những năm tới được các nhà kinh tế đánh giá vẫn là những năm khó khăn nữa của nền kinh tế. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ nhân viên cần phải nổ lực hết mình để giúp ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hy vọng rằng, những giải pháp tác giả đề xuất có thể giúp ngân hàng đạt được những thành công hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- 62 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

2. Bùi Thị Nguyệt Minh, 2009. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu

vốn vay của nông hộ tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.<

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =1&mode=detail&document_id=95027>. [Ngày truy cập: 10 tháng 10 năm 2013].

4. Hà Nhân, 2013. Tín dụng vẫn khó cho nông dân.<

http://www.baomoi.com/Tin-dung-van-kho-cho-nong-dan/126/11718118.epi>.

[Ngày truy cập : 16 tháng 10 năm 2013].

5. Hồng Hoàng Anh, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Văn Ngân, 2004. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn

vay của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đại học Cần Thơ.

7. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

8. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, NXB Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

9. Trương Thiên Tứ, 2013. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang . Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

10. Võ Văn Khúc, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ huyệ n Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. 11. Xuân Hưng, 2012. Nông nghiệp, nông thôn là cứu cánh khi kinh tế suy thoái.<http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nong-nghiep-nong-thon-la-cuu-canh-khi-kinh- te-suy-thoai/65298666/157/>. [Ngày truy cập : 10 tháng 10 năm 2013].

- 63 -

PHỤ LỤC

1/ Kết quả xử lý mô hình Probit (1) bằng phầm mềm thống kê Stata

. probit covaykhong gtinh hvan tuoi spthuoc thunhap sdat cobangdo Iteration 0: log likelihood = -28.036125

Iteration 1: log likelihood = -14.191064 Iteration 2: log likelihood = -12.789398 Iteration 3: log likelihood = -12.617087 Iteration 4: log likelihood = -12.615056 Iteration 5: log likelihood = -12.615056

Probit regression Number of obs = 48 LR chi2(7) = 30.84 Prob > chi2 = 0.0001 Log likelihood = -12.615056 Pseudo R2 = 0.5500 --- covaykhong | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] ---+--- gtinh | .8476017 .6508191 1.30 0.193 -.4279803 2.123184 hvan | 4.036402 1.973886 2.04 0.041 .1676576 7.905147 tuoi | .1207498 .0715581 1.69 0.092 -.0195016 .2610011 spthuoc | -.6277244 .5993734 -1.05 0.295 -1.802475 .5470258 thunhap | .1471191 .0885291 1.66 0.097 -.0263947 .3206329 sdat | -1.235294 .7767412 -1.59 0.112 -2.757679 .2870906 cobangdo | 2.059106 1.066561 1.93 0.054 -.0313153 4.149528 _cons | -9.666411 4.717364 -2.05 0.040 -18.91227 -.4205477

2/ Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

. corr gtinh hvan tuoi spthuoc thunhap sdat cobangdo (obs=48)

| gtinh hvan tuoi spthuoc thunhap sdat cobangdo ---+--- gtinh | 1.0000 hvan | 0.0707 1.0000 tuoi | -0.0648 -0.7553 1.0000 spthuoc | 0.0378 0.1308 0.1043 1.0000 thunhap | 0.2333 -0.2437 0.2384 0.1949 1.0000 sdat | 0.2267 -0.2462 0.2461 0.2053 0.9985 1.0000 cobangdo | 0.2430 -0.0041 0.1017 0.2252 0.5161 0.5216 1.0000

3a/ Kết quả mô hình Probit (2) bỏ biến thu nhập

. probit covaykhong gtinh hvan tuoi spthuoc sdat cobangdo Iteration 0: log likelihood = -28.036125

Iteration 1: log likelihood = -16.378928 Iteration 2: log likelihood = -15.434639 Iteration 3: log likelihood = -15.404177 Iteration 4: log likelihood = -15.404091 Iteration 5: log likelihood = -15.404091

Probit regression Number of obs = 48 LR chi2(6) = 25.26 Prob > chi2 = 0.0003 Log likelihood = -15.404091 Pseudo R2 = 0.4506 --- covaykhong | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] ---+--- gtinh | .7171078 .5238833 1.37 0.171 -.3096845 1.7439 hvan | 2.600265 1.18552 2.19 0.028 .2766882 4.923841 tuoi | .0660974 .0475687 1.39 0.165 -.0271357 .1593304 spthuoc | -.699848 .4742862 -1.48 0.140 -1.629432 .229736 sdat | .058963 .0363137 1.62 0.104 -.0122105 .1301366 cobangdo | 1.350383 .7634992 1.77 0.077 -.1460478 2.846814 _cons | -4.962477 2.605114 -1.90 0.057 -10.06841 .1434525 ---

- 64 -

3b/ Kiểm định sự phù hợp mô hình Probit (2)

. lstat

Probit model for covaykhong

--- True --- Classified | D ~D | Total ---+---+--- + | 33 5 | 38 - | 2 8 | 10 ---+---+--- Total | 35 13 | 48 Classified + if predicted Pr(D) >= .5

True D defined as covaykhong != 0

---

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay nông hộ tại nhno ptnt việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 70)